Ké chậu: nguyên nhân và điều trị Kathy Shea Mormino - http://www.grit.com Ké chậu (bumblefoot) còn gọi là “chứng viêm bàn chân” (plantar pododermatitis) ở gà và gia cầm, vốn có triệu chứng sưng tấy, đỏ, mày đen và bước đi khập khiễng trong trường hợp bệnh nặng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nguy hiểm. Bệnh ké chậu ở hình đầu hơi nặng hơn so với hình sau. Lưu ý đến tổn thương sưng tấy, đỏ và mày đen. Con gà mái này chưa có triệu chứng đi khập khiễng. Còn đây là Phoebe, con mái tre Cochin Frizzle của tôi. Sau khi trải qua giai đoạn thay lông năm ngoái, nó lại bị ké chậu! Tất cả những hình ảnh giải phẫu dưới đây đều là của nó. Chúng tôi phát hiện sớm bệnh ké chậu. Lưu ý vết đỏ và sưng tấy ở hình đầu, mày đen đang hình thành ở hình sau. Nguyên nhân: Ké chậu có thể hình thành từ một vết cắt, trầy xước hay chấn thương ở lòng bàn chân, thường phát sinh vì chạc có dằm, nền xấu hay tiếp đất nặng nề và thường xuyên từ trên cao. Vi khuẩn (như staphylococcus) thâm nhập qua da và gây ra áp-xe (abscess). Một nguyên nhân ít phổ biến hơn của ké chậu là chứng thiếu vitamin A. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra tử vong. Phát hiện: Nên thường xuyên kiểm tra chân gà. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ké chậu là đi khập khiễng. Kiểm tra lòng bàn chân (foot pad) có thể thấy vết đỏ, sưng tấy hoặc mày đen. Một khi đã viêm nhiễm, nó có thể lan đến xương và khớp, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Phòng tránh: Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ, cân bằng (chẳng hạn thức ăn viên dành cho gà mái đẻ), chạc không có dằm và đặt thấp hơn 50 cm và lớp trải nền phù hợp, Điều trị: Vết thương cần được rửa sạch bằng dung dịch Betadine. Những trường hợp nhẹ có thể để “theo dõi”, nhưng chúng thường trở nên tệ hơn. Một số trường hợp có thể gỡ bỏ lớp mày và bôi Vetericyn 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi lành hẳn. Những trường hợp nặng hơn cần được giải phẫu và đôi khi cần uống cả kháng sinh. Chữa trị không đúng cách sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng. Tốt nhất bạn nên mang gà bệnh đến bác sĩ thú y, còn dưới đây là cách tự điều trị của tôi. ****Cách làm dưới đây không phải của bác sĩ thú y hay người có chuyên môn. Đây chẳng qua là kinh nghiệm của tôi dưới góc độ một người chăn nuôi tại gia và chia sẻ với những ai không có khả năng tiếp cận dịch vụ thú y**** MỔ KÉ Quá trình này khá máu me và mất thời gian. Thường mất khoảng 1 giờ để hoàn tất, dẫu 1 người thực hiện là đủ nhưng hai người sẽ dễ dàng hơn. Tôi thấy tốt nhất nên thực hiện ở bồn tắm gà vì có đủ ánh sáng, không gian và nguồn nước. Hãy xem video toàn bộ quá trình giải phẫu Ở ĐÂY. Tôi luôn giữ một bộ sơ cứu và dự trữ một số thuốc như sau: Vetericyn VF, Betadine, mỡ kháng sinh tổng hợp (triple antibiotic ointment), vitamin & chất điện giải, dao mổ, gạc không dính, băng y tế (vetwrap), nhíp và găng tay, muối epsom, kéo, Nutri-Drench và Duramycin. Trong trường hợp khẩn cấp, tôi không phải chạy đi mua thuốc. CHUẨN BỊ Đây là những thứ mà tôi sử