Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Các Kiểu Vây Lưng

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 17/9/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Các Kiểu Vây Lưng
    Dr. Leo Buss - http://www.Bettas4all.nl/viewtopic.php?f=7&t=7706#.WcO4wbIjHZ4

    [​IMG]
    Hình 1. Sơ đồ đại diện của một tia vây mềm. (Laforest, L., et al. 1998. Development 125:4175-4184).

    Hầu hết người hâm mộ Betta đều đi theo một con đường quen thuộc. Họ trở nên mê mẩn cá, học cách lai tạo chúng, khám phá sự phân hóa về màu sắc và dạng thân (body forms) sẵn có, và sau cùng ổn định với một số dòng cá mà với chúng họ làm việc lâu dài. Hầu như tất cả các nhà lai tạo đi theo hướng này đều đầu hàng trước cám dỗ làm thí nghiệm nhằm nỗ lực phát triển những dạng và màu mới lạ.

    Đứng đầu trong số những câu chuyện thành công phải là phát hiện của Gene Lucas về yếu tố opaque và việc sử dụng gien này để tạo ra White Betta. Những thành công đáng chú ý gần đây là việc phát triển màu cam của Gilbert Limhengco và, như thuật lại trong bài trước của tôi, sự phát triển của dạng vây halfmoon.

    [​IMG]
    Hình 2. Lần theo vây lưng từ (A) một con Betta splendens hoang dã, (B) một cá đá đuôi ngắn, (C) một cá plakat cảnh, và (D) cá Betta cảnh vây-dài.

    Việc phát triển những màu và dạng mới đòi hỏi nhà lai tạo phải có một mục tiêu trong đầu, rằng những điều kiện (prerequisites) sinh học cần thiết đều hiện diện và, sau cùng, bạn phải có sự chuyên tâm và cống hiến cần thiết để đưa dự án đâm hoa kết trái (fruition). Tôi mạnh dạn suy đoán rằng, vào bất kỳ thời điểm nào, đều có những lý do (scores) để các dự án như vậy tiếp diễn. Theo suy nghĩ của tôi, một lãnh vực nơi mà việc cải thiện đáng kể còn khả dĩ là ở dạng vây lưng.

    Cơ Bản Về Vây Lưng
    Vây lưng, hay vây cao nhất, được đặc điểm hóa bởi hai loại tia vây khác biệt. Một vài tia đầu tiên là gai vây (spines) hay tia xương (bony rays). Cong ở vùng chuyển tiếp (cross-section), các gai vây ngắn, cứng (inflexible) và không phân nhánh. Tiếp theo các tia xương là số lượng biến thiên của các tia vây mềm, cái-gọi-là lepidotrichia. Những tia này được được tạo dựng từ những đoạn xương ngắn, hình ống (hemispherical segments) vốn chứa mạch máu và dây thần kinh (Hình 1). Thiết kế đa đoạn này cho phép tia vây uốn cong. Khác với tia xương, tia mềm có thể phân đôi để tạo ra các tia nhị cấp, tam cấp hay thậm chí tứ cấp mới. Theo quy ước, các nhà khoa học đề cập đến số lượng tia xương bằng số La Mã và số lượng tia mềm bằng số Ả Rập. Do đó, trong bản mô tả gốc của Betta splendens, C. T. Reagan (1909. The Asiatic fishes of the family Anabantidae. Proc. Zool. Soc. Lond. 767-787) báo cáo về vây lưng của loài như là I-II/7-10, nghĩa là ông quan sát thấy các cá thể có từ 1 đến 2 gai vây và từ 7 đến 10 tia mềm.

    [​IMG]
    Hình 3. Việc lần theo vây lưng của Betta cảnh vây-dài minh họa cho hiệu ứng của gien đuôi kép lên vây lưng. Chỉ đến cá mang, (A) không, (B) một, và (C) hai bản sao của alen đuôi kép.

