Chương 7: Tiêu Chuẩn Đặc Biệt – Hạng Mục Triển Lãm Cập nhật ngày 15/7/2007 NHÓM – BETTA ĐƠN SẮC Betta đơn sắc chỉ thể hiện một màu duy nhất trên toàn bộ bề mặt thân và vây, và chỉ trong một tông màu (shade). Có hai phân nhóm chính: Đơn Sắc Nền Sẫm và Đơn Sắc Nền Nhạt. Những phân nhóm này lại được chia thành các Loại (Type) riêng cho mỗi màu. Betta đơn sắc lý tưởng không thể hiện màu nào khác ngoài cái tên được đặt cho Loại (trừ màu được thấy ở đồng tử và mang). Ngoài đặc điểm chung vốn luôn hiệu lực, quan tâm chính của trọng tài trong việc đánh giá loại Betta này, là sự đồng nhất (uniformity), mật độ (density) và bản chất của màu sắc. Trong một số trường hợp, một tông màu nhất định được chuộng hơn và sẽ được chỉ định. Một số Hướng Dẫn sẽ chỉ ra nơi để đặt “các tông” của màu chính, nhưng chúng không thể bao gồm các tông hơi khác. Trọng tài phải chủ động ra quyết định về tông màu. Độ tương phản thấp (low contrast) là quan trọng trong mọi trường hợp với Betta Đơn Sắc. Màu phải được đánh giá bằng cách soi đèn trực tiếp lên nó. Đèn (flashlight) không được gắn kính lọc màu (color lens), hay màu sắc không được đánh giá bằng cách chiếu đèn từ phía sau qua vây. Sẽ ổn khi tìm kiếm một lem vây (fin wash) “tàng hình”, nhưng không phải lúc đánh giá màu sắc. Hãy đảm bảo ánh sáng là đầy đủ để thực hiện việc đánh giá màu sắc chính xác. ĐẶC ĐIỂM NHÓM – Đơn Sắc Sự thiếu vắng kiểu hình đơn sắc là lỗi loại. PHÂN NHÓM – Đơn Sắc Nền Sẫm Thuật ngữ “nền sẫm” (dark) chỉ đến sắc tố đen mà những con Betta này có bên dưới màu vốn được đặt tên cho Loại riêng. Tên màu có thể gây hiểu nhầm. Chẳng hạn, ĐỎ thường được nghĩ như nó là, theo định nghĩa “sẫm màu” – tuy nhiên, nó không chỉ ĐỎ, mà còn ĐỎ VỚI NỀN ĐEN điều khiến cho một con cá như vậy “sẫm màu”. Một Betta Đỏ không có nền sẫm đó sẽ được xếp như là Betta “Đơn Sắc Nền Nhạt”. LƯU Ý: Trong những năm gần đây, các dòng đỏ không có nền đen bên dưới đã được thiết lập. Những con Betta này phô bày và tăng cường sắc tố đỏ, vốn có thể khiến cho việc nhận biết nền sẫm khó khăn và thể hiện một màu “sẫm” về kiểu hình. LOẠI ĐỎ NÀY CÓ MỘT NGOẠI LỆ TẠM THỜI ĐỐI VỚI YÊU CẦU CỦA PHÂN NHÓM ĐƠN SẮC NỀN SẪM VỀ MỘT NỀN ĐEN, VÀ CÓ THỂ ĐƯỢC TRƯNG BÀY Ở LỚP ĐỎ HIỆN HỮU. Nền Tảng Lỗi Chung của Betta Đơn Sắc Nền Sẫm: Những màu không phù hợp với Phân Nhóm (nền sẫm) này bị tính lỗi, nếu chúng xuất hiện với bất kỳ mức độ nào trên bất kỳ con cá nào thuộc loại này. Những nguyên tắc vốn quyết định sự sắp xếp của các biểu đồ lỗi (fault charts) được phát hiện ở phần này gồm: --- Màu nhạt bị tính lỗi ở Betta phân nhóm Nền Sẫm. --- Ánh Kim là lỗi ở Betta ngành không-ánh kim. --- Nếu màu thứ hai xuất hiện--độ tương phản càng cao, lỗi càng nặng. --- Mức độ mà màu thứ hai xâm nhập cũng ảnh hưởng đến độ nghiêm trọng của lỗi. ĐẶC ĐIỂM PHÂN NHÓM – NỀN SẪM Sự thiếu vắng nền sẫm là lỗi loại. NGÀNH – Không-Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – ĐỎ Màu đỏ tươi được mong đợi. Các trọng tài phải khắt khe trong việc đánh giá chất lượng màu và sự đồng nhất. Màu đỏ có lẽ có thời được phát triển đầy đủ nhất và làm nên toàn bộ [phân nhóm] đơn sắc nền sẫm. Betta phô bày tông màu đều đặn nhất, từ thân đến vây, với sắc đỏ tươi được ưu tiên. Bởi đỏ là một thành viên của [ngành] không-ánh kim lẫn phân ngành không-opaque, thậm chí một hiện diện sơ của ánh kim (kể cả metallic) hay opaque là một thiếu sót nghiêm trọng. Bất kỳ sự nhiễm (touch) màu nào khác ngoài đỏ đều là lỗi ở vài mức độ, như được xác định bởi Trọng Tài áp dụng hệ thống phân loại màu IBC. ***NGOẠI LỆ ĐỐI VỚI QUY LUẬT NỀN SẪM PHÂN NHÓM – Đơn Sắc Nền Nhạt Một ngoại lệ tạm thời được trao cho đỏ nền nhạt vốn đạt chuẩn lý tưởng cho màu đỏ, và hiện được cho phép dự thi trong lớp đỏ. Cá vốn tiến gần nhất đến chuẩn đỏ lý tưởng, nếu mọi thứ khác đều như nhau, sẽ được trao vị trí cao hơn trong lớp. Cá đỏ vốn rõ ràng là nhị sắc nền nhạt phải dược dời qua lớp nhị sắc. NGÀNH – Không-Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – ĐỎ Như betta đỏ được phát triển từ các dòng nền-sẫm, cá đỏ cũng được phát triển từ các dòng nhị-sắc nền-nhạt (cambodian). Những cá này thiếu lớp-đen bên dưới và thường có những phần màu kem hay màu thịt trên đầu, khi mà cá đỏ với nền sẫm sẽ có màu sẫm hay ô-liu. Ngoài điểm khác biệt này, đỏ nền-nhạt có thể khó phân biệt với đỏ nền-sẫm. Như với vàng và cam, các trọng tài phải lưu ý đến sự tương phản đầy đủ giữa thân và vây – bằng không [cá] được tái phân loại thành nhị sắc, [hoặc] loại. ************************************************** Lỗi Màu của Betta Đỏ: 1. Kỳ trắng (lỗi sơ) 2. Mất màu ở vây ngực (lỗi sơ) 3. Vảy đen (lỗi nhẹ trừ phi lan rộng, mà trong trường hợp đó nó có thể là lỗi nặng; trọng tài nên cân nhắc việc tái phân loại vào lớp Nhị Sắc nếu lỗi trọng). 4. Tông đỏ trên thân nhạt hơn vây (lỗi nhẹ trừ phi lan rộng, mà trong trường hợp đó nó có thể là lỗi nặng; trọng tài nên cân nhắc việc tái phân loại vào lớp Nhị Sắc nếu lỗi trọng). 5. Viền đen trên vây (lỗi nhẹ) 6. Màu kem hay màu thịt trên đầu (lỗi nhẹ trừ phi lan rộng, mà trong trường hợp đó nó có thể là lỗi nặng) 7. Viền (edge) hay vạch (streak) trong suốt trên vây (lỗi nhẹ) 8. Hiện diện của vàng hay cam (lỗi nặng) 9. Đốm, vạch hay mảng đen (lỗi nặng) 10. Hiện diện của Ánh Kim (lỗi nặng nếu chỉ một vài tia vây hay vảy) 11. Hiện diện của Ánh Kim (lỗi trọng – nếu lan rộng, trọng tài nên cân nhắc việc tái phân loại vào lớp Đa Sắc) 12. Hiện diện của ánh kim Metallic (lỗi trọng – có thể là lỗi nặng nếu liên quan đến một vài tia vây hay vảy) 13. Hiện diện của Opaque (lỗi loại; lỗi trọng nếu chỉ giới hạn ở kỳ) NGÀNH – Không-Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – ĐEN Màu sắc lý tưởng là đen “black molly”, rất sẫm, dày đặc. Khác với xanh, đen là tập hợp