dụng để mổ lấy ké: Betadine, hai cái khăn tắm, găng tay, băng y tế, dao mổ, khăn giấy, Vetericyn VF hay mỡ kháng sinh & gạc (có thể lấy thêm muối epsom). Tôi rửa sạch bồn tắm gà bằng chất tẩy rửa và nước trước khi mổ ké. Vệ sinh dao mổ và nhíp thật kỹ để tránh nhiễm trùng. Băng. Tôi chỉ sử dụng băng y tế sau khi mổ. Băng y tế co dãn và tự dính mà nó vừa nhẹ, vừa không cần phải dùng băng keo để dán chặt. Mặt ngoài không dính và gọn gàng. Có thể mua băng y tế ở các tiệm thuốc hoặc trên mạng. Một đoạn dài 15 cm có thể cắt thành 3-4 đoạn hẹp hơn. Vetericyn VF hay mỡ kháng sinh. Tôi từng dùng mỡ kháng sinh nhưng hiện chỉ dùng Vetericyn VF để bôi lên vết thương, để yên trong 30 giây, áp miếng gạc 5 x 5 cm lên rồi quấn băng lại. Nghỉ ngơi rất quan trọng. Chúng ta xả hơi giữa các bước nếu cảm thấy mệt. Chúng ta có thể nói chuyện trong lúc mổ, tôi thấy điều này giúp mọi người thực hiện công việc tốt hơn. Châm bồn bằng nước ấm cho ngập bàn chân. Hòa Betadine và nước. Ngâm chân để làm mềm chậu và vệ sinh vết thương. Xả nước và châm đầy như cũ rồi hòa Betadine và muối epsom để ngâm. Làm lại lần nữa, lần này tôi hòa Vetericyn VF. Chuẩn bị. Bọc kín gà để nó không nhìn thấy gì và bình tĩnh. Tôi dùng khăn bao đầu gà để nó không nhìn thấy nhưng vẫn có thể thở, rồi để nó nằm tựa lưng với chân đưa lên. Sẽ tốt hơn nếu có một phụ tá giữ gà nằm yên. Gà hầu như sẽ chòi đạp ít nhiều dù đứng trong bồn hay được bọc trong khăn. Nó sẽ nằm yên chừng nào còn thoải mái; tôi luôn coi đó như là dấu hiệu hài lòng và chuẩn bị sẵn khăn giấy và khăn tắm. Kế đó tôi bôi chút Vetericyn VF vào bàn chân. Chúng ta bọc kín để gà không thấy gì, nhờ vậy mà nó bình tĩnh. QUÁ TRÌNH MỔ Tùy chọn: gỡ mày và bôi Vetericyn hay loại bỏ khối viêm nhiễm bên dưới mày rồi bôi Vetericyn. Tôi đi găng – bởi đây là công việc máu me và một số bệnh có thể lây cho người. Kế đến, tôi dùng dao mổ hay dao lam thật sắc, cắt xung quanh vùng viêm nhiễm bên trong chậu. Có máu nhưng không nhiều. Tôi thấm máu bằng gạc hay khăn giấy để dễ theo dõi hơn. Mày và mô chết bên dưới được loại bỏ. Dùng nhíp để gắp. Loại bỏ mày (scab). Trong khi mổ, tôi tìm kiếm mô chết hay “nhân” (kernel) nằm giữa vùng viêm nhiễm. Nó thường dính với mày bởi vậy tôi không vội cắt bỏ vì mày sẽ giúp kéo phần mô chết ra. Nhân là mủ khô hóa cứng. Nó thực sự giống với một hạt bắp khô, và bóng. Không phải lúc nào nhân cũng có dạng hạt mà thường có dạng mẩu nhớt, dính chùm hay dạng sợi dài màu trắng hoặc vàng. Có một nhân ké ở đầu dao rọc giấy (hiện chúng tôi chỉ dùng dao mổ bởi chúng dễ sử dụng và sát trùng). Tại điểm này, tôi quyết định có nên loại bỏ thêm vùng viêm nhiễm hay ngưng lại, bôi Vetericyn VF và băng chân. Đấy là quyết định mỗi khi bạn mổ tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, nhân có dễ phát hiện và loại bỏ hay không. Cái này dễ nè: Nhân sau khi được lấy ra: Nếu tôi quyết định tiếp tục loại bỏ thêm vùng viêm nhiễm sau khi gỡ mày, tôi lại ngâm chân trong dung dịch Betadine và nhẹ nhàng xoa bóp chậu từ bên ngoài hướng vào vết thương để làm mềm lớp mô bên trong. Gà lại