Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Tại Sao Các Dòng Cá Trở Nên Khác Biệt?

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi kiatisak, 11/9/08.

  1. kiatisak

    kiatisak Active Member

    Tại Sao Các Dòng Cá Trở Nên Khác Biệt?
    Leo Buss, PhD – http://www.bettysplendens.com/why-lines-become-distinctive.html

    Khi lần đầu tham dự triển lãm IBC, tôi bối rối với khả năng của một số người khi bước vào phòng triển lãm và ngay lập tức xác định con cá nào thuộc về nhà lai tạo A và con cá nào thuộc về nhà lai tạo B. Sau cùng, các lọ triển lãm không hề gợi ý danh tính của nhà lai tạo, và dẫu nhiều khả năng bạn có thể biết một nhà lai tạo nào đó đang làm việc với một màu nào đó, thì nội thông tin đó vẫn chưa đủ để gán ghép cá cho nhà lai tạo. Nhớ lại, tôi không bao giờ nên bối rối bởi lời tuyên bố hay bởi tính xác thực (veracity) của nó.

    Nhiều giải thích nảy sinh trong đầu cho việc tại sao các dòng cá trở nên khác biệt (distinct), và như thường đúng trong khoa học, những nguyên nhân rõ ràng không nhất thiết là quan trọng nhất. Chắc chắn, một nguyên nhân để các dòng cá nhận những dấu hiệu (signature) khác nhau đó là những nhà lai tạo khác nhau tuyển chọn cá của mình theo những tiêu chí (criteria) khác nhau. Thậm chí, trong số những là lai tạo IBC, có những người mà tiêu chí đầu tiên của họ là hết sức bám sát các tiêu chuẩn màu sắc (color standards) của IBC và họ sẽ thanh lọc bất kỳ con cá nào không đạt bài thử (test) này cho dù cá đó đẹp kiểu khác. Ngược với những nhà lai tạo theo màu, nhiều người sẽ ưu tiên tuyển chọn theo vây và chỉ quan tâm tới màu sắc trong số những con đã được xác định là đẹp về vây (finnage), dáng (conformation) và sự đối xứng (symmetry). Đặc trưng (imprint) của những kiểu (styles) này là không thể nhầm lẫn trong bất kỳ triển lãm IBC nào. Khi một người có cơ hội xem đồng thời hàng trăm con cá từ hàng tá nhà lai tạo, thì sẽ dễ để phân biệt cá dựa vào sở thích (predilection) của mỗi nhà lai tạo.

    Cá cũng có thể nhận một bề ngoài khác biệt bởi cách nuôi dưỡng khác nhau. Chất lượng nước và khẩu phần rõ ràng là những biến số (variables) môi trường góp phần vào vẻ bề ngoài. Một ví dụ nổi bật về ảnh hưởng môi trường đến một tính trạng ưa chuộng là sự tác động của môi trường xã hội lên sự phát triển vây (1-3). Khi những cá đực được nuôi trong một hồ cộng đồng, vây của chúng phát triển ngắn hơn so với những con được nuôi trong các lọ riêng. Các kết quả của một thí nghiệm điển hình như vậy (3) được trình bày ở Hình 1. Tác giả của nghiên cứu này nuôi một bầy trong một hồ cộng đồng trong 4.5 tháng. Vào lúc đó, ông chọn ra những cá đực với kích thước và bộ vây tương đương, và lên keo một nửa của số này, trong khi vẫn giữ những con khác trong hồ cộng đồng. Cá lên keo được phép sừng (flare) với con bên cạnh chúng. Vào cuối tháng thứ bảy, tia dài nhất ở mỗi vây của từng con được đo đạc. Vây của những cá đực được nuôi riêng trung bình lớn hơn khoảng 20% so với những con được nuôi trong hồ cộng đồng (Hình 1). Cũng tác giả này phát hiện thấy những con được cách ly sản sinh ra lượng hormon giới tính đực nhiều hơn hẳn (và hormon giới tính cái ít hơn) so với những anh em nuôi-hồ-cộng-đồng của chúng. Hơn nữa, ông còn phát hiện thấy cá đực đầu đàn (dominant male) trong số cá nuôi-hồ-cộng-đồng có bộ vây lớn hơn, mức độ hormon giới tính đực cao hơn và mức độ hormon giới tính cái thấp hơn so với những cá đực đàn em (subordinate males). Trên cơ sở này, xin được gợi ý rằng tác động lên sự phát triển vây được quy cho những tác động của môi trường xã hội.

