Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Chênh Lệch Về Tỷ Lệ Giới Tính

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi dthong, 3/6/07.

  1. dthong

    dthong Moderator

    Chênh Lệch Về Tỷ Lệ Giới Tính
    Dr. Leo Buss - http://www.bettysplendens.com/sex-ratio-distortion.html

    Bất cứ ai thường ép cá Betta rồi sẽ gặp một bầy với trống nhiều áp đảo so với mái hay ngược lại. Nếu bạn nghe theo lời các nhà lai tạo, bạn sẽ thấy đủ loại giải thích: pH quá cao, pH quá thấp, độ tuổi mà cá được lên keo, tuần trăng, nhiệt độ lúc bình minh ngày hôm nay, giá bia ngày hôm qua, và cứ vậy. Dẫu sao, bằng chứng trực tiếp đó là, tỷ lệ giới tính có thể dao động từ gần 100% mái tới gần 100% trống; giới tính mềm dẻo một cách không ngờ.

    Lời giải cho những câu hỏi khó đôi khi đến từ việc khảo sát lời giải cho một câu hỏi dường như khác hẳn. Trên tinh thần này, trước hết hãy tự hỏi tại sao ngay từ đầu chúng ta mong đợi tỷ lệ giới tính là 1:1. Trong khi chúng ta được đóng khung để tin điều này là “bình thường” theo tỷ lệ giới tính 1:1 ở người, thì tất cả chúng ta đều quen thuộc với các loài côn trùng xã hội như kiến và mối vốn thể hiện tỷ lệ giới tính khác hẳn. Vậy điều gì duy trì tỷ lệ giới tính ở 1:1? Nếu chúng ta biết lời giải cho câu hỏi này, có lẽ chúng ta có thể hình dung ra một cách thức mà trong đó, cũng cơ chế đó có thể giải thích tại sao tỷ lệ 1:1 bị vi phạm.

    Hãy tưởng tượng một quần thể động vật với số lượng đồng đều giữa đực và cái. Chúng ta sẽ khảo sát số phận của những đột biến làm sai lệch tỷ lệ giới tính 1:1. Những đột biến thuộc loại này luôn xảy ra. Một trường hợp điển hình chịu trách nhiệm cho dịch trụi lá (blight) bắp nặng nề vào năm 1970. Một chủng đột biến của bắp xuất hiện vốn là bất thụ-đực (male-sterile). Giống (cultivar) này có đặc tính nổi bật là vụ mùa không phải bẻ cờ (hand-tasseled) [bẻ hoa đực và thụ phấn thủ công] và, do đó giống được trồng rộng rãi. Chẳng may, giống bất thụ-đực này cũng có một đặc tính là cây thỉnh thoảng nhạy cảm với nấm và hầu hết vụ mùa 1970 bị mất. Những đột biến phá vỡ tỷ lệ giới tính, cũng như những đột biến phục hồi nó, đều nổi tiếng.

    Bây giờ, đâu là số phận của một đột biến tự nhiên vốn dẫn đến việc sanh nhiều con đực? Đột biến sẽ dẫn tới một quần thể với nhiều đực hơn cái. Một số con đực chắc chắn sẽ không kiếm được bạn đời. Do vậy, con đực sẽ, về bình quân, làm kém hơn con cái trong vấn đề sinh sản và vì vậy, những đột biến vốn sanh nhiều đực sẽ bất lợi so với những cái vốn sanh ra số lượng đồng đều. Cha mẹ vốn sanh nhiều đực hơn sẽ để lại ít con cháu hơn những cha mẹ vốn sanh theo tỷ lệ 1:1. Lập luận đúng theo cả hai hướng. Nếu đột biến sanh nhiều con mái, rồi một số mái sẽ thiếu cơ hội để sinh sản và bất kỳ đột biến nào như vậy đều kém hơn một gien vốn đảm bảo tỷ lệ 1:1.

    Bây giờ chúng ta có lời giải cho câu hỏi chưa được nêu, chúng ta có thể trở lại câu hỏi mà chúng ta thực sự muốn trả lời. Chìa khóa đến từ việc xem xét kỹ lập luận về tỷ lệ giới tính 1:1. Để trình bày lời giải đó, tôi yêu cầu bạn hãy tượng tượng một quần thể với tỷ lệ giới tính đồng đều lúc ban đầu. Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta nới lỏng giả thiết này? Chuyện gì xảy ra nếu có sự thiếu hụt đàn ông, chẳng hạn như tình trạng xảy ra vào cuối Thế Chiến II? Nếu cuộc chiến đó diễn ra trong một thế hệ người để mà việc thiếu hụt đàn ông là kinh niên, thì sẽ là một lợi thế cho phụ nữ khi sanh nhiều con trai. Lợi thế, tuy nhiên, sẽ qua mau. Khi chiến tranh chấm dứt, quần thể nam giới chắc chắn sẽ trở lại bình thường và số dôi ra sẽ lại bất lợi.

