Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cá cái có thể chăm con?

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 23/1/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cá cái có thể chăm con?
    Victoria Parnell – http://www.bettysplendens.com/can-the-female-raise-the-fry.html

    [​IMG]

    Những cá cái xây tổ, dù lệch lạc với điều mà chúng ta coi là “bình thường” ở cá betta, vẫn thường được báo cáo ở các phòng cá trên toàn thế giới. Theo quan sát của riêng mình, tôi thấy những cá cái xây tổ đều theo một khuôn mẫu điển hình – chúng thường là những mái già dặn hơn ở ít nhất 6 tháng tuổi, và dường như hung dữ hơn những bản sao (counterparts) trẻ hơn của mình.

    Sự hung dữ và trưởng thành (maturity) dường như đi đôi với nhau, bởi vì tôi để ý thấy cá betta cái bắt đầu thể hiện hành vi “nam tính” theo độ tuổi, đặc biệt nếu nó không sinh sản một thời gian, hay chưa từng đẻ bao giờ. Những cá cái này sẽ bắt đầu thể hiện sự hung dữ gia tăng trong các trường hợp nuôi bầy (community) và thậm chí trong các lọ riêng, sừng sộ (flaring) hàng xóm với mang phùng xòe hết cỡ và lúc lắc (wagging) thân của chúng theo cách thức điển hình được gắn liền với cá đực. Mặc dù một cá cái vốn hành xử theo cách này có thể cản được, nhưng đa số trường hợp nó quá hung dữ với cá đực bình thường, vốn bối rối trước các biểu hiện của nó và không phản ứng bằng việc xây tổ và ve vãn. Nhiều lần, những cặp như thế này có kết cục là đá nhau thay vì sinh sản, và phải được ngăn chặn ngay lập tức.

    Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy một cá cái vốn vẫn hoàn toàn nữ tính (feminine) về hành vi, nhưng lại định kỳ đẻ trứng trong lọ của nàng và nhả trứng không thụ tinh lên tổ bọt của chính mình. Nó chăm sóc cái tổ nhỏ của mình với sự siêng năng trong ngày đầu, nhưng hầu hết các trường hợp đều kết thúc bằng việc ăn trứng và để tổ tan rã vào ngày tiếp theo.

    Tôi thường tự hỏi phải chăng những cá cái làm tổ này, trên thực tế, có đang hành động theo thôi thúc tự nhiên không. Điều gì sẽ xảy ra ngoài tự nhiên, chẳng hạn, nếu có gì đó xảy ra cho cá đực sau khi sinh sản và nó không thể chăm sóc tổ? Cá cái sẽ nhận lãnh trách nhiệm?

    Trong thí nghiệm đầu tiên, tôi sử dụng một cá cái 5 tháng tuổi trong thời kỳ sung mãn (prime). Mặc dù nó chưa bao giờ được cản, tôi đã thấy nó chăm sóc một tổ với trứng của chính mình trong lọ, và cảm thấy nó phù hợp cho mục đích này.

    Cặp cá ve vãn và sinh sản theo cách mẫu mực. Khi cá cái rời khỏi tổ, tôi dùng một ít thức ăn để dụ con đực ra ngoài, rồi bất thình lình bắt nó và bỏ qua lọ khác (thực mỉa mai, cá đực dường như chẳng quan tâm -- dường như sự suy nhược hậu-chăm sóc của cá đực có thể liên quan đến sự hiện diện thực sự của bầy con sống động thay vì trứng. Tôi sẽ theo dõi việc này). Bây giờ hãy xem cá cái phản ứng như thế nào với sự mất tích đột ngột của nó.

    Dường như thí nghiệm đã chứng tỏ được đôi điều. Cá cái, khi nàng cuối cùng cũng rời khỏi nơi ẩn náu, sục sạo quanh mặt nước và ăn hết số thức ăn mà tôi dùng để dụ cá đực ra khỏi tổ. Nó hành động như thể đang mong đợi cá đực xuất hiện vào bất kỳ lúc nào và đuổi nó đi, và dành cho tổ một vị thế trân trọng.

    Trong lúc bắt cá đực ra, tôi vô tình làm văng một vài trái trứng ra khỏi tổ, và chúng chìm xuống đáy hồ. Cá cái nhanh chóng phát hiện ra những trứng này khi nó đang dạo quanh và đớp chúng vào miệng. Ban đầu nàng có vẻ không biết phải làm gì với chúng, nhưng sau đó nuốt luôn.

    Vì cá đực không hiện diện nên cá cái bắt đầu dạn dĩ hơn, ở bên ngoài chỗ trống và bung vây của mình ra. Nó phát hiện một kẽ hở trên tờ báo mà tôi dùng để “ngăn” hồ ép và bắt đầu tương tác với cá con ở hồ bên cạnh. Rồi nó dạo quanh hồ lần nữa và phát hiện chính mình nằm bên dưới tổ.

    Đây là thời khắc của sự thật, và tôi háo hức quan sát xem nàng sẽ làm gì. Nó tiến đến trứng một cách cẩn trọng, và tôi có thể thấy tròng mắt nó đảo quanh chỗ này chỗ nọ, rõ ràng vẫn mong đợi cá đực xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào. Khi chàng không xuất hiện, nó dồn hết quan tâm vào trứng, quan sát chúng cẩn thận nhưng không chạm vào. Rồi tôi thấy nó bắt đầu hành xử theo cách thức rất thú vị, bơi nhanh ra khỏi tổ rồi khựng lại, với vây dựng hết lên trước khi quay về. Nó dường như muốn nói rằng “Ới anh xã! Có trứng ở đây nè!”. Khi cá đực không xuất hiện, nó dường như càng kích động hơn, bơi nhiều vòng quanh hồ. Nàng sau cùng lại nghỉ ngơi bên dưới tổ, trông bối rối. Nó không có vẻ muốn chăm sóc trứng, nhưng đồng thời không đành rời xa chúng.