    [​IMG]

    Việc lựa chọn con giống và cách nuôi (husbandary) không phải là những lý do duy nhất khiến các dòng cá trở nên khác biệt. Điều này có thể được minh chứng bằng một “thí nghiệm tưởng tượng”. Hãy tưởng tượng một nhà lai tạo, người bắt đầu với 2 dòng cá, lựa chọn cá cha mẹ hoàn toàn ngẫu nhiên, và lai cận huyết nội dòng chứ không giữa những dòng này. Hơn nữa, hãy tưởng tượng rằng nhà lai tạo duy trì hai dòng cá dưới một tập hợp điều kiện càng giống càng tốt. Trong bối cảnh này, chúng ta đã bỏ qua việc lựa chọn có chủ ý và khác biệt về môi trường như những lời giải thích khả dĩ và bây giờ có thể thắc mắc rằng hai dòng cá vẫn sẽ trở nên khác biệt chăng. Thực tế kỳ lạ đó là hai dòng cá này sẽ dứt khoát phân hóa về ngoại hình. Nếu chúng ta tiếp tục lai cận huyết – bất kể tiêu chí lựa chọn mà chúng ta áp dụng hay môi trường nào mà chúng ta nuôi – thì dòng cá chắc chắn sẽ trở nên độc nhất.

    Các dòng trở nên khác biệt như một hệ quả di truyền (consequence of genetics) mà với nó các nhà lai tạo Betta hoàn toàn quen thuộc. Đặc trưng (uniqueness) bắt nguồn từ thực tế rằng khi chúng ta lai cận huyết, chúng ta đánh mất biến dị di truyền (genetic variation) bằng cách tạo ra những đồng hợp tử (homozygotes). Xin nhớ rằng ở bất kỳ động vật được cho nào, mỗi gien đều bao gồm hai bản sao gọi là alen. Nếu hai bản sao khác nhau, thì động vật được coi là dị hợp (heterozygous) của gien đó, còn nếu chúng giống nhau thì nó được coi là đồng hợp (homozygous). Các dòng trở nên khác biệt bởi vì một bầy pha (cross) với các dị hợp tử (heterozygotes) có thể tạo ra cá bột đồng hợp và nếu những con đồng hợp đó được sử dụng như là chính cá cha mẹ [cá giống], thì một alen sẽ bị mất vĩnh viễn khỏi dòng đó.

    Để thấy điều này rõ hơn, hãy tưởng tượng một gien trội, với các alen + và a. Một bầy pha giữa cha mẹ dị hợp (+/a) sẽ cho ra cá bột với các kiểu gien +/+ , +/a và a/a theo tỉ lệ 1:2:1. Bây giờ hãy tưởng tượng chúng ta bắt đầu một dòng với bầy lai anh-em trong số cá bột này. Nếu chúng ta lập một ma trận với cột là cá cha theo tỷ lệ 1:2:1 và hàng là cá mẹ theo tỷ lệ tương tự (Hình 2), thật rõ ràng 2 trong số 16 ô (12.5%) là bầy lai giữa cha mẹ vốn là đồng hợp với các alen giống nhau. Từ đó, chúng ta có 1 phần 8 cơ hội chọn cá cha mẹ vốn sẽ cho ra 100% cá bột đồng hợp và như vậy, làm mất alen kia.

    [​IMG]

    Bây giờ chúng ta ở vào vị trí để hỏi có bao nhiêu alen mà chúng ta có thể đoán sẽ mất khi chúng ta cản bên trong một dòng. Bởi vì khả năng mất một alen là ⅛ cho một gien, nghĩa là chúng ta đoán sẽ mất một alen trong mỗi 8 gien.

