Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

An toàn sinh học cho bầy gà

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 30/12/14.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    An toàn sinh học cho bầy gà
    Wildfoot – www.sabong.net.ph

    An toàn sinh học (biosecurity) là hoạt động với mục đính ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tật trong trại gà của bạn và phải là nền tảng của bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào. Nó được thực hiện bằng việc duy trì cơ sở vật chất theo cách thức sao cho lưu thông của các tác nhân sinh học (vi khuẩn, siêu vi, chuột…) qua địa bàn của nó là thối thiểu.

    An toàn sinh học là biện pháp khống chế bệnh tật tiết kiệm và hiệu quả nhất. Không chương trình phòng bệnh nào có thể hoạt động mà thiếu nó.

    AN TOÀN SINH HỌC LÀ GÌ?

    Nó bao gồm ba vấn đề chính:

    1. Cách ly
    2. Kiểm soát lưu thông
    3. Vệ sinh

    Cách ly nghĩa là nhốt gà trong một môi trường có kiểm soát. Hàng rào giữ gà ở bên trong, nhưng nó cũng ngăn động vật từ bên ngoài vào. Cách ly cũng áp dụng cho hoạt động phân đàn theo độ tuổi.

    Trong chăn nuôi gà, bạn cần áp dụng quy trình Cùng-vào/Cùng-ra (All-in/All-out). Cách thức quản lý này giảm ngay lập tức khối lượng cơ sở vật chất (facilities) giữa các đàn và có thời gian cho việc vệ sinh và sát trùng định kỳ để phá vỡ chu trình bệnh (cycle of disease). Kỹ thuật Cùng-vào/Cùng-ra đặc biệt quan trọng đối với bãi chăn thả bởi nó không chỉ phá vỡ chu trình bệnh mà còn cho phép đất đai phục hồi và hỗ trợ cho việc phá vỡ [chu trình bệnh]. Trong giai đoạn Cùng-vào/Cùng-ra, bạn phải quan tâm chăm sóc nền đất bằng việc bổ sung khoáng chất – tôi bổ sung khoáng gia súc một cách thường xuyên sau khi nền đất bị gà cào bới. Như một phần của việc chăm sóc nền, tôi cũng xử lý đất bằng vôi tôi (hydrated lime) trộn với 10 phần cát sông rảy một cách tự nhiên quanh bãi chăn thả của tôi.

    Kỹ thuật Cùng-vào/Cùng-ra cũng nên được áp dụng cho máy ấp, phòng úm và những khu vực nhốt gà. Áp dụng nguyên tắc ở trên và cho những dụng cụ như lồng úm và máy ấp, đừng quên sát trùng, hãy hỏi mua thuốc sát trùng ở các tiệm thức ăn địa phương và nếu bạn tin tôi thì tất cả các loại thuốc sát trùng dành cho nhà vệ sinh đều dùng được.

    **************************************************
    Bộ ba (trio) hứa hẹn mới sắm của bạn có thể nhanh chóng biến thành ác mộng nếu bạn không quan tâm đến vấn đề an toàn sinh học. Tôi từng chứng kiến nhiều con tim tan vỡ của những ai nhập gà mới về chỉ để mất toàn bộ đàn gà vì bệnh tật mà những con mới đến mang lại.

    Gà mới là rủi ro lớn đối với an toàn sinh học bởi tình trạng bệnh tật của chúng là chưa biết. Chúng có thể đã mắc bệnh hoặc có nguy cơ nhiễm một bệnh vốn tồn tại ở những cá thể với bề ngoài bình thường (gà mạnh khỏe mang mầm bệnh) trong trại của bạn.

    Dẫu chế độ Cùng-vào/Cùng-ra không khả thi đối với nhiều trại lai tạo vì lý do kinh tế, quy mô và kích cỡ hoạt động, thì hoàn toàn có thể duy trì một chuồng hay khu vực riêng biệt để phân lập và cách ly tất cả gà mới đến khỏi quần thể hiện hữu.

    Chuồng cách ly càng xa quần thể hiện hữu càng tốt. Cách ly hai tuần là tối thiểu, bốn tuần thì tốt hơn. Theo dõi gà xem có bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nào không. Việc kiểm tra máu để phát hiện bệnh truyền nhiễm cũng nên được thực hiện vào thời điểm này nếu có thể.

