Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Betta (Hay Cá Khác) Có Thể “Thuận” Bên Phải Hay Bên Trái?

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 5/11/11.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Betta (Hay Cá Khác) Có Thể “Thuận” Bên Phải Hay Bên Trái? (Gene Lucas)?
    Dr. Gena A. Lucas - http://www.bettas4all.nl/viewtopic.php?f=7&t=7714#.Wbc6UYSGPZ4

    Betta (Hay Cá Khác) Có Thể “Thuận” Bên Phải Hay Bên Trái? Một Dự Án Hội Chợ Khoa Học Hứa Hẹn Khả Dĩ Về Hành Vi Của Cá

    Cá có thể “thuận” bên phải hay bên trái hay có lẽ cả hai (ambidextrous)? Bạn có lẽ dễ dàng phản ứng “ai mà biết và ai thèm quan tâm?” nhưng rồi có lẽ câu hỏi chẳng ngốc nghếch như nó có vẻ. Chúng ta đều biết, chẳng hạn, rằng cá Hồi (Salmon) “học” cách phóng lên “bậc thang” nhằm vượt qua vật cản trên chuyến hồi hương của mình về các vùng sinh sản của tổ tiên. Nỗ lực hồi hương cật lực này là kết quả của phản ứng được chi phối bởi bản năng, cơ chế phức tạp, bên trong và bên ngoài mà nó sau cùng dẫn đến sự sinh sản và duy trì nòi giống của chúng. Quan trọng hơn cả, nếu không làm vậy thì chúng sẽ không tồn tại.

    Bao nhiêu người trong chúng ta tự hỏi tại sao ai đó quyết định xây dựng những bậc thang này ngay từ đầu và làm thế nào họ bị ảnh hưởng bởi những gì họ học hỏi từ hành vi của cá Hồi? Tôi mong đây không phải là một vấn đề phức tạp. Dường như người Mỹ Bản Địa của chúng ta đi trước trong quan sát rằng cá dễ đánh bắt hơn ở đường vượt (passage) với diện tích giới hạn tiếp nối bởi cấu trúc gồm các đường chạy nhân tạo nếu không có cái tự nhiên nào hiện diện. Phát hiện sau cùng về chu trình sinh sản của cá và sự cần thiết để cho phép chúng tiếp diễn thúc đẩy con người cung cấp những phương pháp tùy chọn để vượt qua các rào cản như đập nước, đường xá hay bất cứ thứ gì. Nhờ đó mà có ý tưởng bậc thang.

    Hãy tưởng tượng những gì diễn ra trong đầu của bất cứ ai thiết kế bậc thang … một phương pháp trợ giúp cá Hồi rất hiệu quả nhưng điều quan tâm là họ đã dùng thứ gì để xây dựng, làm sao, khi nào và nhất là ở đâu? Họ có tò mò rằng không biết cá chuộng bên phải hay bên trái hay ở giữa dòng? Nó có thể là vấn đề xét về khía cạnh thành công? Bạn sẽ nghĩ là nó có thể.

    Vậy Đây Là Về Cái Gì?

    Trước đó một thời gian, chiến hữu của tôi, Dr. Leo Buss, từng viết một bài về các dự án hội chợ khoa học và chúng tôi đã phục vụ như là chủ tịch (Anh, trong hiện tại) của Ban Nghiên Cứu và Chứng Nhận thuộc International Betta Congress (IBC). Gần đây chúng tôi tham gia vào một tiểu ban mà nó xét duyệt các báo cáo dự án hội chợ khoa học vốn được đệ trình để tranh giải. Kinh nghiệm này là tốt cho sinh viên và chúng tôi hài lòng đón nhận một số ứng viên năm nhất, giải thưởng được trao nhưng chúng tôi hơi thất vọng về những cái mà chúng tôi nhận được. Điều này khiến tôi nghĩ rằng mình muốn đổ thêm chút nhiên liệu vào lửa. Tôi sắp sửa thảo luận điều này trong hai phần chính, một phần liên quan đến các hội chợ khoa học và phần kia đến dự án giả định về cá Betta “thuận-trái” (left-handed).