    Việc mất đi một alen trong mỗi 8 gien dường như không phải là vấn đề lớn. Các nhà lai tạo Betta, người áp dụng di truyền vào việc lập kế hoạch các bầy pha của mình, thường xuyên theo dõi nhiều gien. Dẫu vậy, thật dễ để quên rằng cá Betta có rất, rất nhiều gien, và rằng khi chúng ta cản một bầy, tất cả chúng đều tham gia. Để hình dung bao nhiêu alen có thể bị mất đi ở một bầy được cho, trước tiên chúng ta phải biết có bao nhiêu gien. Sau cùng, một-phần-tám của một số lớn vẫn có thể là một số lớn.

    Trong khi số lượng gien chính xác ở cá Betta vẫn chưa được xác định, chúng ta có thể lấy một ý tưởng gần đúng từ thực tế là men bánh mì (Baker’s yeast) có khoảng 7,000 gien, giun tròn (nematode) và ruồi giấm có khoảng 20,000 đến 25,000 gien và con người có khoảng 40,000 gien (4). Chẳng có gì không ổn khi cho rằng cá Betta có khoảng 30,000 gien. Vì vậy, hãy đoán rằng ở cặp cha mẹ gốc, một phần sáu số gien là dị hợp, và để đơn giản tính toán, hãy giả sử rằng các gien dị hợp ở hai bên cha mẹ là cùng loại (same genes are heterozygous). Trong trường hợp này, bầy lai anh-em sẽ liên quan đến khoảng 5,000 gien dị biệt và chúng ta có thể đoán rằng 12.5% trở thành dạng đồng hợp (homozygosity) ở đời F2. Nói cách khác, bầy F2 của chúng ta sẽ khiến khoảng 625 gien chuyển từ trạng thái dị hợp sang đồng hợp. Và, với một vài tính toán bổ sung (5), chúng ta có thể tính ra rằng ở đời F3, thêm 843 alen sẽ bị mất đi và cứ như vậy. Như vậy, hai thế hệ lai cận huyết anh-em được mong đợi nhằm loại bỏ biến dị (variation) được góp phần bởi gần 1,500 gien! Do đó thật dễ thấy tại sao hai nhà lai tạo, những người không chia sẻ con giống với nhau hay với bất kỳ đối tác chung nào, sẽ nhanh chóng phát triển những dòng khác biệt.

    Các tính toán ở trên cho thấy biến dị di truyền bị mất nhanh thế nào khi lai cận huyết. Hiểu điều này, chúng ta rốt cuộc đã sắp trả lời được câu hỏi trước đây của mình. Một nhà lai tạo, đang phát triển hai dòng từ bầy F1, sẽ thấy những dòng này phân hóa, thậm chí nếu anh/cô ta chọn cá cha mẹ ngẫu nhiên và nuôi bầy con trong cùng một môi trường? Nên nhớ rằng, bầy lai anh-em được dự đoán là sẽ loại bỏ 625 alen. Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng chúng ta đã cản một bầy anh-em khác từ cùng lứa này. Đâu là cơ hội để 625 alen giống nhau bị mất đi ở mỗi dòng? Không nhiều! Hãy xem lại Hình 2. Xác suất (odds) để chọn hai con đồng hợp tử +/+ làm cha mẹ là 1 phần 16 (hay 0.0625). Vì vậy, xác suất để chọn ra cặp cha mẹ +/+ thứ hai là (0.0625) mũ (2) hay 0.0039. Các tính toán tương tự dành cho đồng hợp tử a/a, vì vậy xác suất để các alen giống nhau bị mất đi ở cả hai dòng là 2(0.0039) hay 0.0078, ít hơn 1%. Số alen dự đoán mất đi ở dòng này nhưng không mất ở dòng kia là 625 – (0.00785)5,000 hay 586. Vì vậy, cả hai bầy lai anh-em đều mất đi 625 alen, nhưng 586 trong số mất đi này là riêng (unique) ở mỗi dòng. Và những khác biệt này sẽ chỉ trở nên rõ ràng hơn ở những đời tiếp theo. Cả hai dòng nhanh chóng mất đi biến dị di truyền, nhưng những alen mà chúng mất đi lại khác nhau.

