Bộ Tam Plakat! Joep van Esch – http://www.bettas4all.nl/viewtopic.php?f=7&t=7749&sid=800c95259e8a51f2262a84e86e4c61a4#.Wds0gLIjHZ4 Bài viết này được đăng trên: - Flare (Journal of the IBC) - September/October 2007, Volume 41, No. 2. - Le Macropode (Journal of the CIL) - January/February 2008, No. 1 Chúng ta hiện có ba loại PK vốn được chấp nhận trong các cuộc triển lãm khác nhau trên toàn thế giới. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ quan điểm của riêng mình về các loại betta vây ngắn khác nhau mà chúng ta biết hiện nay. Tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn sáng tỏ hơn về các loại PK khác nhau và tiêu chuẩn của chúng. Nên nhớ rằng bài viết này sẽ phần nào trùng lặp với tiêu chuẩn IBC hiện hữu về PK. Betta vây ngắn đã rất phổ biến trong thế giới betta nhờ ngoại hình gọn gàng, sống động của mình. Chúng cũng thường thuận lợi hơn betta vây dài bởi chúng có khả năng mang vác bộ vây tốt hơn trong cả đời và bớt nhạy cảm với bệnh thối vây. Cá betta vây ngắn, còn được biết như là plakat, là khôn-vây (finnage-wise), có quan hệ huyết thống gần gũi với cá betta hoang dã. Trong nhiều thế hệ, các nhà lai tạo Thái đã cản dạng này với cá hoang dã để phát triển bản năng chiến đấu, lối đá, độ bền, kích thước và màu sắc. Việc thực hành lai tuyển chọn này đã đặt nền tảng cho các màu sắc và loại đuôi khác nhau mà chúng ta biết hiện nay. Đó là việc lai tuyển chọn của Guy Delaval (Pháp) vào những năm 1980, với cá xuất phát từ các tiệm thú cưng (petshops); Paris Jones và Peter Goettner (Mỹ), những người đã nâng cấp cá betta với một góc xòe đuôi (lên đến 180 độ). Từ khi trang bìa tạp chí FAMA năm 1993 đăng hình một con halfmoon (HM) xanh ngọc đực, vốn được cản bởi đội hợp tác quốc tế CHENMASWIL bao gồm Laurent Chenot (Pháp), Rajiv Massilamoni (Thụy Sĩ) và Jeff Wilson (Mỹ), loại đuôi chữ-D đã chinh phục toàn thế giới-betta! Trong những năm tiếp theo, HM đã được hoàn thiện hơn, dẫn đến tiêu chuẩn mà chúng ta biết ngày nay. Phát triển này cũng tác động đến sự tiến hóa của những loại đuôi khác. Ngày nay, những tiêu chuẩn của cả đuôi đơn lẫn đuôi kép đều mô tả đuôi chữ-D lý tưởng. Nhưng nên nhớ rằng, có nhiều thứ hơn là chỉ cái đuôi và rằng HM lý tưởng được đặc điểm hóa bởi sự cân đối tổng thể (overall balance) vốn có thể được bao bọc trong một vòng tròn. CHENMASWIL halfmoon, “BEST OF SHOW”, IBC Convention 1992, Tampa, Florida [1] HM lý tưởng theo Yia Ly (Pháp) [2] Trong nhiều năm trời, plakat truyền thống là loại duy nhất được thấy tại các cuộc triển lãm betta nhưng cơn sốt HM cũng dẫn đến sự tiến hóa của loại cá đuôi ngắn này. Việc pha HM vây dài với PK truyền thống dẫn đến sự ra đời của halfmoon plakat (HMPK). Tương tự như PK truyền thống, hình dạng của HMPK là bất đối xứng (asymmetrical) nhưng kết hợp các tính trạng của cả PK truyền thống lẫn HM. Vào 2005, IBC chính thức phân biệt PK truyền thống (bất đối xứng) và PK cảnh bất đối xứng bằng việc tạo ra một tiêu chuẩn riêng cho mỗi dạng. Hai tiêu chuẩn thể hiện nhiều trùng lặp nhưng khác biệt ở hai điểm chính: đuôi và vây lưng. Khi lai tạo HM vây dài, mục đích tối cao là cá với ngoại hình cân đối (balanced appearance), vậy có lạ không khi tiêu chuẩn cho HM PK lại đang mô tả một con bất đối xứng? Một cách logic, sự ưa chuộng gia tăng ở plakat cảnh dẫn đến việc hình thành một loại PK nữa, PK đối xứng (symmetrical), loại vây ngắn tương đương với HM vây dài, cũng thường được