Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Quan sát gà trong lồng để đánh giá tình trạng sức khỏe (Ritzelle Maria Q. Capili)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 12/11/10.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Quan sát gà trong lồng để đánh giá tình trạng sức khỏe
    Ritzelle Maria Q. Capili, DVM – http://www.sabong.net.ph


    Triệu chứng bên ngoài

    *Gà phải có mắt tròn và sáng, mắt hơi ô-van chứng tỏ gà không thật lanh lợi.
    *Bất kỳ con gà nào luôn nép mình vào một góc, không để ý đến xung quanh, đều sắp chết.
    *Hầu hết, nếu không nói là tất cả trường hợp, khi phát hiện gà bị lây nhiễm, nó thường phát bệnh.
    *Vẹo cổ (torticollis), quay mòng mòng (nghiêng ngả), liệt (paralysis) và co thắt có thể là dấu hiệu của việc thiếu vitamin B hay E, nhiễm bệnh hay nhiễm độc.

    Đặc điểm của phân

    *Luôn kiểm tra phân tươi: màu đen sẫm ở trung tâm xuất phát từ trực tràng (rectum) và màu trắng ở xung quanh chủ yếu là nước tiểu thải từ thận.
    *Máu lẫn trong phân có thể xuất phát từ ruột (intestines), trực tràng, hậu môn (cloaca) hay vòi trứng (oviduct): có thể do vết loét, nhiễm vi khuẩn, virus hay nguyên sinh bào ở đường tiêu hóa.
    *Phân vàng có thể liên quan đến bệnh dịch tả (cholera) hay thương hàn (typhoid).

    Hô hấp bất thường

    *Gà khó thở, thở dốc có thể không mắc bệnh đường hô hấp, nhưng chắc chắn mắc bệnh.
    *Đổi màu xanh trên vùng đầu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp mãn.
    *Biến đổi về âm thanh, thường trở nên khàn (harsh) hay thay đổi âm vực có thể là dấu hiệu bệnh đường hô hấp.
    *Khò khè hay hen (asthmatic) có thể do bị nhiễm vi khuẩn, virus hay nấm.

    Đánh giá thể chất

    Lông

    *Không nhiễm ký sinh, chẳng hạn như rận, ghẻ.

    Mắt

    *Sưng ngay phía trên mắt có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xoang (sinusitis).
    *Mày nâu xuất hiện xung quanh mí mắt và mỏ có thể liên quan đến bệnh đậu gà (fowlpox).
    *Bệnh marek có thể gây ra khối u trong con ngươi và tròng mắt.
    *Đổ gèn là triệu chứng chung khi nhiễm ký sinh và virus mycoplasma.

    Mỏ

    *Nứt mỏ là dấu hiệu của chấn thương hay thiếu vitamin A.
    *Mỏ biến dạng có thể là dấu hiệu thiếu vitamin D, can-xi, biotin và vitamin B complex.

    Thân

    *Cơ ngực phải cân đối khi ra soát.

    Sán (tapeworm)

    *Hướng tới phương pháp điều trị phù hợp: tiêu diệt hoàn toàn cả sán trưởng thành lẫn ấu trùng.
    *Nếu chỉ diệt được phần thân, đầu sán nhiều khả năng mọc lại thân trong vòng 3 tuần.
    *Nên kiểm tra phân gà xem có đoạn sán hay không sau khi điều trị 3-4 tuần.

    Nguyên nhân gây bệnh

    *Bệnh truyền nhiễm: vi khuẩn (bacteria), virus, nấm ký sinh (fungi) và nguyên sinh bào (protozoa).
    *Bệnh không truyền nhiễm: cơ học (chấn thương), nhiệt (lạnh, nóng), dinh dưỡng (thiếu vitamin, mất cân bằng dưỡng chất), trao đổi chất, di truyền, ngộ độc, ung bướu (neoplastic), tự miễn (immunologic), lão hóa, bội phát (idiopathic) (không rõ nguyên nhân).

    Những triệu chứng về tiêu hóa

    *Bỏ ăn.
    *Tiêu chảy: mất khả năng tiêu hóa bình thường (triệu chứng ban đầu là sưng huyệt)
    *Mất nước.
    *Bầy gà lớn không đều: gà khỏe và đẹt lẫn lộn do cạnh tranh sức đề kháng.
    *Cẳng nhợt nhạt, lông bất thường, xương phát triển chậm: hậu quả của việc không hấp thu đủ vitamin và khoáng chất.

    Cầu trùng (coccidiosis)

    *Gà tơ (2-4 tuần tuổi) dễ đổ bệnh; gà phục hồi có thể mang mầm bệnh và trở thành nguồn lây nhiễm (carrier).

    Tiêu chảy (salmonella)

    *Có thể lây nhiễm từ trứng của mái nhiễm bệnh.
    *Gà con nhiễm bệnh từ trứng hay lồng ấp sẽ chết sau vài ngày (trong vòng 2-3 tuần tuổi).

    Các dấu hiệu về bệnh đường hô hấp

    *Gà lặng lẽ và bớt hiếu động.
    *Khò khè.
    *Sưng mí mắt.
    *Hen và ho, chảy nước mắt và mũi vì tiết dịch trong khí quản.
    *Vươn cổ và há mỏ vì khó thở.

    Đậu gà (fowlpox)

    *Vết loét khô: xuất hiện trên da, đầu, chân – lan rộng và chứa đầy dịch, có thể dính với nhau và chuyển thành màu đen hoặc nâu sẫm.
    *Vết loét ướt: xuất hiện trong vùng họng và trước dạ dày (upper GIT) - ảnh hưởng đến việc thở.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/2/13

Chia sẻ trang này