    Chắc chắn rằng những bộ vây và màu sắc ngoại lệ được tạo ra bởi các nhà lai tạo IBC sẽ không thể đạt được mà không có sự tuyển chọn chủ động về những con giống phù hợp và chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, việc nuôi và tuyển chọn chẳng qua là những tay lái để hướng đến dạng đồng hợp cố hữu trong hoạt động lai cận huyết. Các nhà lai tạo, những người chỉ làm việc nội trong dòng cá của riêng mình, sẽ nhanh chóng và chắc chắn phát triển những cá thể với vẻ ngoài (look) khác biệt. Dĩ nhiên, vẻ ngoài đó có thể đạt được, ở mức độ nhất định và trong giai đoạn nhất định, bởi những ai mà họ chia sẻ con giống. Nội điều đó cũng đảm bảo rằng người quan sát tại một triển lãm IBC có thể không bao giờ thực sự biết cá nào thuộc về ai.


    (1) Mathis, M. (1940) Bull. Soc. Zool. France 65: 84-90.

    (2) Laudien, H. (1966) Z. wiss. Zool. 172: 134-178.

    (3) Leitz, T. (1987). J. Exp. Zool. 244: 473-478.

    (4) http://iubio.bio.indiana.edu:8089/

    (5) Interested readers can find exact formulations in any textbook on population genetics, e.g., Crow, J.F. and M. Kimura. (1970) An Introduction to Population Genetic Theory. Harper & Row, NY.


    Source: FAMA
     
    Last edited by a moderator: 22/9/17
  2. khoanguyen

    khoanguyen Active Member

    ax!hay wá anh ơi !cam on anh nhìu!:D
     
  3. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Lâu rồi mới có một bài dịch hay, cám ơn Kiatisak.

    Hình như chỗ này tác giả tính lộn. Đời F2 mất 625 gen thì chỉ còn 5000 - 625 = 4375 gen dị hợp tử. Như vậy đời F3 sẽ mất 4375/8 ~ 547 gen (chứ không phải là 843 gien như tác giả nêu???).
     
  4. khoanguyen

    khoanguyen Active Member

    ua mấy anh !F1,F2,F3 la sao hả mấy anh !thank nhìu!
     
  5. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Khi 2 con lai với nhau cho ra một dòng mới là đời F1, trong bầy F1 ép với nhau ra F2, từ những con F2 ép với nhau cho bầy F3..............Fx.....
     
  6. tranquan

    tranquan New Member

    Và nếu lai thêm 10 đời nửa sẽ ra YZF-R1 của Yamaha giá 65.000$ :D:D:D:D:D:D:D:D
     
  7. dthong

    dthong Moderator


    Chắc là không lộn đâu . Ổng có nói phần references là công thức tính nằm trong các tài liệu về population genetics . Dò tìm trên google thì mấy công thức này rất méo mó nhức đầu không chỉ đơn giản cộng trừ .
     
  8. Bettah Splendens

    Bettah Splendens Active Member

    Ý ! cái vụ này mọi người trên diễn đàn mình hay lắm à em Kiatisak :D ... nhứt là mấy đứa nhỏ . Ví dụ như post hình lên là mọi người biết được liền cá này của Cedric , cá này của Tô Minh , cá này của Chí Dũng .... V.v... Hihihi
     
  9. raymond

    raymond Active Member

    Riêng mình thì sao này trên thị trường VBM (Vietnam Betta Market) có bung ra dòng liathia nào lạ hơn thì mình khẳng định đó là dòng Mahachai của Kiatisak chứ không của ai khác....hì hì hì
     
  10. vienphuong280286

    vienphuong280286 Active Member

    chưa chắc à nhen anh Mon ! Mahachai "độc nhất" nhưng không phải "vô nhị" . Nếu không có gì thay đổi 3,4 tháng nữa ở Việt Nam sẽ có mặt thêm betta MDP
     
  11. khoanguyen

    khoanguyen Active Member

    cảm ơn anh nhị xuân!đã chỉ cho em!thank nhìu!
     
  12. khoanguyen

    khoanguyen Active Member

    để em ví dụ thử nha!:D
    2 con lavender cho ép với nhau ra đời F2!
    ĐÚNG HÔNG MẤY ANH!:D
     

Chia sẻ trang này