    Khi tỷ lệ giới tính khác xa với 1:1, có lợi thế thực sự trong việc sinh ra nhiều giới tính bị thiếu hụt (limited), dẫu lợi thế đó sẽ nhanh chóng bị xóa bỏ. Có cách nào một sinh vật có thể nắm lấy lợi thế phù du này trong vấn đề sinh sản? Có, nhưng chỉ nếu sinh vật bằng cách nào đó có thể đánh giá được tỷ lệ giới tính ở môi trường xung quanh mình bị mất cân bằng và điều chỉnh tỷ lệ giới tính tương ứng. Hãy tưởng tượng cá Betta, hay bất kỳ động vật nào khác, có khả năng phát hiện rằng có quá nhiều cá đực xung quanh và phản ứng bằng cách sanh ra nhiều cá cái (hay ngược lại). Bất kỳ sinh vật nào như vậy đều làm tốt hơn nhiều một sinh vật, như chúng ta, vốn mù quáng sanh theo tỷ lệ 1:1.

    Dĩ nhiên, vấn đề ở đây đó là sinh vật phải có khả năng đánh giá với mức độ chính xác nào đó về tỷ lệ giới tính trong ao, vũng hay dòng chảy của chúng. Giả sử rằng, cá Betta không thể làm tính đơn giản, vậy làm thế nào chúng tính được tỷ lệ giới tính? Điều này hóa ra chẳng phải là việc khó. Chúng ta có thể đoán được rằng cá đực sẽ luôn tìm kiếm những cá cái to khỏe và cá cái luôn tìm kiếm những cá đực to khỏe, vì lý do hiển nhiên rằng cá cái to đẻ nhiều trứng hơn và cá đực to có khả năng bảo vệ tổ tốt hơn.

    Nếu một Betta cái chỉ gặp toàn cá đực nhỏ con trong vùng lân cận, nàng có lẽ “đoán” rằng quần thể đang trải qua một sự thiếu hụt cá đực. Nếu trong việc giao phối với một trong những con đẹt này, nàng sanh ra nhiều đực, thì nàng sẽ để lại nhiều hậu duệ cho các thế hệ tương lai hơn là nếu nàng sanh ra tỷ lệ giới tính 1:1 trong bầy. Tương tự, nếu một cá cái nhỏ cặp với một cá đực to lớn và mạnh khỏe nhất, thì nàng có thể “đoán” tương tự về một sự thiếu hụt cá cái trong vùng lân cận và tương ứng, sanh ra một tỷ lệ cái cao hơn trong bầy của mình.

    Nếu Betta có khả năng sinh học để điều chỉnh tỷ lệ giới tính, thì chúng chỉ cần có khả năng đánh giá được kích thước của bạn tình để điều chỉnh tương ứng. Chúng có làm vậy không? Để trả lời một câu hỏi như thế này, bạn hãy thiết lập một thí nghiệm đơn giản. Trong trường hợp này, bạn có thể giả thiết rằng cá đực nhỏ + cá cái lớn cho ra nhiều đực, cá cái nhỏ + cá đực lớn cho ra nhiều cái, và cá giống kích thước-tương đương cho ra tỷ lệ 1:1. Bạn sẽ chỉ cần xác định tỷ lệ giới tính của ít nhất mười bầy lớn (> 1000 cá bột) của các cặp đực/cái với kích thước chênh lệch tối đa và tương đương, sử dụng cá thể từ một dòng đơn (cận huyết càng tốt). Bạn có thể thực hiện trong vòng một năm với khoảng 50 hồ và vài ngàn lọ cá!

    Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào một dự án như vậy, luôn thận trọng ôn lại các tài liệu khoa học hiện hữu về chủ đề đang bàn. Cho đến tận gần đây, việc này khá tỉ mẩn, đòi hỏi vô số giờ tại các thư viện đại học lớn chỉ để lấy một ý tưởng về những gì đã biết. Tuy nhiên, tổ chức hàng đầu của người chơi, Hội Đồng Betta Quốc Tế IBC (Internation Betta Congress) đã hết sức đơn giản hóa vấn đề. Một phần thư mục chú giải các tài liệu khoa học về chi cá Betta từ năm 1969-2004 có thể được tải từ website của IBC:

    www.ibcbettas.org/ResGrants.htm

    Việc nghiên cứu kỹ số tài liệu này sẽ tiết lộ -- như rất thường xảy ra ở các chủ đề khoa học thú vị với người chơi – rằng câu hỏi đã từng được nêu và trả lời bởi Dr. Gene Lucas. Như một phần của luận án tiến sĩ tại Đại Học Bang Iowa, Gene đã thực hiện một số lượng lớn các bầy lai và ghi chép cẩn thận về kích thước tương đối của cá giống và tỷ lệ giới tính của bầy cá. Công trình của Gene đến với hầu hết người chơi cá thông qua chuyên mục này [Bettas… and More]. Nhiều bạn đang đọc mục này có thể được tha thứ vì đã không nắm hết toàn bộ công trình của Gene, nhất là thực tế rằng một phần đáng kể bạn đọc của ông có lẽ chưa ra đời khi chuyên mục xuất hiện lần đầu. Còn một dịch vụ nữa, IBC cung cấp một mục lục các bài viết trên FAMA của Gene từ tháng Một năm 1978 đến năm 2001, mà chúng ta cũng có thể tải về từ địa chỉ trên.