    Quan Sát Các Hội Chợ Khoa Học

    Tôi phục vụ gần bốn mươi năm trong Ban Điều Hành (một lần là chủ tịch) nhưng quan trọng nhất là trọng tài cho Hawkeye Science Fair [Hội Chợ Khoa Học Ưng Nhãn], một sự kiện toàn-Iowa. Từ lâu tôi đã quan tâm đến kẽ hở lớn giữa các dự án khoa học thực sự tốt với hầu hết số còn lại. Kẽ hở này tồn tại đa phần vì thiếu các giám sát viên kinh nghiệm. Tôi không nói rằng các giám sát viên thiếu bất kỳ kinh nghiệm nào mà họ thường không quan tâm đến những điều mà các trọng tài hội chợ khoa học đang tìm kiếm.

    Có hàng loạt “mục đích” trong hội chợ khoa học. Ý tưởng cơ bản là kích động niềm đam mê khoa học và trao kinh nghiệm cho thanh niên dưới nhiều hình thức nghiên cứu khoa học. Điều này bao gồm việc làm quen với một “phương pháp khoa học” mà nó không là gì khác ngoài một xu hướng (approach) học hỏi và phổ biến “sự kiện” mới về sự vật. Nó chẳng có gì đặc biệt độc đáo. Xu hướng có thể, và được, ứng dụng trong những lãnh vực khác ngoài khoa học. Tôi nghi ngờ công trình nghiên cứu khoa học dập khuôn và việc báo cáo là hơi rõ ràng hơn ở một số lãnh vực khác.

    Có thể giúp ích khi làm nổi bật một số điểm được nêu lên trong bản tóm tắt của “Tiêu Chuẩn Đánh Giá” được cung cấp bởi nhóm International Science Fair [Hội Chợ Khoa Học Quốc Tế]. Bởi vì nó đa phần liên quan đến việc làm thế nào dự án được xây dựng và trình bày, tôi sẽ giới hạn ở một số điểm vốn liên quan đến khía cạnh khoa học của chính dự án. Sau đây là nhiều cái trong số này:

    *Triển lãm (dự án) có thể hiện sự sáng tạo trong kế hoạch và thực thi?

    *Nó có tìm kiếm cách thức mới và tốt hơn trong việc diễn tả các ý tưởng khoa học?

    *Nó có đặt câu hỏi đơn giản và trực tiếp; sự chính xác trong quan sát, thử nghiệm có kiểm soát, lý thuyết, phân tích, tổng hợp, nguyên nhân và hậu quả, so sánh bằng việc trình bày những tương đồng và dị biệt?

    *Nó có minh họa một nguyên tắc khoa học được áp dụng vốn ảnh hưởng đến đời sống của con người?

    *Triển lãm (dự án) có truyền đạt những dữ kiện cho người thường và nhà khoa học?

    Trong khi tôi nhảy cóc một số khía cạnh khác của bản tiêu chuẩn, tôi phải công nhận rằng chúng liên quan đến một dạng trình bày cho trọng tài và công chúng nói chung. Điều này là quan trọng theo kinh nghiệm bởi vì nó liên quan đến một khía cạnh quan trọng của khoa học, việc xuất bản hay công bố kết quả nghiên cứu.

    Việc đánh giá tự nó bao gồm phỏng vấn người trình bày vốn không chỉ bao gồm thông tin mà còn kiến thức chủ đề của sinh viên và khả năng giải trình và “bảo vệ” phương pháp, nỗ lực, tìm kiếm và kết luận đi kèm. Mong đợi là gấp đôi, một là kích thích niềm đam mê khoa học ở thanh niên và hỗ trợ sự phát triển của những thế hệ mới các nhà khoa học chất lượng. Hai là cung cấp cơ hội cho sinh viên để học hỏi và thực sự trải nghiệm toàn bộ quá trình đúng đắn.