    Trong khi hầu như không thể thay thế một nghiên cứu định lượng đúng đắn, bạn có thể cảm nhận sơ qua về số lượng tia vây hiện đại từ các bức vẽ được trình bày ở Hình 2. Việc lần theo vây lưng từ một cá hoang dã thuộc loài Betta splendens cho thấy số lượng tương đương với mô tả gốc (I/8, Hình 2A). Cá đá vây-ngắn hay plakat hiện đại (II/11, Hình 2B), cá plakat cảnh (fancy) (II/10, Hình 2C) và cá Betta cảnh vây-dài điển hình (II/10, Hình 2D) thể hiện số lượng tia vây chỉ hơi nhiều hơn số lượng ở quần thể hoang dã. Tuy nhiên, lưu ý rằng các tia vây có xu hướng phân nhánh nhiều hơn ở cả plakat cảnh lẫn cá cảnh vây-dài.

    Hiệu Ứng Đuôi Kép
    Điều nổi tiếng với các nhà lai tạo rằng vây lưng với số lượng tia vây nhiều hơn một cách đáng kể có thể đạt được bằng việc sử dụng gien đuôi kép (doubletail). Đuôi kép là đại diện của một lớp đột biến nổi tiếng với các nhà di truyền học, những con tạo ra sự sao chép hình ảnh gương (mirror image duplications). Ở một cá đuôi đơn điển hình, vây lưng khác hẳn về kích thước và hình dạng so với vây hậu môn. Cá đuôi kép thể hiện sự sao chép ở đuôi, đi kèm với việc thay thế vây lưng (phần trên) bằng một bản sao của vây hậu môn (phần dưới). Nếu bạn hình dung một mặt phẳng chạy dài từ đầu cá cho đến gốc đuôi, các vây ở những hướng đối diện của mặt phẳng sẽ xuất hiện như các hình ảnh đối xứng gương (mirror images) của nhau.

    Gene Lucas lần đầu cung cấp bằng chứng rằng tính trạng đuôi kép được điều khiển bởi một gien đơn lẻ vốn hành xử như một Mendelian lặn đơn giản (1968. Một nghiên cứu về biến dị ở cá đá Xiêm Betta splendens, với nhấn mạnh về các đột biến màu sắc và vấn đề về xác định giới tính. Luận văn Tiến Sĩ, Iowa State University). Tôi xin nhắc bạn đọc rằng mỗi gien bao gồm hai bản sao, một từ mẹ và một từ cha. Những bản sao này được gọi là alen. Có hai loại alen được biết ở gien đuôi kép, alen hoang dã (+) và alen đột biến (dt). Cá mang hai bản sao của alen hoang dã (++) sẽ có đuôi đơn, trong khi cá mang hai bản sao của alen đột biến (dtdt) sẽ có đuôi kép. Cá thể dị hợp, với một alen hoang dã và một alen đột biến (+dt) cũng có đuôi đơn, mặc dù vây lưng ở những cá thể này một cách điển hình có gốc rộng hơn (broader base) và hỗ trợ số lượng tia vây lớn hơn nhiều so với cá thể đồng hợp (++).

    [​IMG]
    Hình 4. Vây lưng halfmoon được tưởng tượng trong bài. Theo chỗ tôi biết, không con Betta nào như vậy tồn tại.

    Hiệu ứng của gien này lên ngoại hình của vây lưng là nổi bật. Một cá vốn là loại hoang dã cho gien đuôi kép thể hiện rõ vài gai vây và tia mềm (I/10, Hình 3A) so với một cá thể với một bản sao của alen đuôi kép (III/16, Hình 3B), và cá thể với hai bản sao của gien đuôi kép thể hiện hơn gấp đôi số lượng tia vây được thấy ở loại hoang dã (IV/26, Hình 3C). Quả thực, thật hữu ích khi so sánh những số này với số lượng ở vây hậu môn. Reagan báo cáo về vây hậu môn của Betta splendens như II-V/21-26. Số lượng gai vây lớn hơn ở vây lưng của cá đuôi kép [so với loại hoang dã] và số lượng tia mềm gần-giống giữa vây lưng đuôi kép với vây hậu môn loại hoang dã là cơ sở đáng tin cậy để tuyên bố rằng vây lưng của cá đuôi kép, trên thực tế, là một vây hậu môn được sao chép (duplicated anal fin). Những tia dày ngắn ở phần trước của vây lưng cá đuôi kép nhiều hơn ở vây lưng cá đuôi đơn bởi vì vây hậu môn có số lượng gai tia lớn hơn vây lưng.

