Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

An toàn sinh học cho gà nhà

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 7/4/13.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    An toàn sinh học cho gà nhà
    Lisa (Fresh Eggs Daily Farm) – www.grit.com

    Chuyện này tôi nghe nói hoài, nhưng mỗi lần nghe đến tôi đều thót cả tim. Các độc giả thường bảo tôi rằng họ mua một con gà mới ngoài chợ hoặc lấy vài con mái tơ từ chỗ bạn bè hay láng giềng để bổ sung vào bầy gà nhà, và bây giờ tất cả gà đều bị bệnh hoặc hấp hối. Họ luôn nói rằng “nhưng những con gà mới TRÔNG rất mạnh khỏe mà”.

    Tôi bó tay khi nghe nói rằng gà mái mới được bổ sung vào bầy gà ngay sau khi mua, hoặc chỉ cách ly qua hàng rào. Bệnh vẫn có thể lây lan một cách dễ dàng. Phương pháp này chỉ phù hợp khi đó là gà do chính bạn nuôi từ nhỏ mà bạn biết chắc là không có bệnh.

    [​IMG]

    Điều mà rất nhiều người không hề biết đó là nhiều căn bệnh không thể hiện triệu chứng rõ rệt, và gà, vốn là loài bị săn đuổi thậm chí ngay trong bầy đàn của chính mình, là bậc thầy về che dấu bệnh tật.

    Bệnh tật lây lan một cách nhanh chóng và dễ dàng từ gà sang gà. Chúng ta cần áp dụng những biện pháp an toàn sinh học cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho gà nhà.

    An toàn sinh học là quy trình vệ sinh cơ bản nhằm phòng ngừa bệnh tật cho gà. Bạn không những phải đề phòng khi nhập những cá thể mới về trại – mà bệnh còn dễ dàng lây lan qua tiếp xúc với người. Bạn có thể lây bệnh cho bầy gà nếu bước vào tiệm thức ăn gia cầm sau khi người ở trại gà bệnh cũng ở đó.

    Dù bạn vào tiệm thức ăn gia cầm, đi hội chợ địa phương, triển lãm gia cầm, chợ mua bán gà hay thậm chí mời bạn bè, những người cũng nuôi gia cầm, thì nhiều khả năng bạn đã đưa mầm bệnh về nhà.

    [​IMG]

    Có nhiều cách phòng tránh để hạn chế những bệnh tật mà gà dễ bị nhất:

    Đừng để người nuôi gà và gia cầm ở nơi khác vào chuồng gà của bạn. Nhân viên và những người có trách nhiệm tiếp xúc với bầy gà phải cởi giày và đi ủng dành riêng cho “khách”.

    [​IMG]

    Bạn cũng có ủng dành riêng cho việc thăm chuồng gà và chúng không được mang ra ngoài, nhất là đến tiệm thức ăn gia cầm.

    Bố trí một chậu rửa để vệ sinh ủng. Cắt một tấm thảm “cỏ giả” vừa với chậu. Đổ đầy chậu bằng dung dịch với tỷ lệ 3/4 chén thuốc tẩy mỗi gallon nước. Đặt bàn chải cạnh bên. Bạn bè đến thăm trước hết cần chải ủng để loại bỏ bùn đất và phân gà, rồi đứng vào chậu và chà ủng lên trên tấm thảm trước khi bước vào trại. Cũng tốt nếu bạn tự giác làm mỗi khi ra vào chuồng gà (rửa sạch và châm đầy một khi chậu bị bẩn).

    [​IMG]

    Ngăn không để chim hoang bay vào khu vực nuôi gà. Đừng treo máng ăn bên trong hay gần chuồng gà. Dọn hết thức ăn, hạt và thức ăn thừa từ nhà bếp vào mỗi tối và cột chặt để chim hoang và chuột không bươi móc được.

    Đặt chai nước rửa tay bên trong hay gần chuồng gà – và dùng nó thường xuyên. Cũng đặt một chai trong xe và dùng sau khi rời tiệm thức ăn gia cầm.

