Thuốc bổ sắt (Robert Mather) Robert Mather (Witch Hunt Gamefarm) – www.gamerooster.com Tôi từng chơi bồ câu đua trước khi tham gia trò chọi gà, và tôi luôn tìm cách ứng dụng những gì của bồ câu đua vào gà chọi. Đây là bộ môn thể thao lâu đời vốn vẫn còn rất thịnh hành ở Anh, Hà Lan... Một lần đến đó, tôi thấy nước uống không được trong, và một số còn có mùi lạ. Sau cùng tôi hỏi một trong những chủ trại “có gì ở trong nước”. Và đó là lúc ông mời tôi ngồi xuống để nói về “trà bồ câu”. Chúng cũng có các loại thuốc tương tự như của gà, chẳng hạn như “Đua Cực Nhanh” thay vì “Siêu Hạ Thủ”. Nhưng tôi phát hiện thấy, hầu hết những tay đua thành công đều sử dụng “trà” thay vì thuốc. Họ lập kế hoạch biệt dưỡng bồ câu trong một giai đoạn, và luôn duy trì sức khỏe tốt. Sử dụng “trà dược” vừa hiệu quả mà lại không độc hại. Dưới đây là một trong số “trà dược” mà ông chia sẻ với tôi, và bạn sẽ thấy nó giúp ích cho chiến kê như thế nào. Tôi sẽ phân tích từng thành phần để xem tại sao nó lại có ích cho gà. Thuốc bổ sắt (iron tonic) 1 muỗng canh (10ml) dung dịch i-ốt hiệu Lugols (dạng lỏng) 3 muỗng canh (30ml) thuốc bổ sung sắt hiệu Parrish (hay bất kỳ loại thuốc bổ sung sắt dành cho người khác) 3 muỗng canh (30ml) dung dịch vitamin B12 hiệu Cytacon Hướng dẫn: Hòa tất cả vào nửa lít nước (nước cốt). Khi cho uống, lại lấy 10 ml nước cốt hòa với nửa lít nước hay dễ hơn là, 50 ml trong 3 lít nước. Công thức này của L.T Corby, theo tôi là loại tốt nhất dành cho chim và cũng rẻ nhất. Công thức mà ông phổ biến rất đơn giản và tôi cho chim uống hàng tuần khi vào mùa đua, thường vào thứ Ba và thứ Năm khi có cuộc đua. Tôi sử dụng thuốc này bởi lượng vitamin B12 lấy từ thức ăn là chưa đủ, và dẫu sao hầu hết thực phẩm đều thiếu nó. Sắt là thuốc kích thích tự nhiên đối với bồ câu, bởi nó bổ máu cho bồ câu đua, gia tăng ô-xy và phòng ngừa bệnh thiếu máu. Dung dịch i-ốt thường được dùng như chất sát trùng mà nhiều tay chơi bồ câu không nhận thức được giá trị của nó. I-ốt giúp gia tăng lượng trao đổi chất ở bồ câu, có nghĩa, nếu được bổ sung thường xuyên thì sẽ giúp ngăn béo phì. Tác dụng tuyệt vời đối với bồ câu đua và bồ câu giống. Dung dịch i-ốt có thể bổ sung riêng, xem thêm thông tin ở dưới. Công dụng của i-ốt I-ốt cần cho chức năng của tuyến yên và sản sinh ra hormon tuyến yên. Hormon tuyến yên ổn định tốc độ trao đổi chất trong cơ thể và đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng. I-ốt có nhiều trong cá và muối i-ốt (muối bổ sung i-ốt). Thực phẩm bổ sung i-ốt chứa potassium iodide, potassium iodinate, sodium iodide, hay calcium iodinate. I-ốt chỉ có trong cá và rong biển. Cỏ chỉ chứa i-ốt một khi đất trồng giàu chất này; thức ăn hàng ngày có chất này là thịt bò, vốn được nuôi bằng loại cỏ trên. I-ốt cần cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của thể chất và tâm lý, cũng như sinh sản. I-ốt hỗ trợ sự phát triển và chức năng của tuyến yên, điều khiển việc sản sinh năng lượng, và giúp đốt cháy mỡ thừa bằng cách kích thích trao đổi chất. Lưu ý rằng chức năng của tuyến yên cần thiết cho sự phát triển tâm thần và tình trạng của da và lông. Thêm nữa, sự thiếu hụt i-ốt khiến tuyến yên nở to, tinh thần chậm phát triển, lông kém phát triển, thừa cân và yếu ớt. Công dụng của sắt Sắt có tác dụng gì? Sắt là một phần của hemoglobin, chất vận chuyển ô-xy trong máu. Việc thiếu sắt khiến gà dễ bị mệt vì cơ thể thiếu ô-xy. Sắt cũng là một phần của myoglobin, chất giúp cơ bắp dự trữ ô-xy. Thiếu sắt, ATP (nguyên liệu để cơ thể vận hành) không thể được tổng hợp. Kết quả, việc thiếu sắt sẽ trở nên nghiêm trọng dẫu mức độ hemoglobin vẫn bình thường. Huyết mạch là hệ thống duy trì sự sống bằng cách nuôi dưỡng các tế bào. Bên trong mỗi tế bào hồng cầu đều có một chất gọi là hemoglobin, mà nhiệm vụ là cung cấp ô-xy cho các tế bào, nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Nếu thiếu hemoglobin, hồng cầu không thể tải đủ lượng ô-xy mà tế bào cần cho quá trình trao đổi chất. Điều này được gọi là bệnh thiếu máu (anemia). Bệnh thiếu máu là bệnh hồng cầu không có đủ hemoglobin. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu là vì không đủ sắt. Công dụng của B12 Vitamin B12 cực kỳ cần thiết cho hệ thần kinh, và nếu thiếu thì có thể gây ra những triệu chứng về thần kinh. Việc thiếu chất hiếm khi xảy ra nhưng có thể khiến cho hồng cầu nở to. Người ta thường nhầm lẫn khi cho rằng máu động vật là nguồn cung cấp chất này. Trên thực tế, B12 là loại vitamin độc nhất được tổng hợp bởi vi khuẩn. B12 được tìm thấy trong thịt, trứng và sữa nhờ hoạt động của các vi khuẩn sống bên trong động vật. Đun quá lâu, kể cả việc đun sôi sữa sẽ làm B12 phân hủy. Trong đa số trường hợp, chứng thiếu B12 kinh niên là do một khiếm khuyết nội tại (một protein sản sinh trong ruột có nhiệm vụ vận chuyển B12 vào máu), khiến cơ thể không thể hấp thu được vitamin này. Khiếm khuyết này có thể khiến phân bất thường và phơi nhiễm với một vài loại ký sinh.