    [​IMG]
    Hình 5. Lần theo vây lưng từ (A) dòng cá của Sean Mahabir và (B) dòng halfmoon của chính tôi. Lưu ý phân nhánh mạnh ở các tia vây được thể hiện.

    Dạng Ưu Tiên Của IBC
    Dạng vây lưng mà chúng ta thấy ngày nay, một phần, là kết quả của di sản di truyền mà các nhà lai tạo hiện đại thừa hưởng từ những bậc tiền bối của họ và, một phần, là hệ quả của mục đích mà các nhà lai tạo hiện đang theo đuổi để đạt được. Cái sau được thiết lập bởi “Tiêu Chuẩn Triển Lãm” của Hội Đồng Betta Quốc Tế (IBC). Một cái nhìn vào tiêu chuẩn IBC về vây lưng là hữu ích.

    Theo các tiêu chuẩn, vây lưng “về lý tưởng có hình dạng như giọt nước gốc rộng (wide based), thuôn…” Các nguyên tắc đánh giá tiếp tục phát biểu rằng “độ rộng và sự đầy đặn (fullness) là quan trọng, với diện tích vây tối đa là mục đích” (Section 2, Judge’s Manual, Chapter 5, General Standards, p. 17). Rõ ràng yêu cầu sau dễ dàng đạt được bằng việc sử dụng gien đuôi kép. Đặc biệt, độ rộng và diện tích của vây lưng nhất định gia tăng với số lượng tia vây lớn hơn, vì số lượng tia vây được cải thiện của cá đang mang một alen đuôi kép đảm bảo cho kết quả này.

    Tiêu chí thứ hai, vốn áp dụng cho mọi vây, là “các tia vây phải thẳng và mọc song song…” - (Chapter 5, Condition Rating Area, p. 18). Nguyên tắc này thường xuyên được diễn giải bởi các trọng tài để kêu gọi các tia vây lưng phải dài đều (uniformly), để mà tia mềm đầu tiên của vây lưng dài bằng tia thứ hai, tia thứ hai dài bằng tia thứ ba, và cứ như vậy. Vây lưng cá đuôi kép tạo ra hiệu ứng này, bởi vì các tia của vây hậu môn có chiều dài gần như nhau. Chẳng hạn, so sánh cá ở Hình 2A-C với con ở Hình 3B. Vây hậu môn có hình chữ nhật với phần lớn các tia vây song song và không phân nhánh. Gien đuôi kép chèn các tia song song vào vây lưng, điều vốn hiện rõ ở Hình 3B.

    Tiêu chuẩn đánh giá của IBC dành cho vây lưng được nêu lên một cách rõ ràng dưới hình thức khuyến khích việc sử dụng gien đuôi kép. Với các nhà lai tạo, vây lưng, về mặt hiệu ứng, là dễ dàng; bạn chỉ cần tạo ra những cá thể mang một bản sao alen đuôi kép và bạn nhất định được đảm bảo một vây lưng vốn vượt trội chất lượng của bất kỳ vây lưng nào ở cá thiếu một bản sao của gien này.

    Blois, Pháp, 2001
    Tôi nghĩ mãi về hình dạng của vây lưng từ mùa thu 2001 khi tôi cùng với nhà lai tạo Thụy Sĩ danh tiếng Rajiv Masillamoni chấm điểm cho triển lãm thường niên ở Blois, Pháp. Độc giả có thể nhớ lại bài viết gần nhất của tôi về vai trò trung tâm của Rajiv trong sự phát triển của halfmoon Betta; những người khác có thể biết đến ông qua những cuốn sách xuất sắc của mình (Masillamoni, R. và Schmidt, J. 1998. Schleierkampffische. Bede-Verlag; Gonella, H. và Masillamoni, R. 1997. Kampffische. Bede-Verlag). Trong số cá nổi bật tại triển lãm này là những con thuộc về một nhà lai tạo bảy màu, Alan Genet, người mới gần đây chuyển sự quan tâm của mình sang cá Betta. Rajiv và tôi, cả hai đều bị ấn tượng bởi vây lưng ở cá ông, đặc biệt là, cách mà vây khi sừng, bật ra như cây quạt Nhật Bản. Alan tặng Rajiv vài trong số cá này và chắc chắn chúng là phần đáng kể trong nền tảng di truyền của dòng cá mà tôi duy trì hiện nay.