    Chỉ sử dụng lồng plastic sạch sẽ để vận chuyển gà. Lồng gỗ khó vệ sinh và chịu trách nhiệm cho việc lan truyền bệnh tật đi xa.

    Tránh để gà mới, kể cả gà con, tiếp xúc với phân, lông, bụi và rác còn sót lại từ bầy trước. Một số bệnh – khiến gà chết rất nhanh, số khác có thể lưu cữu rất lâu. Chẳng hoạn noãn (oocytes) tồn tại trong đất lâu đến 2 năm.
    **************************************************

    KIỂM SOÁT LƯU THÔNG

    Kiểm Soát Lưu Thông bao gồm cả phương hướng lẫn cách thức lưu thông trong trại gà của bạn.

    Hướng lưu thông trong trại là từ chỗ gà non nhất đến chỗ gà già nhất. Từ bầy đàn cho đến khu vực cách ly, nghĩa là nếu bạn phải đến khu vực này thì bạn không phải đi qua phần còn lại của bầy đàn.

    Hãy theo dõi lưu thông của mọi người trong trại của bạn, họ có nhất thiết phải ở đó? Tôi có nhân sự làm việc ở một khu vực và họ nhất định phải đi qua bồn sát trùng (footbath) trước khi đến nơi khác. Phải công nhận rằng chính tôi từng dễ dãi trong chuyện này nhưng những thiệt hại gần đây là rất tốn kém. Nếu bạn không để ý, thì những con nằm trên đường lưu thông trong trại sẽ đổ bệnh trước. Hãy lưu ý điều này.

    Hãy sử dụng những cặp bao giày (foot-cover) khác nhau ở khu vực cách ly và khu vực bầy đàn để ngăn ngừa cơ chế lây bệnh từ giày dép. Giày dép phải được sát trùng ở mỗi khu vực. Bồn sát trùng giúp làm giảm thiểu mầm bệnh trên giày dép. Nhưng vì bồn sát trùng khó được duy trì một cách đúng đắn, tốt nhất nên dùng một đôi giày cao su hay giày nhựa đế cứng dành cho khách khứa. Hiện nay điều này dường như hơi cực đoan vì vậy tôi yêu cầu nhân viên của mình sử dụng cùng loại giày ở trại và dùng đôi khác ở bên ngoài.

    Thiết lập một “vùng trống” không cây cỏ xung quanh các chuồng trại để hạn chế chuột và côn trùng chạy vào. Bất cứ khi nào tôi thấy một hang chuột gần chuồng gà nơi mà cỏ mọc cao thì tôi dám chắc rằng gà trong chuồng đó không ở tình trạng sức khỏe tốt nhất. Chẳng gì kích thích chuột hơn là đồ ăn thừa, và gà sức khỏe kém không ăn hết thức ăn của chúng và do đó nhiễm bệnh khác. Tôi thấy chuột khiến bệnh tật lây lan rất mạnh trong trại.

    Rửa tay bạn sau khi bồng gà ở khu vực cách ly hay gà ở những nhóm khác. Sát trùng máng nước và khay thức ăn một cách định kỳ (hàng ngày), tôi thấy nếu đã áp dụng an toàn sinh học thì tôi chỉ cần ngâm khay thức ăn vào nước sạch cho đến khi rửa.

    Lên kế hoạch định kỳ rửa ráy, vệ sinh và sát trùng chuồng trại và dụng cụ, ít nhất một lần mỗi năm. Tôi có một cái thùng [dạng thùng phuy bằng nhựa xanh] nơi tôi bỏ tất cả khay thức ăn vào cùng với thuốc sát trùng và xà bông rồi để qua đêm. Tôi rửa sơ vào buổi sáng và phơi nắng cho khô ráo. Nên nhớ rằng khô ráo và ánh sáng mặt trời rất hiệu quả trong việc tiêu diệt nhiều loại bệnh khác nhau. Dùng thời gian này vào việc tìm hiểu về chuột và quy trình khống chế chúng. Tôi cũng đảm bảo rằng tất cả thùng đựng thức ăn của tôi đều có nắp và chuột không thể lẻn vào được.

