Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Di truyền - Lớp màu và Tính trạng

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 12/5/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Di truyền - Lớp màu và Tính trạng
    Dr. Gene Lucas - http://www.bettysplendens.com/genetics---layers-and-traits.html

    Đa dạng màu ở cá betta dựa vào màu sắc bên trong các loại tế bào khác nhau. Những tế bào màu này nằm ở các lớp trong da. Ở lớp dưới cùng là xanthophores vốn tạo ra màu vàng. Lớp tế bào sắc tố kế tiếp là erythrophores, vốn tạo ra màu đỏ. Bên trên những lớp này là melanophores, vốn tạo ra màu đen. Sau rốt, ở lớp trên cùng là guanophores (iridophores) vốn tạo ra các màu ánh kim xanh lục và xanh dương. Những loại tế bào khác nhau này có một nhóm tính trạng (strait) liên kết với chúng. Chẳng hạn, erythrophores (tế bào đỏ) có tính trạng đỏ lan (extended red) (màu đỏ bao phủ toàn bộ thân và vây cá), tính trạng non-red (sự thiếu vắng hoàn toàn của màu đỏ) và tính trạng hoang dã (erythrophores bao phủ một phần ở kỳ, vây hậu môn, đuôi và những phần của thân). Những tính trạng này được xác định bởi các gien của cá.

    Một số di truyền (genetics) được đặc tính hóa, tuy nhiên việc đặc tính hóa (characterization) không được định nghĩa thật đầy đủ. Trong hầu hết quá trình sinh tổng hợp (biosynthetic pathways), một nhóm gien mã hoá những enzyme vốn kích hoạt một loạt phản ứng nhằm tạo ra một sắc tố (pigment) nhất định. Chẳng hạn:

    gien A --> enzyme A
    gien B --> enzyme B
    gien C --> enzyme C

    Quá trình Sinh Tổng hợp Sắc tố

    enzyme A
    hợp chất 1 ---> hợp chất 2
    enzyme B
    hợp chất 2 ---> hợp chất 3
    enzyme C
    hợp chất 3 ------> sắc tố

    Nếu bất kỳ gien nào trong quá trình bị đột biến để một enzyme không hoạt động nữa, thì sắc tố sẽ không được tạo ra. Đây có thể là trường hợp của tính trạng non-red. Tuy nhiên, tính trạng đỏ lan (extended red) dường như là nhờ hoạt động của một protein chức năng liên can trong sự điều chỉnh của toàn thể quá trình sinh tổng hợp sắc tố. Nói cách khác, quá trình sinh tổng hợp sắc tố có thể được bật hay tắt bởi “công tắc” protein ở những phần khác nhau của cá. Những “công tắc” protein này (tức protein điều chỉnh) có thể hoạt động để “bật” gien ở các vùng nhất định hay có thể hoạt động để “tắt” gien, tuỳ thuộc vào nơi mà chúng hiện diện trên mình cá, như được thấy ở tính trạng bướm (butterfly). Hơn nữa, những protein điều chỉnh này cũng có thể bị tác động bởi các tác động bên ngoài (điều kiện nước, thức ăn hay đang trong kỳ sinh sản).

    Vì vậy, những tính trạng (còn gọi là kiểu hình - phenotypes) là những gì mà chúng ta thấy và những gien hình thành nên chúng (còn gọi là kiểu gen - genotypes) chứa đựng thông tin về các protein vốn kích hoạt những phản ứng nhằm tạo ra sắc tố như chúng ta thấy. Nó có thể rất phức tạp, và khi cản cá ra ngoài một dòng đã thiết lập (established strain) – thì mọi thứ đều có thể xảy ra!
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/17

Chia sẻ trang này