gọi là “shortmoon” (tiểu nguyệt). IBC phản ứng với xu hướng này bằng việc phát triển một tiêu chuẩn thử nghiệm (trial standard) và có thể được coi như là phiên bản vây ngắn của tiêu chuẩn được áp dụng cho HM vây dài. Sự mở rộng từ một thành ba lớp PK dĩ nhiên có thể tạo ra một số nhầm lẫn. Vậy, đâu là những điểm giống nhau và khác nhau giữa những tiêu chuẩn này? Ngoại hình chung (overall appearance): Như tên gọi, PK cảnh và truyền thống bất đối xứng (asymmetrical) có ngoại hình không cân đối (unbalanced), chủ yếu gây ra bởi độ dài của vây bụng và hình dạng của vây hậu môn. Mặt khác, PK đối xứng (symmetrical) có ngoại hình cân đối và một cách lý tưởng, có thể được bao bọc trong một vòng oval. Thân (body): Dạng thân (bodyshape) của cả ba loại PK đều ít nhiều giống nhau. Điều quan trọng là thân hình phải tương xứng với vây. Một cách lý tưởng thân phải đày đặn với gốc đuôi to khỏe. Đường trên (topline) “miệng-đến-vây lưng” phải trơn tru, không lồi lõm (dips and bumps). Phần sau thân phải gần như đối xứng (gần giống như một ảnh gương khi bạn kẻ một đường giữa tưởng tượng) với gốc đuôi mạnh mẽ. Vảy trên thân phải thật đều. PK truyền thống (bất đối xứng) đen [3] Đuôi: Ở cả 3 loại PK, góc xòe đuôi lý tưởng phải là 180 độ nhưng sự khác biệt nằm ở hình dạng (shape) và phân nhánh tia vây. Đuôi của PK truyền thống (bất đối xứng) được phép tròn hay hình át bích. Theo ý kiến riêng của tôi, PK truyền thống (bất đối xứng) lý tưởng phải có phân nhánh sơ cấp (2-tia). Theo tiêu chuẩn của IBC, cả phân nhánh sơ cấp lẫn nhị cấp (4-tia) đều được phép. Sự xòe rộng (spread) của đuôi không dựa trên phân nhánh tia vây mà bởi sự giãn màng (webbing) giữa các tia. Đuôi của PK cảnh bất đối xứng và PK đối xứng đều có tia vây thẳng, cạnh sắc và dạng bán nguyệt (chữ “D”). Các tia đuôi thường phân nhánh nhị cấp (4-tia) hay hơn (nhưng không nên quá nhiều). Góc xòe >180 độ (overhalfmoon, oHM) không được ưu tiên hơn góc xòe 180 độ. Ở đây, đuôi không được dài quá 1/3 [chiều dài] thân. Vây lưng: Với cả ba loại, vây lưng xếp chồng lên thân là không được mong đợi và những tia trước (gần phía đầu) không thể quá ngắn (như thường thấy ở cá mang gien DT). Vây lưng của PK truyền thống (bất đối xứng) có dạng bán nguyệt với bề ngoài hơi nhọn và có kích thước (volume) đầy đặn. Vây lưng của PK cảnh bất đối xứng phải là hình bán nguyệt và xòe ra như quạt. Khả năng để vây mở theo lối này thường đạt được không bằng việc gia tăng kích thước [vây], mà bằng việc gia tăng phân nhánh tia vây. Ở PK đối xứng, vây lưng thường hơi vuông vức nhưng điều quan trọng đó là cả kích thước lẫn hình dạng đều không được ảnh hưởng đến sự cân đối tổng thể. Một cách điển hình, hiệu ứng mong đợi đạt được bằng việc gia tăng số lượng tia vây. PK cảnh bất đối xứng metallic xanh dương. PK bất đối xứng copper [4] Vây hậu môn: Vây hậu môn bắt đầu từ điểm to nhất của thân (ngay sau bụng) và kéo dài đến gốc đuôi. Trong hầu hết các trường hợp lý tưởng, vây hậu môn xếp chồng lên phần dưới của đuôi khi sừng (flaring). Ở PK truyền thống (bất đối xứng), vây hậu môn có hình thang (trapezium) với đáy ngắn ở phía trước và đáy dài hơn ở phía sau vốn kéo dài thành chóp nhọn (pointed tip). Chiều dài tia cuối cùng thường gấp đôi cạnh thấp nhất của đuôi. Dạng vây hậu môn của PK cảnh bất đối xứng cũng hoàn toàn tương tự nhưng thiếu chóp nhọn, thứ không được mong đợi ở đây. Ở PK đối xứng, vây hậu môn được mong đợi vuông vức (rectangular) hơn và chạy song song với thân. Chiều dài của các tia vây ít nhiều như nhau và tương đương với cạnh thấp nhất của đuôi và chiều cao của vây lưng để duy trì sự sự cân đối tổng thể. Vây bụng [kỳ]: Vây bụng của PK truyền thống (bất đối xứng) có thể đầy đặn (full) hoặc mảnh mai (thin). Chiều dài phải là tối thiểu 2/3 chiều dài thân (tính từ gốc vây bụng đến gốc đuôi) hay dài hơn. Vây bụng của PK cảnh bất đối xứng nên có chiều dài tương tự nhưng phải có ngoại hình đầy đặn hơn [to]. Ngược với cả hai loại PK bất đối xứng, vây bụng của PK đối xứng, một cách lý tưởng, phải hoàn toàn cân đối với chiều dài của các vây lẻ nhằm đảm bảo ngoại hình đối xứng. PK cảnh đối xứng black copper dragon [4] PK cảnh đối xứng đa sắc xanh dương/đỏ [5] Nên nhớ rằng ba lớp PK đang chỉ ra tình huống lý tưởng. Trên thực tế, sự tồn tại của ba lớp PK cũng tạo ra khó khăn. Đặc biệt trong việc phân loại cá cho triển lãm. Việc pha giữa các loại PK hay vây dài khác nhau cũng thường té ra “các dạng-lửng-lơ” (in-between-forms) vốn thường được coi như là “PK quá độ” (transitional). Sự tồn tại của ba lớp PK khác nhau, về logic, dẫn đến hai loại “PK quá độ”: 1) “PK quá độ loại 1” là dạng-lửng-lơ giữa PK truyền thống và PK cảnh bất đối xứng. Đuôi của loại này thường thể hiện đa phân nhánh (biến thiên từ 4- đến 8-tia) như được thấy ở đuôi của PK cảnh bất đối xứng nhưng cạnh lại luôn tròn, điều gợi nhớ đến đuôi của PK truyền thống (bất đối xứng). Vây hậu môn cũng thường không nhọn bằng PK truyền thống (bất đối xứng), nhưng lại dài hơn so với PK cảnh bất đối xứng. 2) “PK quá độ loại 2” là là dạng-lửng-lơ giữa PK cảnh bất đối xứng và PK đối xứng. Khó khăn ở đây là hình dạng của vây lưng, vây hậu môn và vây bụng. Vây lưng luôn vuông vức. Vây hậu môn bớt chúc xuống như PK cảnh bất đối xứng nhưng cũng kém song song như PK đối xứng. Vây bụng cũng luôn có độ dài lơ lửng giữa hai loại. Nói chung, những con cá như thế này không thể đoạt giải cao ở bất kỳ thể loại nào nhưng thường là chất liệu tốt để làm việc với và để xây dựng một dòng chất lượng. Dragon PK quá độ loại 1 Metallic xanh dương PK quá độ loại 2 Tôi hy vọng các bạn hài lòng khi đọc bài viết này và rằng nó làm sáng tỏ chút nội tình về các loại PK khác nhau mà nay được phát hiện trên sân khấu-betta toàn thế giới. Tham khảo/công nhận: 1. FAMA magazine 2. Yia Ly 3. Dong 4. Rung Keereelang (Banleangbettas) 5. Morris Gabriel Nguồn: www.bettaterritory.nl ======================================= Ghi chú Còn một đặc điểm đáng chú ý nữa, khi cá betta sung lên và sừng thì đuôi có thể hơi cong một chút về phía trước. Như được thể hiện ở hầu hết cá Xiêm, cá chọi, cá lia thia hoang dã. Hai loại Plakat bất đối xứng có thể sở hữu đặc điểm này; riêng Plakat đối xứng thì đuôi không được cong lên khi sừng để đảm bảo sự đối xứng tổng thể.
Lại một bài quá hay nữa! tuy nhiên khó phân biệt các loại PK quá anh ơi! chắc tại mình chưa đọc kỹ !tia đuôi phân 2 và phân 4 khó phân biệt quá!, đối xứng cũng khó phân biệt ! con cá luôn luôn di động không thể đếm được tia vây cũng như kẽ đường thẳng để em đối xứng, Có cách nào định nghĩa phân loại gần gũi dễ hiểu hơn không anh? Hay anh VNRD giúp anh em thống kê dùm các tiêu chuẩn theo dạng bảng để theo dõi dễ hơn Cám ơn anh VNRD đã sưu tầm và dịch cho anh em một bài viết hay
Cách dễ nhứt để nhận biết Plakat đối xứng là bộ vây của nó trông giống như 1 con HaftMoon thu nhỏ vậy đó NhiXuan . Thân