    Những điều này đòi hỏi sự hướng dẫn phù hợp. Nỗ lực ban đầu được tài trợ và giúp đỡ bởi một giáo viên, thường là, nhưng không luôn hay nhất thiết, một giáo viên khoa học. Luật pháp đòi hỏi nhiều thể loại chuyên gia bên ngoài hỗ trợ. Các nhà khoa học chất lượng hay các chuyên gia được kêu gọi để đảm bảo quy trình phù hợp và bảo vệ những sinh viên đang làm việc với mọi thứ từ những hóa chất và sinh vật đủ loại tiềm tàng nguy hiểm đến quyền lợi động vật, loại bỏ chất thải và nhiều vấn đề khác.

    Thậm chí các giáo viên khoa học có thể thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và dĩ nhiên có sự khác biệt lớn về kinh nghiệm so với hội chợ khoa học. Một số dự án là đơn giản và có thể được thực hiện tại lớp học. Mặt khác, những sinh viên cực giỏi có thể tham gia các đội nghiên cứu được tổ chức cao độ ở trường đại học hay phòng thí nghiệm thương mại. Hiển nhiên, điều này có nghĩa một số người có ít tài nguyên và số khác có thể tiếp cận với thiết bị hiện đại nhất. Một số sinh viên có thể đang làm việc đơn độc trong khi số khác có thể đang làm việc trên dự án trong lớp học đầy bạn. Một số hoàn toàn không có tài nguyên trong khi số khác có thể thâm nhập các thư viện nghiên cứu khổng lồ với nhân viên hỗ trợ và đủ loại thiết bị và vật tư.

    Như việc chào đời, mỗi người tham gia hội chợ khoa học đều làm việc đó lần đầu, một lần. Một số không bao giờ lặp lại nhưng số khác có thể làm nhiều năm mới thành công. Những người lặp lại có thể vận dụng kinh nghiệm quá khứ để chắt lọc, chỉnh sửa và từ đó, cải tiến hay theo đuổi dự án. Tương tự, nhà tư vấn sinh viên trải qua một quá trình học hỏi … không chỉ làm thế nào để thực hiện tốt dự án mà còn làm thế nào để đưa họ vào các dự án hội chợ khoa học cạnh tranh. Giống như một huấn luyện viên điền kinh, lãnh đạo nhóm, hướng dẫn thực tập giỏi (tùy bạn thêm vào), cũng có những nhà giáo-tư vấn viên khoa học xuất sắc. Tất cả những điều này đều đáng kể.

    Sau cùng, như hầu hết nỗ lực có thể có phần thưởng lớn lao. Hội chợ khoa học địa phương của chúng ta (một trong hàng trăm cái quốc gia và toàn cầu) cung cấp học bổng, tiền mặt và giải thưởng thương mại trị giá khoảng $16,000. Ở tầm mức hội chợ khoa học quốc tế, các giải thưởng trị giá hàng triệu đô la được treo, bao gồm nhiều học bổng cao đẳng (college), phần thưởng tiền mặt giá trị, chuyến du lịch và, không thường xuyên, các mối quan hệ vốn có thể dẫn đến vị trí ở những công ty hàng đầu sau khi tốt nghiệp. Rõ ràng đây là những sự kiện lớn và có những giáo viên người biết cách để khiến các sinh viên sẵn sàng phấn đấu vì họ.

    O.K … vậy điều này liên quan gì đến Betta thuận bên trái?

    Vâng, bất kỳ ai bỏ nhiều thời gian quan sát cá Betta của mình như tôi đều nhất định nảy sinh một số suy nghĩ kỳ cục lúc này lúc nọ. Tôi thích tìm tòi những tính trạng mà nó nhất định được ảnh hưởng về mặt di truyền … những thứ như không biết chúng sở hữu mống mắt (irises) có màu hay trong suốt chẳng hạn, rồi tôi phải phối kiểu gì để tìm ra. Tôi đang tìm kiếm một số hình ảnh cho bài viết gần đây và tôi thấy rằng vây lưng của cá đực với đuôi lớn được xếp chồng (overlapped). Tôi thấy sự xếp chồng là kết quả ở vây lưng nằm về bên trái của đuôi ở một số con và bên phải ở số khác. Điều này khiến tôi nghĩ về những chọn lựa hành vi khả dĩ khác mà chúng có thể thực hiện.

