Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Betta Có Thông Minh?

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 17/2/09.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Betta Có Thông Minh?
    Victoria Parnell – http://bettysplendens.com/articles/page.imp?articleid=882

    [​IMG]

    Lý Giải Vấn Đề Thể Chất

    Cá Betta không sa đà vào “việc suy nghĩ và lý luận” mà dựa vào bản năng. Có bằng chứng giải phẫu cho điều này mà ở đó, thùy chẩm (optic lobe) và tiểu não (cerebellum) là tương đương về kích thước và xa hơn về phía sau, và ống bán khuyên màng (olfactory bulbs) xa hơn về phía trước và lớn hơn. Từ đấy, các nhà khoa học biết rằng các giác quan (senses) nhìn và ngửi là hết sức quan trọng đối với cá betta. Cặp mắt sắc sảo của betta có thể nhận biết màu sắc và được bố trí trên trục của mình sao cho chúng có thể xoay ra ngoài và cung cấp thị trường ngoại vi (peripheral vision) tuyệt vời cho cá betta. Khả năng nhận biết màu sắc và khả năng nhìn rộng mang lại cho cá betta một lợi thế đáng kể so với những loài cá khác với kích thước tương đương mà theo đó, chúng có thể lẩn tránh kẻ săn mồi tốt hơn. Về giác quan, thị giác (eyesight) từng được nghiên cứu sâu rộng nhất. Về khứu giác, việc điều khiển pheromone trên hành vi xã hội được biết là xảy ra nhưng không được hiểu đầy đủ, vì vậy tập trung của chúng ta sẽ là thị giác.

    Khả năng nhận biết màu sắc ảnh hưởng đến quá trình chọn lựa địa bàn của Betta. Dường như việc chọn lựa địa điểm làm tổ cũng là một quá trình phức tạp như bản thân việc dựng tổ. Nghiên cứu của Gude trong hồ thí nghiệm vào 1965 cho thấy cá Betta chuộng màu vàng của thực vật và màu nhạt (light) hơn các màu lục, đỏ và lam. Betta thường thể hiện sự ưa chuộng với màu nhạt, nhưng cường độ (intensity) không phải là một yếu tố quyết định cũng như vị trí trên phổ màu. Bằng mọi giá, màu mè được chuộng hơn xám, đen và trắng. Thứ tự ưu tiên là “vàng, lục, đỏ, xám nhạt và xám sẫm, trắng, lam và đen” (Gude 1965, 45). Lam và đen ít được chuộng nhất bởi vì chúng phản xạ ít ánh sáng nhất, và một chút ánh sáng là cần thiết, mặc dù Betta không chuộng quá nhiều ánh sáng, vì vậy màu trắng xếp thứ ba từ dưới lên. Theo kết quả nghiên cứu của mình, Gude tiến đến 2 giả thuyết để giải thích cho sự chuộng màu này. Một cái là “Giả Thuyết Ưa Chuộng Tự Nhiên” mà nó phát biểu rằng “cá thể hiện sự ưa chuộng rõ rệt với cùng những màu được phản xạ từ lá mà dưới đó, chúng làm tổ của mình ngoài tự nhiên” (Gude 1965, 37). Cái kia là “Giả Thuyết Ưa Chuộng Phủ Nhận” mà nó tính đến khuynh hướng hung dữ của Betta và ghi nhận rằng “màu sắc hung dữ của cá là vượt trội về quãng xanh dương với một số đỏ và một chút xanh lục” (Gude 1965, 37). Tuy nhiên, màu trời cũng xanh dương, và Gude phát biểu rằng đây có thể là một nguyên nhân cho sự bác bỏ của nó, bởi vì ngoài tự nhiên điều đó đồng nghĩa với vùng bao phủ thực vật (vegetal coverage) không phù hợp. Gude cũng nhận ra rằng “những yếu tố chưa biết” có thể liên quan. Cần ghi nhận rằng phương pháp nghiên cứu của Gude dường như khá đáng ngờ. Ông kiểm tra sự chuộng màu của cá Betta bằng việc đặt các đĩa màu vào nước vốn được cân chỉnh để phản xạ cùng bước sóng (hay rất gần với nó) như ánh sáng tự nhiên và màu sắc [?]. Rồi cá được chấm điểm theo [tỷ lệ] phần trăm thời gian một lãnh thổ được thiết lập bên dưới một cái đĩa nhất định. Ánh sáng gần đúng này dường như cho thấy sự lỏng lẻo nhất định trong nghiên cứu của Gude. Có thể cá Betta quá hòa hợp với màu sắc và cường độ ngoài tự nhiên nên thậm chí những thay đổi nhỏ của chúng đều gây ra một thay đổi về hành vi của nó. Cũng có thể sự hung dữ mà Gude nghĩ liên quan đến màu sắc có lẽ cũng liên quan đến pheromones, nhưng Gude đã không kiểm tra điều đó. Đây có lẽ là lý do cho lời miễn trừ (disclaimer) của ông về những yếu tố chưa biết. Có lẽ nghiên cứu thú vị này bị bỏ sót khỏi công trình của Drickamer, Vessey và Meickel và những nghiên cứu khác về hành vi của động vật vì lý do rằng Gude đã không theo đổi tất cả những khía cạnh khả dĩ của nghiên cứu này. Tuy nhiên, nghiên cứu của ông làm tăng độ tin cậy cho những phát hiện trước đó rằng cá Betta không thể sống lâu dài trong ánh sáng rất yếu và bởi vậy trở nên lặng lẽ và di chuyển ít vào ban đêm. Phát hiện của Gude cũng ủng hộ cho những dấu hiệu trước đó rằng Betta cần một lượng ánh sáng tương đối để sinh sản, từ đó cho thấy rằng tín hiệu màu sắc là quan trọng với hành vi của nó. Thị trường màu sắc cũng quan trọng với cá Betta, dường như ô-xy [hòa tan] thì không. Betta có thể sống một thời gian dài trong môi trường đông đúc và dơ bẩn. Đấy là nhờ bộ phận thở phụ của chúng vốn cho phép chúng sử dụng không khí. Với hệ thống thở này, chúng được trang bị tốt để sống trong nước nông với một ít ô-xy. Chuyển động chậm và vây ngực mạnh mẽ của chúng là dấu hiệu sống trong môi trường nước tĩnh và chảy chậm, và quả thực ngoài tự nhiên chúng cư ngụ ở các đồng lúa và rãnh nước đọng (choked ditches).