màu đơn sắc nền sẫm ít hoàn hảo nhất. Điều này phần lớn liên quan đến yêu cầu về lai tạo cá đen mà không sử dụng mái đen vô sinh thông thường. Một số dòng, chẳng hạn, sử dụng mái xanh thép một cách rộng rãi và do đó, chẳng mấy ngạc nhiên, dẫn đến cá đen với hiện diện ánh kim đáng kể. Đây là điều hết sức không may bởi vì đen; theo định nghĩa ngành của nó là màu không-ánh kim. Như với Đỏ, hiện diện của ánh kim xanh thép hay opaque là lỗi trọng. Bởi vì vấn đề ánh kim là hậu quả của vấn đề lai tạo, hiện diện của ánh kim xanh thép không bị đánh lỗi nghiêm trọng như ở Đỏ. LƯU Ý: Một kết hợp được phát triển khá gần đây (2003) giữa Đen Thực (True Black) với Đen Viền (Black Lace) mang lại những mái “melano” vốn hữu sinh (fertile). Loại này được gọi là “Đen Kép” (Double Black). Phân loại (Subtype) -- Đen Thực (True Black) Màu đen sẫm, “hắc ín” được ưu tiên – thường được gọi là “melano”. Cá này thường có màu đen sẫm mong đợi trên vây nhưng thiệt thòi vì ánh kim trên thân. Cái sau phải bị tính lỗi tùy mức độ (extent) và loại ánh kim. Phân loại (Subtype) -- Đen Viền (Black Lace) Cá betta đen với màng trong mờ (translucent) giữa các tia vây. Loại đen này kém mong đợi hơn nhiều. Phân loại (Subtype) -- Đen Kép (Double Black) Như tất cả cá đen, màu đen sẫm, “hắc ín” được ưu tiên mà không dính ánh kim trên thân và vây. Lỗi Màu của Betta Đen: 1. Kỳ trắng (lỗi sơ) 2. Mất màu ở vây ngực (lỗi sơ) 3. Màu đỏ trên vây (lỗi nhẹ trừ phi lan rộng, mà trong trường hợp đó nó có thể là lỗi nặng; trọng tài có thể dời qua lớp đa sắc hay bướm) 4. Viền (edge) hay vạch (streak) trong suốt trên vây (lỗi nhẹ – có thể là lỗi nặng nếu lan rộng) 5. Hiện diện của ánh kim xanh thép (lỗi nặng – nếu lan rộng trên thân, nên dời sang nhị-sắc nền-sẫm) 6. Hiện diện của ánh kim xanh lục hay xanh dương (lỗi trọng – nếu lan rộng trên thân, nên dời sang nhị-sắc, cân nhắc việc dời sang lớp Đa Sắc). 7. Hiện diện của ánh kim metallic (lỗi trọng – nếu lan rộng trên thân, nên dời sang lớp Nhị Sắc hay Đa Sắc nếu lan không đều). Sự thâm nhập của metallic trên thân có thể tự biểu hiện như là những đốm vàng trên nền đen. 8. Hiện diện của “Rỉ” (Rust) (lỗi trọng nhưng phải rõ) 9. Hiện diện của Opaque là một Lỗi Loại (trừ phi chỉ hạn chế ở kỳ) *********************************************************** BẢNG B – BETTA ÁNH KIM ÁNH KIM nghĩa là: Xanh Dương (Blue), Xanh Thép (Steel), Xanh Ngọc (Turquoise) và Xanh Lục (Green). Cá này có một vấn đề độc nhất, lem vây hậu môn (anal fin wash). Lem lộ (visible) tính theo mức lỗi tùy vào màu lem. Lem “ẩn” (invisible) chỉ có thể được thấy bằng cách chiếu đèn qua vây từ phía đối diện với người quan sát. Trọng tài bỏ qua loại lem này. Một trong những mối quan tâm chung với ánh kim nền sẫm là việc học hỏi để phân biệt chúng với nhau. Biểu đồ này thể hiện vị trí tương đối của chúng trên thang đo “xanh dương – xanh lục”: Giảm