Bệnh rách vây: nguyên nhân và cách chữa trị Rách vây do các nguyên nhân cơ học như cá cắn nhau, va chạm... không được coi là bệnh và có thể tự lành trong điều kiện môi trường vệ sinh. Bệnh rách vây được mô tả ở đây có nguyên nhân ngoại khuẩn. Vi khuẩn này tấn công mô vây của cá, tiết ra một loại enzyme ngăn chặn nó phục hồi và gây ra tổn thương vĩnh viễn. Bệnh này lây rất dữ. Nếu không chữa trị kịp thời thì tỷ lệ cá mắc bệnh trong cùng hồ ngày càng gia tăng, thậm chí còn lan sang hồ khác và toàn trại cá. Ban đầu bạn có thể chưa thấy dấu hiệu bệnh có lẽ vì hệ miễn dịch của cá trưởng thành mạnh hơn nhưng nếu đem cặp cá đi ép thì bệnh rách vây sẽ xuất hiện ở bầy cá con. Điều quan trọng là phải chữa trị kịp thời. Nếu bệnh lan rộng thì có thể ảnh hưởng đến sản lượng hay thậm chí phải bỏ toàn bộ cá. Điều thú vị là đôi khi bệnn này tràn đến như một cơn bão, hoành hành dữ dội một hai tháng rồi tự dưng biến mất. Điều nữa là cá bệnh khi được chuyển sang nguồn nước khác dường như tạm thời khỏi bệnh. Nhiều nhà lai tạo đều ghi nhận hiện tượng này nhưng có lẽ vi khuẩn vẫn còn lẩn khuất đâu đó chờ cơ hội tái phát. Một số người nghi ngờ nguyên nhân lây bệnh do thành phần và chất lượng nước máy. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự có lẽ không phải như vậy. Mầm bệnh đã có sẵn trong hồ và điều kiện môi trường thay đổi đã kích hoạt chúng bùng phát và tấn công cá dĩa của bạn. Những thay đổi như vậy bao gồm nhiệt độ, thông số và chất lượng nước. Một số nhà lai tạo còn nhận thấy bệnh lủng đầu thường đi kèm với bệnh rách vây. Có mối liên hệ nào chăng? Diệt vi khuẩn Điều trị toàn bộ hồ nhiễm và "chưa" nhiễm bệnh trong cùng trại cá: thay 100% nước. Ngâm thuốc tím trong một ngày. Ngày sau đó, thay 100% nước. Điều chỉnh độ pH từ 5.5 đến 6. --> Bước kế tiếp, ngâm kháng sinh trong 12 ngày liên tục. Lưu ý: Nếu cần cách ly cá dĩa, hãy cách ly các nhóm cá bệnh nhẹ, vừa và nặng. Luôn giữ vệ sinh. Luôn sát khuẩn dụng cụ và chính bạn... Cắt và phục hồi vây rách Những gai vây rất cứng và một khi bị cắt thì không thể phục hồi như cũ. Điều nữa cần lưu ý là nếu tổn thương chạm đến phần thịt (viền đầu mũi tên xanh) thì cũng không bao giờ phục hồi được. Trong khi cắt vây, hãy cẩn trọng không để chạm vào phần thịt. Dụng cụ gồm: kéo + khăn ướt + tetra bột Để kích thích vây mọc lại: chuẩn bị hồ cách ly để thả cá dĩa sau khi cắt vây. Mô hình giải phẫu vây cá dĩa. Cá càng già thì thời gian phục hồi của vây càng lâu. Nếu cá dĩa đã trên 2 năm tuổi thì vây không thể phục hồi hoàn toàn được. Vây của một số con thậm chí còn không mọc lại. Nếu cá dĩa đạt trên kích thước trung bình thì nên che mắt bằng khăn ướt. Cắt xa vị trí rách. Sau khi cắt, bôi tetra vào vết thương. Giữ khoảng 20 giây cho khô trước khi thả vào hồ cách ly. Vây sẽ mọc trở lại sau từ 3 đến 4 tháng. Cá càng non thì vây phục hồi càng nhanh.
Đây có phải biểu hiện cá đã nhiễm bệnh? Bệnh đang phát triển? Nếu tím + kháng sinh vẫn không khỏi, vây bị rách đến phần thịt luôn thì phải làm sao?