    Trên hành trình dài từ triển lãm về nhà của Rajiv ở Thụy Sĩ, chúng tôi nói về những con cá này. Sau khi chúng đã ổn định trong phòng cá của Rajiv, cuối cùng chúng tôi có cơ hội ngắm chúng thoải mái. Dẫu còn non, thật rõ ràng là cá của Genet đã có mức độ phân nhánh vây lưng khác thường và một viền ngoài khá tròn trĩnh. Điều khiến tôi nghĩ rằng, chẳng nghi ngờ gì nữa, nhiều nhà lai tạo Betta khác có trước tôi, điều có thể thực hiện được bằng việc chỉnh sửa (tinkering) vây lưng.

    Điều Mới Mẻ Kế Tiếp
    Thực tế, tiêu chuẩn IBC quá dễ đạt bằng hiệu ứng của một gien đơn lẻ, nghĩa là các nhà lai tạo không có động lực để làm việc cho sự phát triển của vây lưng. Tiếp tục ý tưởng phát sinh từ phòng cá của Rajiv, tôi tin sự phát triển đã có sẵn ở sự đối xứng của vây lưng và ở mức độ mà tia vây phân nhánh.

    Một cách để nghĩ về điều này là hỏi xem điều gì chưa đạt được qua việc áp dụng riêng gien đuôi kép. Tia vây lưng ở cá mang gien đuôi kép hiếm khi phân nhánh (chẳng hạn như Hình 3B). Sự phân nhánh, khi nó xảy ra, đa phần giới hạn ở một ít tia vây phía sau (posterior) và hầu như mọi nhánh đều là sự phân đôi (bifurcations) đơn giản. Sự đa phân nhánh (multiple branching), nơi mà từng nhánh phân chia và phân chia lần nữa, chẳng hạn như những thứ vốn là đặc điểm ở đuôi halfmoon, hiếm khi được thấy ở vây lưng.

    Một đặc điểm nữa còn thiếu ở vây lưng đuôi kép là sự đối xứng tròn (radial symmetry). Việc áp dụng gien đuôi kép dẫn tới hình dạng vuông vức ở cá vốn thường có hình dạng hoàn toàn khác. Hãy xem hình dạng vây lưng ở một con plakat cảnh hiện đại (Hình 2C). Việc khảo sát những vây này cho thấy chiều dài của tia vây tăng dần đến mức độ tối đa, rồi giảm dần. Về đặc thù, tia dài nhất không nằm ở giữa vây, mà hơi lùi về phía sau. Tuy nhiên, lượng màng giữa các tia vây là lớn hơn ở phía sau so với ở phía trước, cũng như sự phân nhánh, vì vậy hiệu ứng tổng thể là một vây lưng mà hình dạng là bán-nguyệt (half-circle).

    Tôi có thể dễ dàng tưởng tượng ra một vây lưng vốn là hình bán-nguyệt hoàn hảo, nơi mà mỗi tia đều có chiều dài tương xứng, nhưng mỗi cái đều thể hiện sự phân nhánh mạnh. Tôi đang nghĩ về một con cá với vây lưng vốn trông tương tự như ở Hình 4. Hiện tại không vây lưng nào như vậy tồn tại; hình vẽ này đơn giản là sự tưởng tượng của tôi. Tuy nhiên đó là một mục tiêu mà tôi tin có thể đạt được bằng việc lai tuyển chọn nếu bạn đặt tâm trí của mình vào đó.

    Các Điều Kiện Sinh Học
    Việc tạo ra điều mới mẻ kế tiếp đòi hỏi không những một mục tiêu được suy tính thấu đáo (well-thought), mà các điều kiện sinh học (biological prerequisites) nhất định đều có sẵn. Đứng đầu trong số này là yêu cầu rằng biến dị (variation) phải tồn tại ở tính trạng mà bạn muốn cải thiện. Đặc biệt, nếu chúng ta muốn sự đối xứng của vây lưng là một hình bán-nguyệt và bớt vuông vức, thì chúng ta phải có khả năng tìm ra cá vốn có dạng vây tròn và bớt vuông vức hơn để cản với. Tương tự, nếu chúng ta muốn tạo ra vây lưng với phân nhánh mạnh hơn, thì phải có cá với tối thiểu vài phân nhánh ở vây lưng. Chìa khóa để cải thiện một tính trạng là chọn cá giống vốn gần nhất với mục tiêu mà bạn theo đuổi nhằm tiến lên và tiếp tục quá trình này qua nhiều thế hệ cho đến khi mục tiêu được hiện thực hóa.