    [​IMG]

    Đừng chia sẻ thùng các-tông đựng trứng, ván hay thanh gỗ với những người nuôi gà khác. Chúng quá xốp nên không thể tiệt trùng hoàn toàn.

    Đừng mượn máng thức ăn, khay nước và những dụng cụ khác từ bạn bè và láng giềng, những người cũng nuôi gà. Nếu bắt buộc, bạn nên khử trùng trước khi dùng bằng thuốc tẩy.

    Tránh viếng thăm những trại gà hay những nơi nuôi gia cầm khác. Nếu phải làm, hãy thay quần áo và giặt sạch ngay khi bạn về nhà. Vệ sinh giày như mô tả ở trên.

    [​IMG]

    Gà tham dự hội chợ hay triển lãm phải được cách ly trong ít nhất 2 tuần sau khi mang về nhà. Gà mới mua phải cách ly tối thiểu 30 ngày. Chỉ mua gà từ những nguồn đáng tin cậy. Vệ sinh và sát trùng bánh xe sau khi trở về từ hội chợ, triển lãm hay khu hội họp.

    [​IMG]

    Nếu gà của bạn chết vì già, bị thú dữ tấn công hoặc chấn thương, nhớ tiêu hủy sao cho hợp vệ sinh môi trường.

    Lưu ý các triệu chứng bệnh hay đột tử không rõ nguyên nhân trong bầy gà. Có hai loại bệnh lây lan cực nhanh mà người nuôi gà cần đặc biệt lưu tâm.

    Cúm gia cầm (avian influenza) là loại virus mà hầu hết các loài thủy cầm di cư đều mang theo. Nó có thể rất độc hại và lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa các cá thể với nhau cũng như qua phân, dụng cụ và phương tiện, thùng và khay đựng trứng, ván cũng như quần áo và giày dép của bạn.

    Gà có thể đột tử mà không thể hiện triệu chứng cụ thể, nhưng các triệu chứng thông thường gồm: giảm đẻ, vỏ trứng mềm, đầu, mí mắt, mồng, tích hay chân bị sưng và tím tái, mũi có ghèn, ho và chảy mũi, mất phản ứng và tiêu chảy.

    Vi khuẩn có thể tồn tại trong một thời gian dài ở nhiệt độ bình thường và vĩnh viễn trong điều kiện dưới âm.

    Newcastle là loại virus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của gà mắc bệnh. Nó lây rất dữ và hầu như gây ra tử vong. Nó rất nguy hiểm vì nhiều con không có triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 2-15 ngày. Các triệu chứng thông thường gồm: giảm đẻ, vỏ trứng mềm, mũi có ghèn, chảy mũi, thở hốc, tiêu chảy, xệ cánh, ngoẹo đầu và sưng cổ, liệt và mất phản ứng.

    Vi khuẩn có thể tồn tại nhiều tuần lễ trong điều kiện khí hậu ẩm, nóng trên lông, phân, quần áo và giày dép, và vĩnh viễn trong điều kiện dưới âm. Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời và điều kiện khô ráo tiêu diệt nó một cách nhanh chóng.

    Thông báo bệnh ngay lập tức nếu bạn thấy nhiều con đột tử không rõ nguyên nhân hay theo dõi các triệu chứng ở nhiều cá thể trong bầy. Hãy gọi bác sĩ thú y, dịch vụ chăm sóc địa phương, cơ quan thú y bang, văn phòng chẩn đoán của bang hay bộ nông nghiệp (ở Mỹ, bác sĩ của bộ nông nghiệp giúp bạn tìm nguồn bệnh miễn phí).


    ====================================================


    Bí quyết an toàn sinh học: 6 cách phòng bệnh
    An toàn sinh học cho bầy gà (Wildfoot)
    An toàn sinh học (Scott Shilala)
    Hệ miễn dịch với gà chọi (John W. Purdy)
     
    Last edited by a moderator: 5/3/16

Chia sẻ trang này