Thuốc & thảo dược: chăn nuôi gia cầm M.M. Hossain - http://en.engormix.com/MA-poultry-i...es/herbs-versus-drugs-aspect-t1415/165-p0.htm Người tiêu thụ luôn quan tâm đến tác dụng phụ của kháng sinh đối với gia cầm. Kháng sinh không phải lúc nào cũng tốt đối với sức khỏe của gia cầm cũng như người. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ. Vì lý do này, kháng sinh hiện không được phép (cấm cho vào thức ăn gia súc) dùng để điều trị cho gia cầm bệnh ở một số quốc gia, như Bỉ. Ngày nay, mọi nhà nghiên cứu đều tìm cách chăn nuôi gia cầm mà không dùng đến thuốc và kháng sinh. Vì vậy, họ quan tâm nhiều đến thảo dược. Một số loại thảo dược, gia vị và chiết xuất có thể kích thích khẩu và dịch vị hay có chức năng kháng khuẩn, kháng cầu trùng hoặc tẩy giun (Wenk, 2002). Nhiều hợp chất thảo dược đã được kiểm nghiệm. Nhưng chúng ta vẫn chưa biết sản phẩm kết hợp thực sự là gì, bởi đôi khi kết quả mỗi nơi mỗi khác. Bởi vậy, nó nên được chuẩn hóa. Cần nghiên cứu nhiều về vấn đề phòng và trị bệnh cho gia cầm bằng thảo dược. Ưu điểm của thảo dược *Thảo dược có thể áp dụng cho các trang trại hữu cơ. *Kháng sinh, kháng cầu trùng và các loại thuốc khác có tác dụng phụ nhưng thảo dược thì không, dẫu vẫn cần nghiên cứu thêm. *Một vài loại thực vật và chiết xuất thực vật có tác dụng ức chế và kháng khuẩn. *Một số thảo dược (như tỏi) chỉ diệt khuẩn hại, không diệt vi khuẩn có lợi (Lactobacillus spp.). *Dùng nhiều thảo dược không bị ngộ độc, thậm chí khi nồng độ của gia vị và thảo dược cực cao trong cơ thể (nhưng vài loại vẫn độc). *Hơn 60 chi thực vật có đặc tính ức chế vi khuẩn E.coli và/hay Staphylococcus aureus. (Newman, 1998) *Thảo dược thân thiện với môi trường. *Nó là thức ăn phụ trợ. Một số tham khảo về kháng sinh Dùng kháng sinh liên tục trên gà trong cùng môi trường dẫn đến việc giảm hay thậm chí ngừng tăng trưởng (Nelson et al., 1963). Việc bổ sung các loại kháng sinh mới không có tác dụng trên sự tăng trưởng, tỷ lệ tử vong và chuyển hóa thức ăn ở gà thịt (Proudfoot et.al., 1990). Việc sử dụng kháng sinh trong các trang trại chăn nuôi có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể bệnh tật và tử vong vì kháng thuốc (Newman, 2002). Việc sử dụng kháng sinh rộng rãi trong ngành công nghiệp gia cầm dẫn đến sự xuất hiện các dòng kháng thuốc một cách nhanh chóng (Guo, 2003). Đường lây truyền quan trọng nhất của vi khuẩn kháng thuốc qua con người là thức ăn, cụ thể là các sản phẩm như thịt và trứng động vật (Hinton, 1988). Do đó, EU đã cấm sử dụng hầu hết các chất kháng sinh dùng trên động vật, bao gồm cả gia cầm và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chúng trong điều trị (European Commission/Scientific Steering Committee, 1999). Sự kỳ diệu của tỏi Tác dụng kháng khuẩn (antimicrobial) của tỏi trong đường tiêu hóa mạnh hơn nhiều so với các loại thảo dược và gia vị khác. Nó không tiêu diệt khuẩn Lactobaccilus vốn có ích cho cơ thể động vật. Khi tỏi tươi bị đập dập; alliin chuyển hóa thành sulphenate, pyruvate và ammonia nhờ allinase. Sulphenate chuyển hóa thành allicin (còn gọi là diallyl thiosulphenate), vốn được xác định như là hợp chất kháng khuẩn. Tác dụng của tỏi trên một loạt vi sinh: Tác dụng của tỏi trên các khuẩn E. coli và lactic: Đặc tính kháng khuẩn (antimicrobial) của thảo dược và gia vị: *Thì là Ai Cập = Cumin (Cuminum cyminum) *Ngò ta = coriander, chinese parsley *Oregano = một loại rau thơm (Origanum sp.) *Đinh hương = clove Syzygium aromaticum, gia vị cay, xuất xứ từ đảo Maluku, Indonesia, sau được trồng ở nhiều nơi khác trên thế giới. *Mù tạt = mustard, cây thuộc các chi Brassica và Sinapis, họ cải bắp. Chất đề kháng chủ động (immuno-active) polysaccharides chiết xuất từ hai loại nấm, Tremella fuciformis (TreS) và Lentinus edodes (LenS), và hoàng kỳ Astragalus membranacea Radix (AstS), dường như có tác dụng ức chế vi sinh và cải thiện sức khỏe. Những sản phẩm này đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng bằng cách cải thiện điều kiện thể chất của hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn nhiễm của động vật (Guo, 2003). Các sản phẩm thảo dược dành cho gia cầm trên thị trường: Tác dụng của các loại thảo dược trên E. coli: Tỏi (garlic)>đinh hương (clove)>quế (cinnamon)>oregano>xô thơm (sage) Trị bệnh cho gà bằng thảo dược và gia vị: *Sầu đâu = neem tree (Azadirachta) (đừng nhầm với xoan ta Melia) *Thầu dầu = castor oil plant (Ricinus communis) *Khuynh diệp, bạch đàn = Eucalyptus tree *Cúc sữa = sow thistle (Sonchus) *Dứa gai = sisal plat (Agave) *Bồng bồng = sodom apple (Calotropis) *Trâm ổi = Lantana camara *Măng tây = apparagus *Mbegu rahisi = cây bản địa ở châu Phi, không rõ tên khoa học Kết luận Sử dụng thảo dược có quá nhiều ưu thế so với thuốc. Thuốc thậm chí không thể dùng trong giai đoạn đẻ trứng của gà, bởi tác dụng phụ trên trứng. Ngày nay, có một số sản phẩm thảo dược xuất hiện trên thị trường. Nông dân dễ dàng áp dụng chúng cho gà đẻ, gà thịt và gà giống mà không lo tác dụng phụ. Những thuốc này thậm chí có thể dùng trong giai đoạn đẻ trứng. Nông dân cũng mong muốn sử dụng thảo dược cho gia cầm. Nhưng các sản phẩm vẫn chưa quen thuộc đối với họ.