được bọc vào khăn tắm và tiếp tục mổ ké. Tôi thường bỏ nhiều thời gian mổ, nặn và ngâm để loại hết vùng viêm nhiễm. Một khi nhân to, dễ thấy, tôi dùng khăn giấy hoặc nhíp giữ chặt và cắt xung quanh, cố lấy hết ra một lần nếu có thể. Nhân trông hoàn toàn khác biệt bởi nó cứng, trơn, vàng so với mô bàn chân vốn mềm, dẻo và tím. HOÀN TẤT & BĂNG BÓ Một khi tôi thấy đã loại được hết mô chết, tôi bôi Vetericyn VF vào vết thương và đặt một tấm gạc lên. Có thể dùng mỡ kháng sinh thay cho Vetericyn. Một khi đặt xong gạc, gấp 4 góc vào giữa cho gọn. Điều này sẽ gia tăng sức ép lên vết thương để giúp cầm máu và giữ thuốc nằm đúng vị trí sau khi băng. Đoạn băng đầu tiên: Tôi giữ đầu băng trên mu bàn chân và quấn xuống chậu, qua tấm gạc, giữa các ngón, vừa đủ không quá chặt. Tôi quấn tiếp hai đoạn còn lại, phần cuối bên trên ngón chân, dài cỡ 2.5 cm. Tôi hướng dẫn cách băng chân trong đoạn video NÀY. Đây là Oprah, ở bên phải. Như các bạn thấy nó bị ké ở cả hai chân và phải mổ. Băng được tháo sau một tuần vì nó phục hồi tốt. QUAN SÁT & THEO DÕI Để nguyên băng cho đến hôm sau mới gỡ để kiểm tra vết thương. Nếu vết thương tiến triển tốt, tôi lại bôi Vetericyn, đặt gạc và băng lại. Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm (sưng tấy, đỏ) tôi sẽ gọi bác sĩ thú y cho thuốc kháng sinh. Tôi băng trong vòng một tuần, thay băng sau mỗi 24-48 giờ. Mày sẽ hình thành và đó là dấu hiệu tốt. Nó sẽ không có màu đen kèm viêm nhiễm như cái đầu. Tôi chưa bao giờ phải nhờ bác sĩ kê toa kháng sinh sau khi mổ ké. Đây là bàn chân của Phoebe sau khi giải phẫu 5 ngày. Gà của tôi đáp ứng tốt với quá trình giải phẫu này. Nó không quá khó khăn nhưng tốn thời gian. Tôi luôn tự nhủ hãy làm điều đúng đắn cho gà của mình, bởi những con không được điều trị, sẽ chịu đau đớn, tình hình sẽ tệ dần và có thể gây ra tử vong vì viêm nhiễm. Đây là Phoebe sau khi giải phẫu 5 tuần, cào bới một cách hạnh phúc trong vườn. Nó sinh hoạt bình thường trở lại và âm thầm thay lông. Đây là cập nhật về lần mổ ké mà chúng tôi thực hiện trên con gà Hamburg bông trắng (silver spangled) trong đoạn video phát trên YouTube. Những hình ảnh này được chụp 3 ngày sau khi mổ. Sau khi tháo băng, tấm gạc thấm máu, như vậy là tốt. Băng giữ cho vết thương được sạch sẽ và khô ráo. Stella được thả về chuồng cùng với bầy sau khi mổ ké. Vì tấm gạc hơi dính vào vết thương (chúng tôi đã xài hết gạc không dính) chúng ta cần thấm ướt bằng dung dịch muối epsom trước khi gỡ ra. Đây là vết thương sau khi mổ 3 ngày. Một miếng mày mới, sạch sẽ hình thành, một ít bị rời ra khi gỡ tấm gạc nhưng trông rất lành mạnh. Chúng tôi băng lại như mô tả ở trên. Bốn ngày sau khi mổ và Stella đi kiếm ăn cùng với cả bầy, bắt đầu cào bới nào!
anh ơi em có 1 con bị ké chân em nhờ ông chú chơi gà lâu năm mổ dùm sau khi mổ gắp ra đc 2 miếng đá mi nhỏ và nặng hết máu và mũ ra sau đó băng bó lại..ông chú dặn mấy ngày nữa mới thay băng nhưng em sợ bị nhiễm trùng hay này nọ cứ 1 ngày em làm vệ sinh sạch sẽ chân rồi thay băng mới đc không anh hix..anh trả lời em gấp gấp nha cám ơn anh trước..