    Sự hiện diện của biến dị là chưa đủ. Biến dị phải là một loại rất đặc biệt. Biến dị có thể có hai thành phần (components), di truyền và môi trường. Một ví dụ về biến dị môi trường là hiện tượng rằng màu nền (background) nơi cá được nuôi sẽ ảnh hưởng đến cường độ màu của nó. Một cá đen được nuôi trong nền tối sẽ trông đen hơn một con trong nền sáng hơn. Nhưng việc cản cá được nuôi trong nền tối sẽ không đảm bảo rằng dòng cá đen của bạn sẽ được cải thiện theo thời gian. Ngay khi những con này được trưng trong nền sáng, chúng sẽ bị vạch mặt là không hề tiến bộ hơn về màu sắc so với thế hệ trước của mình. Với biến dị dẫn đến sự cải thiện dòng cá, bạn đòi hỏi rằng biến dị có thể được di truyền. Chỉ biến dị có nền tảng di truyền là phù hợp.

    Biến dị di truyền có thể đơn giản không tồn tại. Chẳng hạn, nếu bạn muốn tạo ra một con Betta vốn sở hữu hai vây lưng, bạn có lẽ sẽ không bao giờ thành công bởi vì bạn sẽ không bao giờ tìm ra cá với biến dị di truyền về số lượng vây như vậy. Làm thế nào bạn biết được rằng mục tiêu mà mình có trong đầu là khả thi, nghĩa là, làm thế nào mà bạn biết được rằng biến dị di truyền có tồn tại để mà chọn lọc? Chẳng may, các nhà sinh học chuyên nghiệp không có bất kỳ “lý thuyết khả dĩ” chặt chẽ nào. Tuy nhiên, một nguyên tắc phổ biến (rule-of-thumb) hợp lý có tồn tại. Nếu bạn biết trước rằng cá thể có khả năng tạo ra một cấu trúc, và nhiều khả năng nó có thể cải thiện cấu trúc đó. Chẳng hạn, nếu bạn biết một tia vây mềm có thể phân nhánh, dường như biến dị di truyền về sự phân nhánh nhiều (hay ít) hơn sẽ khả thi. Thật ra, nguyên tắc phổ biến này không được coi là một đảm bảo, nhưng nhiều khả năng việc tuyển chọn là hiệu quả trong việc tạo ra nhiều hơn hay ít hơn thứ gì đó vốn đang hiện diện.

    Từ Đây Đến Đó
    Trở lại mục tiêu mà tôi có trong đầu - về vây lưng halfmoon - có lý do để mà lạc quan. Biến dị thuộc loại được mong đợi đầy rẫy. Ngay từ đầu, hai nhiệm vụ dường như khả thi. Thứ nhất, bạn cần đi xa khỏi vây lưng đuôi kép vuông vức, song song và tia như-vây hậu môn, hướng đến đường nét (outline) vây lưng tròn trịa hơn. Cá plakat cảnh hiện đại vốn có sẵn ngoại hình (profile) mong đợi. Bạn có thể muốn sự tiến bộ nhanh chóng trong việc tạo ra đường nét tròn trịa mong đợi bằng bầy pha với plakat, mặc dù nhiệm vụ tạo ra những tia góc (edge rays) thẳng dài ở vây lưng sẽ không đơn giản hơn điều mà các nhà lai tạo halfmoon thấy ở đuôi.

    Nhiệm vụ thứ nhì sẽ là cải thiện phân nhánh tia vây. Đây dường như là thách thức lớn hơn, nhưng nhiều dòng halfmoon té ra cá với phân nhánh vây lưng dư dả. Hình 5 thể hiện hai vây lưng, mỗi cái chỉ với vài tia vây được phác họa. Cái đầu dựa vào cá pastel của nhà lai tạo Sean Mahabir ở Colorado và cái kia là từ dòng black lace – red butterflies của chính tôi. Cả hai đều thể hiện việc phân nhánh mạnh (tứ cấp). Trong khi biến dị về phân nhánh là rõ ràng tồn tại, nhiệm vụ tạo ra phân nhánh đối xứng quanh tiếp tuyến (tangent) với trục thân là hoàn toàn thách thức.

