Tắc trứng: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa Kathy Shea Mormino – www.grit.com Tắc trứng (egg binding - hypocalcaemia) là bệnh lý nghiêm trọng khi trứng bị kẹt bên trong gà mái ngay trước khi đẻ. Tắc trứng có thể nguy hại đến tính mạng và nếu có thể, nên gọi bác sĩ thú y để điều trị. Nếu không thể gọi bác sĩ, bạn cũng có thể điều trị tại nhà. Nguyên nhân *Thiếu can-xi hay dưỡng chất khác *Béo phì *Trứng quá lớn hay dị dạng *Gà mái đẻ trứng quá sớm trước khi hoàn toàn trưởng thành *Thiếu ổ đẻ thích hợp, khiến trứng bị tắc bên trong Tổng quát hệ sinh sản của gà mái: để biết trứng có thể tắc ở đâu. Dạ con của gà mái (uterus) là phần cơ chịu trách nhiệm đẩy trứng ra khỏi huyệt. Bởi vì cơ bắp cần đến can-xi để co bóp, nếu gà mái thiếu can-xi thì trứng có thể bị kẹt bên trong dạ con. Triệu chứng *Chán ăn *Chán uống *Đi lạch bạch như chim cánh cụt *Xệ cánh *Bụng căng *Thường xuyên ngồi, không rõ nguyên do *Ỉa chảy hoặc ngừng ỉa (tắc trứng ảnh hưởng đến tiêu hóa) *Mồng và tích xanh xao/ủ rũ/sụp Nguy cơ *Viêm nhiễm *Sa dạ con *Tổn thương vòi trứng *Xuất huyết *Tử vong Phòng ngừa *Tránh ghép chung với trống tơ để gà mái không thành thục sớm *Cho ăn cám gà đẻ, vốn có lượng dưỡng chất cân bằng cho mái đẻ *Bố trí sẵn vỏ sò (hay nguồn can-xi khác) để gà tự chọn (đừng bao giờ bỏ vào thức ăn) *Tránh trộn thêm thức ăn mà nó có thể ảnh hưởng đến cân bằng dưỡng chất trong cám *Tránh cho ăn nhiều vào mùa hè nóng khi cần phải giảm khẩu phần ăn Điều trị *Can-xi (chích, dung dịch hay thông qua vitamin & dung dịch điện giải) *Tắm nước ấm *Bôi thuốc KY vào huyệt *Xoa bóp Để xác định xem gà mái có bị tắc trứng hay không, nhẹ nhàng kiểm tra hai bên huyệt (tưởng tượng như đang vuốt má trẻ em). Nếu không có dung dịch can-xi, vitamin và chất điện giải hòa vào nước chứa can-xi cũng được. Thậm chí nếu gà không chịu uống, cố gắng giỏ một ít vào họng gà bằng ống hút hoặc xi-lanh. Nếu gà quá yếu thì đừng ép. Can-xi có lẽ đủ để gà tự đẩy trứng ra trong vòng độ nửa giờ. Đặt gà vào bồn nước ấm trong 15-20 phút, để làm thông huyệt và thư dãn, điều khiến nó đẻ trứng dễ hơn. Sau khi tắm nước ấm, bôi ít thuốc KY lên huyệt có thể giúp làm mềm ruột để trứng dễ đi qua đó (đừng sử dụng dầu ô-liu bởi nó có thể bị thiu). Xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh trứng về phía huyệt, cẩn thận đừng làm vỡ trứng. Lúc này, đưa gà vào ổ đặt trong phòng tối, yên tĩnh. Nếu gà không thể đẩy trứng ra trong vòng 1 giờ, thì trứng cần được thúc đẩy bằng tay, điều có thể nguy hiểm nhưng cần thiết. “Nếu gà không thể đẻ trứng, và bạn không tin nó có thể tự làm được, thì bạn có thể thúc đẩy trứng bằng tay. Điều này chỉ có thể thực hiện nếu gà còn tỉnh táo và bình tĩnh. Rà bụng để tìm vị trí của trứng và nhẹ nhàng thúc đẩy với hy vọng nó trôi xuống. NHẸ NHÀNG là chìa khóa của vấn đề. Nếu việc thúc đẩy thất bại và bạn có thể thấy đầu trứng nhú ra, còn một lựa chọn khác là hút lòng trứng, bóp vỡ vỏ và lấy trứng ra bằng tay”. “Trước hết, nhờ người giữ gà thật chặt trong khi bạn làm việc (tốt nhất đừng chổng ngược gà). Rồi dùng một xy-lanh và kim lớn (18 ga.), hút hết lòng trứng vào xy-lanh. Sau khi hút hết lòng trứng, nhẹ nhàng bóp xung quanh trứng. Bạn cần làm nhẹ nhàng để màng trứng vẫn còn nguyên và nó giữ các mảnh vỏ trứng dính với nhau”. “Sau cùng, nhẹ nhàng lấy trứng ra (dùng thuốc bôi trơn sẽ tốt hơn). Làm chậm rãi và cố giữ để các mảnh vỏ trứng không rời ra). Nếu tất cả vỏ không được lấy ra hết, chúng sẽ được đẩy ra, cùng với phần trứng còn sót trong những ngày sắp tới”.
Con gà mái nhà e........nó kêu ổ hơn 2 tuần rồi, mà k thấy đẻ. Vậy nó có bị tắt trứng k? hay là nó bị nâng?>