Giải phẫu thực vật: Phần 1 - Thân Freemann - www.aquascapingworld.com Giải phẫu thực vật hay “hình thái thực vật” nghĩa là mô tả về cấu trúc và các bộ phận của cây. Trừ một số loài rêu đơn giản, thực vật thủy sinh có ba bộ phận cơ bản: trục của chồi hay thân, lá và rễ. Thân và lá đều phát triển từ chồi ngọn (shoot). Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu phần đầu, tức thân hay trục của chồi. Chức năng của thân Thân cây phát triển trong không khí, nước hay đất. Nó mọc thẳng hay ngang, có thể là thân chính hay cành. Thân cây có bốn chức năng chính: 1. Hỗ trợ và nâng lá, hoa và trái. Thân đưa lá đến nơi có ánh sáng và là nơi lưu giữ hoa và trái. 2. Vận chuyển chất lỏng giữa rễ và ngọn qua mạch lõi (xylem) và libe (phloem). 3. Dự trữ chất dinh dưỡng. 4. Sản sinh mô tế bào mới. Vòng đời bình thường của tế bào thực vật chỉ từ một đến ba năm. Thân cây có các tế bào phân sinh (meristem) hằng năm sản sinh ra mô tế bào mới . Thân cây bao gồm nhiều mắt (node), nơi chồi mọc thành một hay nhiều lá, hoa hoặc cành, đốt (internode) tức phần thân giữa hai mắt (hình 1). Dạng thân và đốt Kích thước đốt hầu như quyết định đặc tính của cây thủy sinh. Đốt dài, thân lộ rõ và lá mọc xa nhau. Hygrophila polysperma là một ví dụ về loại này. Đốt ngắn, thân không lộ rõ vì nó bị che bởi đám lá rậm rạp, chẳng hạn như các loài lá trầu Echinodorus và tiêu thảo Cryptocoryne. Kích thước đốt ảnh hưởng đến hình dạng của cây (hình 2). Các phần của thân Thân thường bao gồm ba loại mô tế bào: mô biểu bì (dermal), mô nền (ground) và mô mạch (vascular). Mô biểu bì nằm ở bề mặt thân, ở cây thủy sinh, chúng bảo vệ và kiểm soát sự trao đổi khí. Có (hay không có) một lớp cutin (cuticle) mỏng, cutin là lớp sáp phủ được các tế bào biểu bì tạo ra. Chức năng chính của cutin là chống mất nước, đo đó hầu hết cây thủy sinh không cần đến nó. Mô nền thường bao gồm chủ yếu là các tế bào nhu mô (parenchyma) và bao quanh mô mạch. Nó đôi khi tham gia vào quá trình quang hợp. Mô mạch hỗ trợ cấu trúc và vận chuyển dưỡng chất. Góc giữa lá và thân được gọi là nách lá (axil) (hình 1). Mỗi nách lá có khả năng mọc ra một chồi mà nó có thể phát triển thành một nhánh bên từ thân chính. Mức độ phân nhánh thay đổi một cách đáng kể tùy vào mỗi loài. Theo quy luật, cây thủy sinh thân dài rất phổ biến do đó những loài bám rễ vào nền phát triển thành bụi, trong khi những loài trôi nổi phát triển thành thảm dày. Cây thủy sinh thân ngắn hiếm khi phát triển nhánh bên. Phân nhánh và ra hoa Có 2 loại phân nhánh từ thân. Ở một loại, phần ngọn liên tục phát triển, những cành bên chỉ hỗ trợ cho thân chính, và hoa mọc ở nách lá. Các loài Ludwigia là một ví dụ điển hình về loại này (hình 3). Ở loại kia, phần ngọn ngừng phát triển sau một thời gian nhất định, nó chết hoặc yếu đi sau khi ra hoa. Thân chính được thay thế bằng một chồi bên. Các loài Cryptocoryne là ví dụ cho loại phân nhánh này (hình 4). Ngọn (apex) là phần trên cùng của thân nơi cây tăng trưởng. Ở ngọn và cách đó một đoạn, những tế bào phân sinh tiến đến trạng thái ổn định. Chúng có những chức năng nhất định tùy thuộc vào vị trí trên thân. Bên trong thân có những bó mô dẫn gọi là mô mạch, được kết hợp từ nhiều loại tế bào và chứa nước, chất hữu cơ và vô cơ (hình 5). Có hai loại mô dẫn là mạch lõi (xylem) và libe (phloem). Hai loại mô này phân bố từ lá cho đến rễ, và là mạch dẫn quan trọng vận chuyển nước và khoáng chất từ rễ và đường từ lá. Mặt cắt của thân Thân cây là một cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều khoang và bộ phận. Mô mạch (phần chấm) và ống dẫn khí được thể hiện trên mặt cắt của thân cây thủy sinh. Dưới đây là mô tả các bộ phận của thân. *Chồi ngọn (apical/terminal bud): chồi chính ở ngọn cây. *Chồi bên (axillary/lateral bud): chồi mọc từ nách lá. *Mắt (node): phần trên thân mà từ đó lá hay cành mọc ra. *Lóng (internode): phần thân giữa các mắt. *Sẹo lá (leaf scar): dấu vết trước đây của cuống lá (petiole). *Sẹo lá bẹ: dấu vết trước đây của lá bẹ (stipule). *Mạch khí (lenticel): mao mạch trong vỏ cây. *Gai (prickle): bộ phận sắc nhọn nhô ra từ lớp vỏ (cortex). *Vòng sẹo chồi (Terminal Bud Scale Scar Ring): vòng dấu vết trước đây của chồi. *Bó dẫn (vascular bundle/trace scar): dấu vết trước đây của bó dẫn bên trong sẹo lá. Am hiểu về giải phẫu của cây là điều cần thiết để hoàn thiện bố cục hồ thủy sinh. Việc nắm vững cách thức phát triển của cây có thể giúp người chơi tỉa và uốn để chúng phát triển không chỉ theo bố cục mà còn gia tăng vẻ đẹp của chúng. ------------------------------------------- Giải phẫu thực vật: Phần 2 - Lá Giải phẫu thực vật: Phần 3 - Rễ