    Hành vi Betta từ lâu là một lãnh vực thú vị với các nhà sinh học hành vi bởi vì bộ nghi thức nổi tiếng và tương đối ổn định liên quan đến việc sinh sản và bảo vệ lãnh thổ. Những hành vi này được môt tả chi tiết trong văn bản của M.J.A. Simpson vào 1968 mà nó cung cấp nền tảng thông tin cho một số lượng lớn thí nghiệm hành vi liên quan đến Cá Đá Xiêm (Betta splendens). Cá trải qua đủ loại hoạt động nhưng chỉ vài con tham gia vào khái niệm “thuận bên” (handedness).

    Cách dễ nhất để quan sát một số loại hành vi là khi cá phản ứng với thứ gì đó, có lẽ rõ ràng nhất khi cùng với Betta khác. Khi hai con Betta tiếp cận lẫn nhau chúng bỏ một phần thời gian của mình đảo mình và bơi vai kề vai. Vào thời điểm chúng sừng (erect), bằng cách giương các tia, [ở] vây giữa của chúng (vây lưng, đuôi và vây hậu môn) cùng với cặp vây bụng. Vây bụng có thể giương ra hay khép dọc theo thân nhưng, nếu vậy, một cái thường giương rộng hơn về phía trước. Simpson nói con gần nhất với cá khác giương rộng nhất. Ở cá với các vây đủ lớn, vây lưng xếp chồng lên đuôi, vây lưng có thể được giữ ở bên phải hay bên trái đuôi.

    Rõ ràng, có một số lựa chọn ở đây: 1) Cá có thể thích bơi cùng đối thủ của mình về bên phải của nó hơn, hay bên trái. 2) Nó có thể thích sừng ở gần hay ở “xa” vây bụng nhất. 3) Một con nhất định có thể thích giương vây lưng của mình ở bên trái đuôi hơn hay bên phải. Dĩ nhiên, một lựa chọn khác đó là chúng có thể KHÔNG thực hiện bất kỳ cái nào trong số này. Bất kỳ cái nào trong số này đều dễ dàng quan sát và sẽ có hai câu dễ thương để hỏi. Trước hết, chúng có thể hiện sự ưu tiên cách này so với cách kia và, thứ nhì, nếu chúng có, thì đó là gì?

    Có nhiều câu hỏi bổ sung vốn có thể được giải đáp trong quá trình xác định câu hỏi chính. Cá có phản ứng cùng cách thức với một con nhất định nhưng khác đi với những con khác (khác màu, cá mái v.v.)? Nó có luôn phản ứng cùng một cách? Có phải tất cả chúng đều phản ứng cùng một cách? Có phải một số cá thuận-phải và số khác bên trái? Có thể một con dường như thuận-phải qua vị trí vây lưng nhưng thuận-trái ở lựa chọn giương vây bụng? Những câu hỏi xa hơn có thể phát sinh chẳng hạn: Cá thuộc một số dòng có xu hướng thể hiện một sở thích nhiều hơn số khác? Đây có phải là một tính trạng di truyền?

    Một dự án rất đơn giản có thể chỉ bao gồm việc phân tích một đặc điểm. Dự án này phải cung cấp thông tin mà theo đó, bạn có thể đánh giá sơ bộ xem cá có (hay không) thể hiện sở thích. Tuy nhiên, về lâu dài, bạn muốn xem xét mọi tính trạng vốn thể hiện bất kỳ thông tin phải-trái vững chắc nào. Nhưng hãy xem xét một ví dụ riêng biệt.