    Lời đáp cho câu hỏi mà chúng ta đặt ra có thể được tìm thấy trong một bảng được đăng trong số tháng Hai năm 1979 trên tờ FAMA. Gene tổng kết “cá đực non cản với cái già cho lợi thế 34:2 thiên về đực. Kết hợp đực già x cái non chỉ cho ra tỷ lệ 5:12”. Kết quả của Gene, do đó, là đúng với những gì được mong đợi nếu cá Betta điều chỉnh tỷ lệ giới tính các bầy con của chúng một cách tương ứng.

    Trong khi những dữ liệu của Gene về sự mềm dẻo của tỷ lệ giới tính ở các bầy Betta là những gì mà lý thuyết tiến hóa cũng phỏng đoán, thực tế đó không loại trừ những yếu tố khác cũng điều chỉnh tỷ lệ giới tính. Đặt vấn đề thẩm quyền (sufficiency) sang một bên, ở đây có những bài học rõ ràng cho cả nhà lai tạo thương mại lẫn người chơi. Nếu bạn là nhà lai tạo thương mại, bạn có thể mong đợi một tỷ lệ cao hơn của cá đực dễ bán hơn bằng việc cản đực non với cái già. Và người chơi, vốn đang phát triển hay duy trì một dòng, nên cẩn trọng với các bầy cản ngược (backcrosses) của mình. Các bầy cản ngược mẹ với con trai dường như chỉ cho bạn vài cá mái để làm tiếp, và những bầy cha với con gái, chỉ cho vài cá đực. Những nguyên tắc đầu tiên về tiến hóa gợi ý các nhà lai tạo làm cả hai kiểu cản ngược hay làm bầy anh-em để đảm bảo tốt nhất cho việc có cá giống ở cả hai giới cho thế hệ sau.


    Source: FAMA Magazine
    January 2005
    Vol. 28 - No. 1 - Pg. 84

    Column Article
    BETTAS...AND MORE
    By Leo Buss, Ph.D.


    =================================


    Lời bàn: Việc dùng trống non, mái già để tạo ra nhiều cá trống đã được nhắc tới nhiều trên các diễn đàn cá của Việt Nam và Quốc Tế. Mình nhớ hồi nhỏ hỏi mấy người bán cá họ cũng chỉ như vậy. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng ra được như trên. Rồi có những trường hợp có những dòng cá mái cho ra liên tục hai ba thế hệ nhiều cá đực con bất kể cá cha già hay non. Bà Victoria Parnell cũng có một dòng cá như vậy trong bài cá Muối Tiêu Nền Nhạt. Bài viết của ông giáo sư Leo Buss cũng không nói rõ trường hợp tuổi cá chênh lệch nhưng kích thước lại tỷ lệ nghịch với tuổi thì có ảnh hưởng thế nào đến giới tính cá con. Bạn nào có kinh nghiệm bản thân về tỷ lệ cá trống mái, xin hãy chia sẻ.
     
    Last edited by a moderator: 19/9/17
    liathiabiet thích bài này.
  2. vuongtomy

    vuongtomy Active Member

    mình cũng xin góp vài câu :

    Mình được biết là ở con người thì tinh trùng cái mạnh hơn và nhanh hơn tinh trùng đực, nhưng nó ko bền sức bằng. Mình chơi cá lia thia từ nhỏ nên đã nghĩ rằng, có lẽ con vật khác với con người. Và mình được biết nam giới mặt quần thoáng mát thì tỷ lệ sinh con gái cao hơn. ( mình bỏ qua các yếu tố khác, vì nó phụ thuộc nhiều yếu tố)

    -Ban đầu mình cho ép cá ở trên cái gác của mình (nhiệt độ dĩ nhiên là nóng rồi).
    Thấy rằng tỷ lệ cá mái luôn luôn quá nhiều so với trống
    -Về sau mình cho dời xuống nhà ép (nhiệt độ nước mát), thấy rằng tỷ lệ trống luôn luôn quá nhiều so với mái.
    Và dĩ nhiên khi ép cá mình luôn chọn con trống nhỏ hơn con mái để việc ép được dễ dàng.
    Vậy mình có thể tạm kết luận : kích thước cá trống nhỏ hơn cá mái (kích thước nhỏ hơn chứ ko chọn trống non) và kết hợp nhiệt độ nước mát sẽ cho ra tỷ lệ trống nhiều hơn mái . !!!
     
    liathiabiet thích bài này.
  3. k3nny

    k3nny New Member

    hay Bro. Thks về nhữg k/nghiệm này. Sẽ thử nghiệm xem sao ^^!
     
  4. thaivansung

    thaivansung Active Member

    cái này thì kết quả ngược với mình.nhiệt độ nóng mình thấy con trống nhiều
     
  5. donhuthanh

    donhuthanh New Member

    :p:p:pqua hay
     
  6. liathiabiet

    liathiabiet New Member

    A Dthong co sdt k cho xin dc k anh, can hoi a vai van de truc tiep.Tks
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/11/16

Chia sẻ trang này