    Lý Giải Vấn Đề Xã Hội

    Tính lãnh thổ (territoriality) và việc làm tổ thường được phát hiện ở những loài cá vốn sống trong một môi trường hạn hẹp như đồng lúa. Điều này từng được nghiên cứu kỹ trong phòng thí nghiệm với nỗ lực để hiểu thêm về những cơ chế phức tạp gắn liền với hành vi biểu diễn (display behavior) giữa các cá đực đồng loại (male conspecifics). Biểu diễn giữa cá betta đực chỉ ra động cơ hung dữ. Chạm trán bắt đầu khi một cá đực thấy cá đực đồng loại và nhắm vào nó. Trong quá trình này, màu của nó đậm lên, nắp mang phùng ra, và vây xòe rộng. Cá hướng vào nhau theo một góc 90 độ để một con nhắm (face) vào hông của đồng loại. Khi de (boardside) cá betta không phùng xòe vây và nắp mang nhưng “sẽ lắc và đập đuôi của nó”. Việc đập và lắc đuôi khiến con cá đang nhắm chuyển sang de. Cá de bây giờ đảo và thể hiện hành vi cá nhắm. Hai con hoán đổi giữa các vị trí này một thời gian. Nếu việc đập đuôi không khiến một trong hai con chịu thua (submission), trò “đu quay” (carouselling) có thể xảy ra. Đu quay là khi cá de lẫn nhau nhưng đầu và đuôi của chúng ở các hướng đối nghịch. Chúng duy trì tư thế này trong khi sử dụng vây ngực của mình để xoay. Đu quay được tiếp nối bằng việc đớp khí (air gulping) vốn giả lập hành vi làm tổ và cũng cung cấp cho cá không khí mà chúng cần để sống. Việc đu quay và đớp khí chỉ ra rằng tiếp xúc thể chất sắp diễn ra. Chuỗi đấu đá bắt đầu khi một con nhào (nose) vào con kia. Nếu việc cắn đuôi và rượt đuổi xảy ra, cuộc chiến có thể kết thúc nhanh như nó bắt đầu nhưng có thể diễn biến xa hơn và trở nên khốc liệt hơn. Việc cắn và đuổi tiếp tục với những đợt dừng ngắn để lấy hơi. Cả hai con đồng thời bơi lên mặt nước để đớp khí rồi đá tiếp. Một cách hiếm hoi, cá sẽ gài vào thế “khóa mỏ” vốn là lúc một con cắn mỏ con kia bằng miệng mình. Cả hai nằm vuông góc với đáy hồ, bị kẹt vào gọng kìm chết chóc này. Chúng duy trì sự bất động tương đối cho đến khi một con vùng vẫy để thoát ra trong nỗ lực lên mặt nước để thở. Thông thường, trận đấu không tiến xa đến mức này, và một con trong chúng sẽ tự rút lui sớm hơn trong chuỗi diễn biến và chấm dứt trận đấu. Quan hệ thống trị/phục tùng (dominant/ subordinate) vốn được thiết lập sau một trận đấu, ngăn ngừa việc đấu đá thêm nữa giữa hai con. Hành vi đấu đá này từng được đo đạc trong phòng thí nghiệm bằng MIS. MIS là viết tắt của Mirror Image Stimulation [Kích Thích Hình Gương] và từ lâu được xem như là thước đo của động cơ đấu đá (agonistic motivation) ở betta đực. MIS đơn giản trong bố trí và kiểm tra bởi nó chỉ là một tấm gương đặt trong hồ betta. Cá betta nghĩ đó là một con đực khác và sẽ thể hiện hành vi biểu diễn với việc xòe vây và phùng mang. Các nhà khoa học ghi nhận thời lượng (duration) và tần suất (frequency) biểu diễn với MIS trong nỗ lực nắm