    Đặc điểm đơn giản nhất để nghiên cứu trong số này có lẽ là quan hệ vây lưng/đuôi. Hai lọ kiếng hay nhựa với dung tích khoảng một quart sẽ thả 1) một cá thí nghiệm, và 2) một cá mái hay đực để cá thí nghiệm phản ứng với. Kích thích khác có lẽ là mô hình hay hình ảnh của cá Betta trong tư thế kích động. Mục đích là để cung cấp tình huống nơi mà cá thí nghiệm sẽ giương vây của mình. Nếu hay khi nó làm vậy, thì người quan sát có thể ghi nhận phản ứng là gì. (Xem Hình 1 cho ví dụ về phản ứng).

    Để thích ứng với phương pháp khoa học chuẩn mực, những bước sau đây cần được tuân thủ:

    1. Cần xem xét bản chất của câu hỏi… trong trường hợp này nó sẽ là phải chăng cá có thể phản ứng với lựa chọn trái-phải … và câu hỏi hay các câu hỏi riêng biệt cần được xác định. Cá có khả năng thể hiện “thuận” trái hay phải trong lựa chọn hành vi của mình không? Nếu vậy, nó có ổn định ở các cá thể? Có thể còn câu hỏi nào khác không?

    2. Giới thiệu về câu hỏi với thảo luận tóm tắt cũng như mục đích và giá trị của nghiên cứu. Công đoạn này bao gồm tổng quan (reviews) về những gì đã biết. Đề tài này đã từng được nghiên cứu và báo cáo trước đây? Kinh nghiệm vụn vặt nào có thể gợi ý câu hỏi? Những yếu tố khác có thể bao gồm. Công đoạn này được đề cập một cách chính thức như là “Phần tổng quan” (Reviews of the literature) hay nền tảng (background) đã biết và cần thiết nếu bạn cố gắng mở rộng những điều được biết về một đề tài.

    3. Thông tin thu được giúp trả lời câu hỏi hay hỗ trợ giả thuyết như thế nào. Đấy là khi các thí nghiệm và thủ tục được phát triển và mô tả. Bố trí nào được sử dụng? Cá nào? Các thử nghiệm sẽ được làm như thế nào? Có bao nhiêu biến dị (variations)? Lặp lại bao nhiêu lần? Và vân vân. Công đoạn này được đề cập một cách chính thức như là “Chất liệu và phương pháp” (Materials and methods) được sử dụng để thu thập thông tin.

    4. Công đoạn kế tiếp là thực hiện các thử nghiệm và ghi chép kết quả. Kết quả được coi là dữ liệu (data). Đây là lúc tiến hành thử nghiệm thực sự và cung cấp thông tin vốn được sử dụng để đưa ra kết luận mà chúng hỗ trợ (hay không hỗ trợ) cho giả thuyết và trả lời các câu hỏi vốn đặt trước dự án.

    5. Phân tích các phát hiện (findings). Tại công đoạn này, thông tin (dữ liệu đã tập hợp) được sắp đặt và diễn dịch. Nhiều phương tiện chẳng hạn như các thử nghiệm thống kê (statistical) giờ đây được áp dụng để xác định ý nghĩa và mức độ quan trọng của dữ liệu.

    6. Thảo luận (discussion) và tổng kết (conclusions). Tại công đoạn này, nhà điều tra áp dụng các kết quả vào câu hỏi gốc. Đó có phải là pha trí tuệ của dự án. Nó nảy sinh thế nào? Các kết quả có thực sự hỗ trợ ý tưởng? Trong trường hợp này, nó có chứng tỏ rằng cá có thể “thuận” phải hay trái? Có phải đây là điều mới mẻ mà mọi người không để ý trước đó? Thông tin mới này có thể sử dụng được không? Nó có thể áp dụng cho cá khác hay một số ứng dụng thực tế? Vấn đề nào phát sinh? Nếu không thu được câu trả lời tốt thì điều gì có thể được thực hiện khác đi để thu được nhiều dữ liệu hữu ích hơn? Các kết quả có dẫn đến câu hỏi mới?

