Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Betta - Từ Trứng Nước Đến Trưởng Thành

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 4/3/09.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Betta - Từ Trứng Nước Đến Trưởng Thành
    Victoria Parnell – http://bettysplendens.com/articles/page.imp?articleid=881

    [​IMG]
    Bào thai betta 36 giờ tuổi

    Để hiểu cá Betta trưởng thành như thế nào chúng ta cần phải biết một thực tế quan trọng về giải phẫu của chúng. Betta là loài thở bằng mê lộ (labyrinth breathers), điều có nghĩa rằng chúng có thể dùng, và quả thực cần, khí ô-xy để sống. Cái tên “cá mê lộ” chỉ đến bộ phận thở phụ của chúng vốn cho phép chúng làm điều này. Bộ phận như-túi (sac-like) này nằm ngay phía trên mang và được uốn nắn thành những lớp như-dấu ngoặc (bracket-like) vốn được hỗ trợ bởi lá phiến (lamellae). Chính hình thể (body plan) này vốn định hướng những khía cạnh chung về hành vi Betta.

    Đời sống cá Betta bắt đầu trong một nhà trẻ mong manh bằng tổ bọt ở mặt nước. Tổ bọt này được tạo ra và chăm sóc bởi cá cha. Sử dụng bộ phận thở phụ, cá đực thổi khí qua miệng mình, và khi khí này đi qua nó lấy chất dịch (secretion) từ một tập hợp các tuyến keo (cement glands) trong miệng. Việc này khiến bọt dính với nhau và với thực vật và khiến chúng bền-lâu. Hoạt động xây tổ xảy ra khi nhiệt độ trong tầm sinh sản bình thường 77-86 độ F. Sau khi tạo tổ bọt, cá đực sẵn sàng sinh sản. Sự hấp dẫn giới tính dựa trên màu sắc. Cá đực và cá cái cùng màu cơ bản (basic coloring) thì hấp dẫn nhau hơn. Ngược với hầu hết những loài khác, khi cá cái bớt sặc sỡ hơn cá đực, cá betta mái có cùng cường độ màu nhưng vây ngắn hơn. Quan hệ giữa Betta đực và cái còn xa mới là sự lãng mạn ngọt ngào. Nếu việc cá cái bơi cạnh tổ là thiếu kinh nghiệm sinh sản, quá non hay trong điều kiện kém thì nó sẽ nhanh chóng dạt khỏi khu vực và điều này kích thích sự rượt đuổi của cá đực. Việc bám đuổi này có thể kết thúc bằng một cuộc tấn công tàn nhẫn của cá đực. Nếu cá cái không đáp ứng (respond) ngay thì nó có thể bị giết. Nếu đáp ứng, cá cái sẽ đơn giản bơi một cách bình thản bên dưới tổ và việc ghép cặp (courtship) bắt đầu. Quy trình ghép cặp bắt đầu bằng việc cá đực giương vây nó lên và xòe nắp mang của mình khi “biểu diễn” trước cá cái. Chúng sẽ bắt đầu bơi sánh đôi, thay phiên dừng lại để phô bày mặt-bên (side-view) của thân mình với vây dựng. Khi cá mái ưng thuận, nàng tiến đến cá đực bên dưới tổ trong tư thế chúc-đầu (head-downward) một biểu hiện phục tùng, với vây khép vào sát thân. Cá đực bơi vòng quanh và quấn thân nó xung quanh nàng, và trứng được phóng thích khi cá đực phóng tinh để thụ tinh cho chúng. Cặp đôi sẽ tái lặp việc ôm ấp này lên đến 6 giờ, cho đến khi cá mái thoái lui (hay bị đuổi) khỏi khu vực tổ. Cá đực ở lại để “giữ nhà” trong ít nhất 3 ngày tiếp theo. Cá đực có thể chắc chắn về địa vị làm cha (paternity) với trứng bởi vì việc thụ tinh diễn ra bên ngoài và bản năng lãnh thổ của cá Betta không cho phép cá đực khác tiến vào khu vực tổ. Hành vi lãnh thổ (territoriality) này trong việc phụ dưỡng (paternal care) gắn liền với sự thụ tinh ngoài ở nhiều loài, không chỉ cá Betta. Trứng Betta nặng hơn nước và có xu hướng chìm xuống. Cá đực bắt lấy chúng một cách nhẹ nhàng bằng miệng và phun chúng về tổ bọt của mình, điều giúp giữ trứng nổi. Tầm quan trọng của việc trứng ở gần mặt nước là sự trao đổi khí và dồi dào ô-xy hơn, nhờ vậy sự phát triển là ở mức tối đa.