bắt cơ chế siêu đấu của cá betta. Điều từng được phát hiện rằng có tương quan (correlation) trực tiếp giữa hành vi biểu diễn trước MIS và thiên hướng biểu diễn trước cá đực đồng loại (MacIntosh 1991). Vận dụng điều này, các nhà khoa học tiến tới việc hiểu biết đầy đủ hơn về nhu cầu biểu diễn. Việc biểu diễn có tiềm năng thiết lập thứ tự cấp bậc (rank order) bằng chính nó mà không cần phải đấu đá. Hành vi biểu diễn là cố hữu (hardwired) đến mức MIS cũng phát hiện thấy rằng, trong khi cá phục tùng ngừng đấu đá với cá thống trị, chúng sẽ tiếp tục biểu diễn trước cá khác. Khác biệt chính giữa cá thống trị và cá phục tùng đó là cá thống trị biểu diễn trong thời lượng ngắn hơn nhưng thường xuyên hơn cá phục tùng. Việc đấu đá bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi trải nghiệm xã hội và học hỏi nhưng tương quan giữa trận đấu thực sự và việc biểu diễn trước MIS là không rõ ràng. Một nguyên nhân của việc này đó là hành vi biểu diễn có thể được thay thế bằng một số hành vi phù hợp hơn với tình huống, chẳng hạn như lao, cắn hay bỏ chạy. Nguyên nhân nữa đó là cá betta sẽ cố gắng nắm bắt sức mạnh các địch thủ của mình trong một trận đấu thực sự. Mặc dù việc biểu diễn là cố hữu, đấu đá là mục đích để học hỏi, và trải nghiệm xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến động cơ hung dữ này. Việc chiến thắng là sự củng cố liên tục và gia tăng thành công để mà kẻ chiến thắng sẽ trở nên càng háo hức đấu đá thay vì chỉ biểu diễn. Các hiệu ứng trải nghiệm xã hội trong nghiên cứu của chính MacIntosh phát hiện thấy cá vốn trải nghiệm sự chiến thắng biểu diễn trước MIS thường xuyên hơn cá phục tùng hay cá không trải nghiệm xã hội. Cá vốn trở nên phục tùng không khác nhiều với cá không trải nghiệm xã hội, nhưng một khi những con bị phục tùng này có nhiều trải nghiệm xã hội hơn chúng sẽ gia tăng tần suất biểu diễn của mình trước MIS.

    Công Trình Tham Khảo

    Ritter, R. 'Behavior of the Beautiful Betta Splendens'.

    Bronstein, Paul M. 'Breeding, Paternal Behavior and Their Interruption in Betta Splendens'. Journal of the Psychonomic Society,Inc., 10.2 (1982): 145-151.

    Drickamer, Vessey and Meikle. Animal Behavior. 4th edition. Boston:Wm. C. Brown Publishers, 1996

    Gude, Richard. Relationship Between Color Preferences and Nest Site Selection in the Siamese Fighting Fish, Betta Splendens(Regan). Thesis. Michigan State University, 1965. Ann Arbor:UMI, 1965. 1422665.

    MacIntosh, Thomas D. 'Social Experience an Mirror Image Stimulation in Male Betta Splendens'. Thesis. Villanova University, 1991.

    White, William Jr. The Siamese Fighting Fish: It's Life Cycle. Colorful Nature Ser. 3. New York: Sterling Publishing, Co. Inc.,1975.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/12/17

Chia sẻ trang này