    7. Tóm lược (summary). Đây chỉ là một bản rút gọn hay tóm tắt của toàn bộ dự án.

    8. Xuất bản (publication). Nhiều dự án dẫn đến các phát hiện vốn không bao giờ được xuất bản. Nếu không ai khác quan tâm đến những gì đã được thực hiện, thì dự án có rất ít giá trị. Mục đích của việc xuất bản trên tạp chí hay trình bày phát hiện tại các cuộc họp hay qua những hình thức khác là hết sức quan trọng. Một phát hiện khoa học chất lượng cần được đăng tải để thẩm tra và phê bình và nó có thể phục vụ như là nền tảng cho nghiên cứu bổ sung. Nó cũng được ghi nhận cho hậu thế và có thể giúp người khác khỏi phải làm lại toàn bộ cùng một việc.

    Thảo luận của riêng tôi!

    Chuyện này quá dài và đồng thời có thể quá ngắn. Tôi cố gắng giới thiệu một chủ đề mà tôi nghĩ có thể rất thú vị và dễ dàng được phân nhỏ thành các câu hỏi và thử nghiệm cấp độ sinh viên. Chúng cũng đòi hỏi thấp về mặt chi phí và có thể được thực hiện trong thời gian ngắn hơn. Nói ngắn gọn, chúng có thể lý tưởng cho các dự án hội chợ khoa học cấp thấp.

    Để cho vui, tôi quyết định thử xem mình có thể tập hợp chút thông tin về “thuận bên” ở cá Betta theo cách thức dễ dàng không. Tôi đã mua một cuốn sách Betta ở Bangkok vào mùa thu năm ngoái vốn có nhiều hình ảnh bên trong. Tôi kiểm tra xem bao nhiêu con trong đó có vây lưng xếp chồng lên đuôi về bên phải và về bên trái. Tôi ngạc nhiên khi phát hiện rằng mình thu được 49 con mỗi loại! Tám con khác có vây lưng vốn mỗi bên một phần. Một số tia sau (back rays) ở một bên nhưng hầu hết vây ở phía bên kia. Đây có thể là sự tình cờ thuần túy nhưng ai mà biết? Rõ ràng tôi cần nhiều dữ liệu hơn. Nhiều con không có vây lưng xếp chồng lên đuôi … bao gồm, như được mong đợi, gần như tất cả những con vây ngắn.

    Rồi tôi nhìn vào cặp vây bụng [kỳ]. Trong số này, có 117 con vốn không có cặp kỳ giương đủ mạnh để nói lên điều gì. Năm trong số chúng có kỳ phải đưa ra trước (ba hướng về bên trái và hai, bên phải trong các hình). Mười ba con có kỳ trái đưa ra trước (một hướng về bên trái và 12 bên phải trong các hình). Không hình nào lẫn vào cá khác để không thể xác định phương hướng theo cách đó.

    Tôi chẳng học hỏi được gì ngoài việc tôi nghĩ rằng các tính trạng dễ quan sát và phân loại. Tôi chắc chắn rằng việc khảo sát cá tươi sống sẽ cho ra các kết quả hữu ích gần như mọi lúc. Nếu không có [việc] gì khác, sự tò mò của tôi trỗi dậy. Tôi hy vọng điều này khơi gợi một chủ đề vốn có thể diễn dịch thành một số dự án hội chợ khoa học chất lượng và tôi ao ước được nghe về một số sinh viên phát hiện ra rằng thực sự có cá Betta thuận-phải và trái!

    Tham khảo

    Simpson, M.J.A. (1968) The Display of Siamese Fighting Fish, Betta splendens. Animal Behavior Monographs, Vol 1, Part 1., 1-72. Bailliere, Tindall & Casell., London.

    Source: FAMA Magazine
    December 2004
    Vol. 27 - No. 12 - Pg. 76

    Column Article
    BETTAS...AND MORE
    By Gene A. Lucas, Ph.D.

    E-Mail: g.a.lucas@worldnet.att.com
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/1/18

Chia sẻ trang này