White Opaque Victoria Parnell – http://www.bettysplendens.com:80/articles/page.imp?articleid=1169 White Opaque Cá opaque của tôi đến từ Marianne Lewis/Mark Ibara, vốn tốt nhất ở Bắc Mỹ. Cả hai nhà lai tạo đều rinh về những giải thưởng hàng đầu nhờ dòng white opaque của mình, và tôi cảm thấy chẳng gì tốt hơn là kết hợp những dòng này để khởi đầu dòng cá riêng của mình. Tôi làm việc CẬT LỰC để bộ vây đạt chuẩn (up to par). Tôi đã mắc một lỗi phổ biến là cản opaque với opaque và cố tăng phân nhánh (branching) [tia vây] và độ rộng (volume) [vây] trong khi vẫn duy trì màu sạch, nhưng đây là một sai lầm. Chẳng bao lâu, màu trắng opaque bắt đầu kém dần, không lan đến viền vây, và tự suy giảm một cách toàn diện khiến cá giống như là white pastel thay vì opaque. Sau cùng, tôi học được điều mà tất cả chúng ta đều học khi lai tạo cá opaque, rằng về mặt di truyền chúng là cá xanh thép và rằng yếu tố opaque là thứ khiến chúng có màu trắng… do đó, việc cản opaque với xanh thép thuần sẽ giúp màu dày hơn và gia tăng sự lan tỏa của nó đến toàn bộ mặt và vây. Opaque đực với yếu tố opaque suy giảm và phủ trắng không đủ. Tôi sử dụng một con xanh thép đực mang gien opaque vào mục đích này. Con đực này là kết quả bầy lai giữa HM xanh thép của Chok Pengdit với opaque cái đoạt giải Cá Đẹp Nhất (Best of Show) của Marianne Lewis. Tôi gọi nó là “Chaos”. ”Chaos” Cha mẹ của Chaos Bầy này thu được cả xanh thép lẫn opaque, và trở thành nền tảng cho dòng opaque HM của tôi mà sau cùng dẫn đến những cá thể như thế này: Việc tạo ra phiên bản đuôi kép (DT) không khó, bởi tất cả những gì tôi làm là cản một trong những cá đực của mình với một cá xanh thép đuôi kép có họ hàng (related) từ dòng xanh thép của tôi, rồi cản tiếp đời F2. Phiên bản plakat cũng được làm tương tự, nhưng là bầy pha (outcross) với một con white platinum HMPK sạch sẽ. Bằng việc xoay trở tới lui trong phòng nuôi cá, tôi cũng bắt đầu thu được một dòng bướm (BF) dễ thương. Tôi gọi nó là “White Lace” [Viền Trắng]. Opaque Bướm và Plakat. Một trong những điều thú vị ở dòng cá này là nó thỉnh thoảng té ra cá với yếu tố opaque dày mà màu thực sự phủ lên mắt. Không dấu hiệu nào chứng tỏ việc này làm suy giảm tầm nhìn của chúng, và những con opaque mắt trắng (“mắt quỷ”) này lớn lên, sinh sản và sống như bất kỳ con betta nào khác. Mới đầu tôi không biết nên cảm nhận thế nào về nó, nhưng vì nó dường như không ảnh hưởng gì đến bản thân cá betta, nên tôi bắt đầu thích dòng Mắt Quỷ (Alien Eye) của mình. Chúng thật độc đáo. Opaque betta Mắt Quỷ.
Mình đang có 1 bầy khoảng 70-80 em Cha : Steel, Mẹ: Opaque (Cá bố mẹ còn sống tốt) Bầy con: Opaque + Steel + Green được 1 tháng tuổi, dài 2cm bộ đuôi chuẩn khá đẹp. Cố gắng tuyển vài em đẹp cho dòng opaque ... Nhận xét: Có vài em có ánh màu vàng, đợt sau đem ép với Yellow.. hổng biết ra cái gì ? Cùng 1 cố gắng lai tạo mình có: Bầy khác: Cha Mẹ yellow đồng huyết: bầy con 50-60 em khoảng 15 ngày, hổng biết ra màu gì ? Bầy khác nữa: Cha Yellow, Mẹ Red loss: Bầy con hơn 100 em khoảng 15 ngày ? Cũng hổng biết ra cái gì luôn ? Nhận được thông tin nhỏ khá bí mật từ 1 người bạn thân, mình chuẩn bị ép 1 cặp ... hy vọng ra màu orange ! Hãy chờ xem ! Các bạn cho ý kiến ? (Đi công tác (Dà nẵng 4 ngày, hy vọng khi về nhìn đàn cá còn ... sống ! Hic !)
Và đẹp nữa anh Hùng ơi .... Hùi trước ông Dũng có nhìu lắm chú Khánh,chú call thử ỗng coi sao.?? Bài dịch của anh Đại hay quá,chất lượng
Hichic .....phải luôn biết rằng cần con cá Xanh thép Thuần đúng nghĩa. Mình và VNRD kiếm đỏ mắt mà không có con nào thuần cả. Đã lai tạo giống như công thức trên rất nhiều lần nhưng không có con thuần nên ra trớt quớt hết. Bên Thái con màu gì nó cũng bán nhưng con Xanh thép Thuần nó lại không chịu bán đâu.Không tin các bác đặt hàng thử đi........
Con đó mình đem ép đại với cá mái (biết rõ nguồn gốc) ở nhà thu được toàn cá marble. Kết luận, cá không thuần mà chẳng qua mang gen red-loss (một loại marble)! Muốn có cá thuần phải tự làm hoặc mua từ những nhà lai tạo danh tiếng.
Joepmaster sử dụng gene redloss để tạo ra cá không có redwash và khuyên không nên lo lắng quá về redwash . Có lẽ cá không có redwash bằng cách chọn lọc nhiều đời khó thực hiện cho nên các tay lai tạo cá chuyên nghiệp như Joep cũng sử dụng gene redloss cho nhanh . http://www.bettas4all.nl/viewtopic.php?t=2354
Làm đại đi các bác ơi! chờ không biết đến khi nào mới có con thuần!(Có khi thấy bề ngoải vậy mà không phải vây!) Theo mình thì cứ làm với những con tốt nhất mà mình có được, còn hơn là ngồi chờ tìm đúng cặp! có khi tìm được con này thì con kia ....không còn! Chú ý: Chỉ áp dụng với Bettas không áp dụng cho ...người!
Cá anh dungnth hình như giống con Chaos đó, không biết bố mẹ nó có phải là steel + opaque ko? Nếu phải thì tốt quá, em đang mê opaque
Mình có một số cá xanh "thuần" nhưng thực ra là "red-loss", hồi nhỏ trông chán bỗng dưng khi lớn xanh lè hehe... Làm cá trắng chắc là được nhưng cá đen thì không biết sẽ ra sao...
Cá của mình gởi cho bác là trong bầy blue+blue, cả hai con đều hơi lem tí đỏ dưới bụng và kỳ,bác cứ làm thử xem có khi lại lòi ra cả bầy trắng,mình còn giữ lại 1 em mà nó yếu wá,hay ăn trứng
Cặp opaque đợt đó con trống không chịu kè gì hết, chỉ có ăn là giỏi. Thấy vây ko đạt nên ko đem ép, bác dungnth đã có con opaque nào đuôi đủ 180 chưa?