    Nghiên cứu của Bronstein vào năm 1982 cho thấy rằng “những trứng nổi trên mặt nước có nhiều khả năng phát triển hơn những trái chìm 10 cm” (Bronstein 1982, 150). Bronstein cũng cho thấy rằng trứng có thể phát triển mà không cần một kẻ chăm sóc, nhưng rằng “sự hiện diện của một cá đực, kẻ chăm sóc, đã cải thiện hiệu quả sinh sản” (Bronstein 1982, 151). Bronstein phát hiện rằng, bên cạnh việc giữ trứng nổi, cá đực cũng đang bảo vệ chúng khỏi một loại nấm saprotegniid độc hại vốn phát triển ở trứng và cá bột trên mặt nước (Bronstein 1982). Vẫn chưa biết việc bảo vệ khỏi nấm này là về vật lý hay hóa học. Tuy nhiên, cũng độc hại như nấm (fungus) là những vi sinh (microorganisms) và côn trùng khác vốn có thể nhiễm vào trứng và gây ra sự phát triển bất thường. Cá đực sẽ nhẹ nhàng vệ sinh những vật hại (pests) này khỏi trứng bằng hoạt động chùi (scraping) sơ. Tuy nhiên, nếu cần thiết cá đực cũng sẽ ăn những trứng bất thường vốn không thụ tinh hay phát triển không đúng đắn. Cá đực không chỉ bảo vệ trước các sinh vật nhỏ độc hại và thanh lọc những con yếu ớt, mà nó còn rất có tính lãnh thổ, sẽ xua đuổi những betta trưởng thành khác xa khỏi tổ để chúng không ăn sạch cá bột của mình. Mặc dù nó là một phụ huynh chu đáo, cá đực không bị cô lập trong thời gian này và có thể sinh sản với cá mái khác hay tấn công những cá đực đi vào lãnh thổ.

    Bộ phận thở phụ quan trọng nhất với đời sống cá Betta và nó phát triển sớm nhất khi cá bột dài 4-5mm bởi đây là giai đoạn đầu khi mà chúng có thể phá mặt nước để lấy ô-xy bên trên. Ở một tuần tuổi, cá bột trải qua hầu hết thời gian sục tìm những phần tử thức ăn rất nhỏ bởi vào lúc này chúng đã tiêu thụ hết túi noãn hoàng của mình từ lâu và bắt đầu kiếm ăn. Ở 80 giờ tuổi, cá bột đã đủ phát triển để tìm nơi trú ẩn và nó có xu hướng ẩn náu nhiều nhất có thể vào cây cỏ xung quanh. Khi chỉ mới 14 ngày tuổi, bộ phận thở phụ của betta non vẫn đang phát triển và nó có thể lên mặt nước nhưng sẽ không trao đổi khí. Hình dạng trưởng thành và sắc tố phát triển ở khoảng 21 ngày tuổi. Giai đoạn cốt yếu nhất của betta non là 21 đến 30 ngày đầu tiên này bởi trong thời gian này nhiều con chết vì đói, hay nhiệt độ của nước và không khí bên trên không đủ ấm. Cá đực lớn tối đa khi chúng đạt khoảng 2 ⅜ inch và cá cái nhỏ hơn một chút. Trong 100 đến 600 trứng ban đầu được đẻ ra, chỉ khoảng 30 trái sẽ phát triển và số ít hơn sẽ thực sự đạt đến giai đoạn trưởng thành. Việc chịu trách nhiệm cho điều này thuộc về cá cha và sự chăm sóc tận tụy của nó khi bào thai đang phát triển, nhưng cũng vì mâu thuẫn cha/con vốn tiếp diễn qua mọi giai đoạn phát triển. Betta là loài tự hành tức thì (immediately autonomous) sau khi thụ tinh. Bào thai tự túc (self-sufficient) và chế độ chăm sóc (parentage) của cá đực chỉ đơn giản đảm bảo rằng nguồn gien của nó sẽ được chuyển giao cho thế hệ sau. Nếu có sự khan hiếm thức ăn, cá trưởng thành sẽ ăn cá non nếu nó không tìm ra chỗ trú ẩn đủ nhanh. Đây là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên bởi vì, với sự khan hiếm thức ăn, khả năng cá bột có thể phát triển đầy đủ đến trạng thái sinh sản là hạn hẹp, và cá đực có thể tận dụng dưỡng chất cho đến khi điều kiện tốt hơn trở lại, và rồi nó lại có thể bắt cặp. Khi cá bột phát triển, chúng ta thấy một sự thay đổi triệt để về hình thức dinh dưỡng của chúng. Khi là bào thai, chúng lấy dưỡng chất từ túi noãn hoàng vốn hình thành sau khi thụ tinh và nuôi dưỡng chúng qua những giai đoạn phát triển sớm. Tuy nhiên, chúng lớn nhanh chóng, và chẳng bao lâu bắt đầu ăn những con chân kiếm (copepods) và artemia bé xíu. Khi hàm của mình phát triển, chúng bắt đầu ăn những loài chân khớp (arthropods) hơi lớn hơn. Một khi chúng đạt đến giai đoạn trưởng thành, chúng chủ yếu ăn thủy trùng (aquatic insects) và sẽ nghiền nát ốc bằng bộ hàm mạnh khỏe của mình.

    Công Trình Tham Khảo

    Ritter, R. - 'Behavior of the Beautiful Betta Splendens'

    Bronstein, Paul M. 'Breeding, Paternal Behavior and Their Interruption in Betta Splendens'. Journal of the Psychonomic Society,Inc., 10.2 (1982): 145-151.

    Drickamer, Vessey and Meikle. Animal Behavior. 4th edition. Boston:Wm. C. Brown Publishers, 1996

    Gude, Richard. Relationship Between Color Preferences and Nest Site Selection in the Siamese Fighting Fish, Betta Splendens(Regan). Thesis. Michigan State University, 1965. Ann Arbor:UMI, 1965. 1422665.

    MacIntosh, Thomas D. 'Social Experience an Mirror Image Stimulation in Male Betta Splendens'. Thesis. Villanova University, 1991.

    White, William Jr. The Siamese Fighting Fish: It's Life Cycle. Colorful Nature Ser. 3. New York: Sterling Publishing, Co. Inc.,1975.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/12/17

Chia sẻ trang này