    Tiêu hủy gà chết một cách cẩn thận bằng cách chuyển đi, đốt, chôn, và ủ phân.

    VỆ SINH

    Có nhiều tranh cãi về vấn đề một trang trại gà chọi thực sự cần An Toàn Sinh Học đến mức nào. Để biết cần đến mức nào, bạn phải đánh giá được mức độ an toàn sinh học tại trại gà của mình, hãy xem xét ba khía cạnh sau đây.

    1. Kinh tế
    Bạn có tiêu tốn nhiều hơn giá trị thực sự của gà? Nó có thể khiến trại gà của bạn giá trị hơn?

    2. Cảm nhận chung
    An toàn sinh học bắt đầu từ khâu thiết kế trang trại. Tại sao mọi thứ lại ở vị trí đó? Bạn có đang cố hết sức để tránh nguy cơ nhiễm bệnh? Tôi từng hỏi tay biệt dưỡng của mình rằng tại sao kê phòng lại có chuột? Tại sao anh chứa nước trong thùng? Tôi bảo anh rằng sẽ tốt hơn nếu bỏ thức ăn vào thùng có nắp đậy và chỉ sử dụng ống để châm nước uống cho gà. Anh trả lời “có lẽ tôi làm theo thói quen”. Có lẽ những gì là cảm nhận chung của chúng ta lại không quá nghiêm trọng đối với người khác. Một ví dụ khác đó là mấy cậu nhân công đi vào chuồng giống để lấy trứng, đây không chỉ là hành động tệ hại bởi một số gà giống của tôi rất khó chịu, mà nó còn gây ra nguy cơ cho sức khỏe của chúng bằng cách đem bệnh đến mỗi lần họ vào chuồng.

    3. Nguy cơ tương đối
    Bạn có nên lo lắng về những điều mà mình không thể làm gì hơn? Đôi khi tôi cảm thấy không ổn khi mang gà đến đấu trường dơ dáy, e rằng nếu địch thủ không giết được nó thì bệnh tật cũng sẽ làm. Nhưng đôi khi bạn chẳng thể làm gì hơn, chỉ có thể cách ly “nghi phạm” để giảm thiểu nguy cơ.

    Vệ sinh
    Vệ sinh bao gồm chất sát trùng, con người và dụng cụ đưa vào trại và sự sạch sẽ của nhân viên trại.

    Bệnh truyền nhiễm có thể lây lan từ trại này sang trại khác bởi: (đây là tài liệu của Khoa Thú Y – Đại học British Columbia):

    a. Đưa vào gà bệnh.
    b. Đưa vào gà mạnh khỏe mà nó phục hồi sau khi bị bệnh và hiện mang mầm bệnh.
    c. Giày dép và quần áo của khách viếng thăm và người chăm sóc mà họ di chuyển từ đàn này sang đàn khác.
    d. Tiếp xúc với các vật thể (fomites) vốn mang mầm bệnh.
    e. Xác gà vốn không được tiêu hủy đúng cách.
    f. Nước dơ, chẳng hạn như nước kênh.
    g. Chuột, thú và chim hoang.
    h. Côn trùng.
    i. Thức ăn và túi đựng thức ăn ô nhiễm.
    j. Xe chở hàng, xe chở xác (rendering truck), xe vận chuyển gà sống ô nhiễm.
    k. Ô nhiễm nguyên phát (premises) thông qua đất hay lớp trải nền cũ.
    l. Vật thể mang mầm bệnh trong không khí.
    m. Truyền bệnh qua trứng.

    Về tất cả những nguy cơ tiềm tàng trong an toàn sinh học, việc đưa gà mới về và lưu thông (traffic) tạo ra nguy cơ lớn đối với sức khỏe. Kiểm soát được hai yếu tố này phải là ưu tiên hàng đầu đối với trại gà của bạn.


    =========================================


    Bí quyết an toàn sinh học: 6 cách phòng bệnh
    An toàn sinh học (Scott Shilala)
    An toàn sinh học cho gà nhà (Lisa)
    Hệ miễn dịch với gà chọi (John W. Purdy)
     
    Last edited by a moderator: 5/3/16

Chia sẻ trang này