    Gien đuôi kép sẽ đóng một vai trò trong việc hình thành vây lưng halfmoon tưởng tượng? Tôi hết sức tin như vậy. Mặc dù cá đuôi kép có một số hiệu ứng không mong đợi về đối xứng và phân nhánh, sự gia tăng đáng kể về số lượng tia vây sẽ không bao giờ đạt được mà không sử dụng nó. Kết hợp tốt nhất, sau cùng, sẽ là để có dạng tròn mong đợi từ plakat; sự phân nhánh như gợi ý ở Hình 5, và số lượng tia vây được cung cấp bởi gien đuôi kép.

    Các nhà lai tạo Betta không ngừng cải thiện cá của mình để đạt được một số kết hợp màu sắc và hình dạng mới. Dẫu vậy dạng vây lưng tưởng tượng ở đây có được hiện thực hóa hay không là chuyện nhỏ. Điều mà chúng ta có thể chắc chắn đó là những tay chơi đang làm việc ngoài trại hay trong phòng cá dưới tầng hầm của mình, sẽ tiếp tục ghi nhận điều mới mẻ (novelty), tưởng tượng ra điều có thể được làm với nó, thực hiện các bầy pha chọn lọc, và một lần nữa khiến số còn lại chúng ta phải kinh ngạc với biến dị hầu như vô tận mà loài sinh vật này dường như có khả năng thể hiện.


    Source: FAMA Magazine
    November 2003
    Vol. 26 - No. 11 - Pg. 14

    Column Article
    BETTAS...AND MORE
    By Leo Buss, Ph.D.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/9/17
  2. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Cá nhà mình vừa cho ép nở thành công cá mái PK over của anh Bobodo và cá trống Doubletail của anh Tô Minh mục đích của mình là có được bầy cá con có đuôi over của cá mái và vây lưng của cá trống Doubletail. mong rằng mọi chuyện không ngược lai!
     
  3. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Hôm nay lại ép thành công một cặp ngược lại mái Doubletail của anh Tô Minh và trống PK over của anh Bobodo.

    Vây là có 2 ổ:

    1/. nội là anh Minh - ngoại là anh Bobodo
    2/. ngoai là anh Minh - nội là anh Bobodo

    Không biết ổ nào sẽ tốt hơn, cùng thi đua nhé!
     
  4. QSy

    QSy Moderator

    hehehe...........chúc mừng anh nhe!
    Bên nội và ngoại đua nhau à?
     
  5. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Mình có 1 ổ cá con mà chăm sóc thấy mệt nghỉ.
    còn Anh nhixuan cứ cho ra lò đều đều mà vẫn chăm sóc tốt được
    Xin bái phục anh.
     
  6. thaicodon

    thaicodon Active Member

    Sẵn qua lần ép này, anh theo dõi và ghi chép tính trạng:
    + đuôi over của cá mái và
    + vây lưng của cá trống Doubletail

    nghĩa là nếu là kiểu đuôi over :
    + bầy con có mấy chú?
    + trong mấy chú đuôi over, bao nhiêu chú giống cá mẹ?
    + màu đuôi over ,...

    Anh cho thaicodon hình cặp cá cha mẹ luôn đi! thaicodon sẽ cố gắng giúp anh ghi chép.
     
  7. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Bây giờ thì cá con đang còn treo trên ổ bọt nên không đếm được cũng chưa xác định được đuôi vì chưa có.... đuôi! hehe. Mình sẽ chụp hình cá mái và cá trống gởi cho anh (Nếu được thì anh Thaicodon soạn ra dùm một biểu mẫu chung cho anh em ghi chép đi, rồi anh thu thập các mẫu biểu này nghiên cứu và lưu trữ ,được không anh?)

    Anh nlkhanh ơi! PvHau nói với em đã ép 1 thì ép 1 lần mấy ổ luôn cho đỡ mất công, mà em thấy đúng thiệt đó, cũng 1 lần làm .....làm luôn. chứ cứ lai rai hoài thì trong nhà lúc nào cũng có ..."con nít" hoài ....mệt lắm!
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/10/07

Chia sẻ trang này