    Vào lúc này tôi phải xa nó để làm việc khác. Khi tôi trở lại để kiểm tra nó hai giờ sau, nàng vẫn quanh quẩn gần tổ bọt, nhưng bơi tới lui dọc theo mặt kiếng hồ. Khi tôi cúi xuống để xem gần hơn, nó chuyển sang tư thế phòng thủ bên dưới tổ, nhưng vẫn không chạm vào trứng.

    Khi tôi kiểm tra nó lần nữa vào buổi tối, nàng đang chủ động ngậm và xắp xếp trứng lên tổ. Tôi để nó ở đó qua đêm, dự định tái kiểm tra sự tiến bộ của nàng vào sáng hôm sau.

    Vào buổi sáng, tổ được phát triển một cách tương đối. Tôi để ý thấy một khác biệt tức thời giữa tổ mà cá cái tạo ra với tổ được xây bởi cá đực. Có một điều, chúng nhỏ hơn. Chúng cũng có vẻ kém dính hơn, dễ vỡ và tan rã hơn bọt của cá đực. Dẫu vậy, nàng đang làm tốt nhất có thể, dàn trứng thành một lớp bên dưới bọt của mình, một lần nữa khác với hầu hết cá đực, vốn dường như thích dồn trứng thành đống.

    Mặc dù rõ ràng là cá cái đang chăm sóc tổ một cách thành công, có những khác biệt rõ rệt giữa hành vi của nó và của cá đực. Có một điều, nó không lưu lại bên dưới tổ. Nàng không ngừng dạo quanh hồ tìm kiếm gì đó để ăn, sừng qua kẽ hở với cá con bên cạnh, hay chỉ bơi tới lui. Nó rõ ràng đói bụng vì vậy tôi cho nó trùn kiếng (glassworm) rã đông khi tôi cho cá khác ăn. Nàng ăn ngấu nghiến món này trước khi quay lại kiểm tra trứng.

    Ngày hôm sau, nàng thực sự có cá bột! Trong việc chăm sóc cá bột mới nở, cũng có một số khác biệt giữa hành vi chăm sóc của cá cái và của cá đực. Có một điều, nàng không giỏi trong việc giữ tất cả chúng trong tổ, có lẽ bởi vì bọt yếu của nàng đang tan rã và nàng không thể hiện nỗ lực đặc biệt nào để thay thế chúng. Dẫu vậy nàng thật giỏi trong việc bắt cá bột trước khi chúng chạm đáy, và đó có lẽ là vì nàng chẳng có cả đống vây thậm thượt mà cản trở chuyển động của mình. Nó có thể thu đến 3 hay 4 con mỗi lần; bất cứ số nào nhiều hơn đó và những con bé xíu sẽ bắt đầu tràn khỏi mang của nàng.

    Tôi bắt cá cái ra tối hôm đó, khi cá bột bắt đầu bơi tự do (free swimming), và hầu hết chúng hiện đang bên dưới tổ thay vì tản mác [mỗi con một nơi].

    Được khích lệ bằng thí nghiệm thành công, tôi quyết tâm thử vài cá cái và hoạt cảnh khác nhau, mà tôi sẽ mô tả trong những bài tiếp theo. Tuy nhiên, tôi đã thấy vài điều ở bầy cá bột này, vốn có thể hay không liên quan đến cá cái trong vai trò chăm sóc chủ động (proactive parent). Tôi dường như bị mất NHIỀU con trong tuần đầu tiên. Tôi cũng thấy nhiều cá bột yếu ớt, vốn nằm ở vị trí chúc-đuôi (tail-down) rất lâu sau khi các anh em cùng bầy của chúng đã bơi tự do. Những con này thỉnh thoảng chìm xuống đáy hồ, rồi cố gắng một cách yếu ớt để ngoi lại lên mặt nước, đôi khi xoay mòng mòng khắp hồ. Tôi không rõ cá đực sẽ làm gì khác biệt để tạo ra một bầy mạnh khỏe hơn (có lẽ nó xơi hết những con này?), nhưng cũng thú vị để ghi nhận.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/17
    nguyễn thành danh thích bài này.
  2. duongnhatlam

    duongnhatlam Active Member

    mà lở nó ăn luôn trứng thì sao
     
  3. bang13

    bang13 Active Member

    thì thử nghiệm đã thất bại, chứng tỏ cá mái ko có khả năng chăm con chứ sao
     
  4. duyduy167

    duyduy167 Active Member

    Chỉ có cá trống mới có khả năng hehe :D
     
  5. twanjung

    twanjung Active Member

    Một bài viết rất ý nghĩa, với một thí nghiệm cực kỳ lý thú và hữu dụng :D Cảm ơn bạn rất nhiều ^^@
     
  6. ptviet

    ptviet New Member

    trước mình cũng có 1 con mái Royal blue chăm trứng chăm con vì con trống có tật hoảng loạn khi thấy động :D
     
  7. huyenden

    huyenden New Member

    bài viết hay đó thank anh vnreddevil nhé
     
  8. sinichi1610

    sinichi1610 Active Member

    nó có khả năng chăm trứng đó. Em thấy nó phụ cá đực gắp trứng lên bọt rất chăm chỉ và hầu như không ăn. Nhưng mà sao khi đẻ xong được vài giờ thì nó bị cá đực đuổi đi. Bởi vậy có muốn chăm sóc cũng đâu có làm được
     

Chia sẻ trang này