dần tông “xanh dương”------------> <------------Giảm dần tông “xanh lục” XANH DƯƠNG – XANH THÉP – XANH NGỌC – XANH LỤC THƯỜNG – XANH LỤC THỰC Mối quan tâm nữa là sự xâm nhập của gien metallic vào các dòng ánh kim. Trọng tài phải đánh giá kiểu hình chứ không phải di truyền giả định (presumed genetics) của betta cảnh. Tuy nhiên, trọng tài phải có khả năng phân biệt metallic betta nền-sẫm với một nền ánh kim từ betta ánh kim Bảng B. NGÀNH – Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – XANH DƯƠNG Màu Xanh Dương đậm là lý tưởng. Xanh Dương, như mọi màu đơn sắc nền sẫm (ngoại trừ xanh lục) được thiết lập tốt với sự nhất trí rộng rãi về độ thuần của nó. Sự hiện diện ở phân ngành không-opaque khiến cho sự thiếu vắng hoàn toàn của opaque là một tính trạng cần thiết. Màu này thường chịu đựng sự hiện diện của “lem” màu, nhất là ở vây hậu môn. Dẫu phổ biến, sự hiện diện của bất kỳ màu nào khác đều là một lỗi. Lỗi Màu của Betta Xanh Dương: 1. Kỳ trắng (lỗi sơ) 2. Thiếu ánh kim xanh dương ở đầu (lỗi sơ) 3. Thiếu màu ở vây ngực (lỗi sơ) 4. Lem vàng (lỗi nhẹ) 5. Đỏ ở kỳ (lỗi nhẹ) 6. Màu metallic lộ rõ, thường ở môi và cằm (lỗi nhẹ) 7. Màu xanh dương phai tông thành xanh thép (lỗi nhẹ) hay phai thành tông xanh lục hay xanh ngọc (lỗi nặng) 8. Màu xanh dương không đồng nhất (uniform hue) (lỗi nặng) 9. Lem đỏ (wash) (lỗi nặng) 10. Màu xanh dương không lan đều (uniformly spread) (lỗi trọng). 11. Lượng nhỏ màu metallic, phủ đến 10% (lỗi nặng) 12. Hiện diện của bất kỳ màu đỏ nào (lỗi trọng trừ phi liên quan đến kỳ) 13. Lượng lớn màu metallic, phủ trên 10% đòi hỏi việc di dời sang lớp metallic nền sẫm 14. Thiếu lớp nền sẫm (lỗi loại) 15. Hiện diện của opaque (lỗi loại) NGÀNH – Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – XANH THÉP Còn gọi là màu xanh súng (gunmetal), màu này có tông ánh kim bạc (silver) khi so sánh với Betta Xanh Dương. Có lẽ bề ngoài hơi “xám hơn” với một số người quan sát. Màu sắc kém xanh, “xám hơn” được mong đợi. Lỗi Màu của Betta Xanh Thép: 1. Kỳ trắng (lỗi sơ) 2. Thiếu ánh kim xanh thép ở đầu (lỗi sơ) 3. Thiếu màu ở vây ngực (lỗi sơ) 4. Lem vàng (lỗi nhẹ) 5. Đỏ ở kỳ (lỗi nhẹ) 6. Màu metallic lộ rõ, thường ở môi và cằm (lỗi nhẹ) 7. Màu Xanh Thép phai tông thành xanh dương (lỗi nhẹ) hay phai thành tông xanh lục hay xanh ngọc (lỗi nặng) 8. Màu Xanh Thép không đồng nhất (uniform hue) (lỗi nặng) 9. Lượng nhỏ màu metallic, phủ đến 10% (lỗi nặng) 10. Lem đỏ (wash) (lỗi nặng) 11. Màu Xanh Thép không lan đều (uniformly spread) (lỗi trọng). 12. Hiện diện của bất kỳ màu đỏ nào (lỗi trọng trừ phi liên quan đến kỳ) 13. Lượng lớn màu Metallic, phủ trên 10% đòi hỏi việc di dời sang lớp Metallic nền sẫm 14. Thiếu lớp nền sẫm (lỗi loại) 15. Hiện diện của opaque (lỗi loại) NGÀNH – Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – XANH NGỌC (TURQUOISE) Một cách lý tưởng, tông màu sậm hơn là Xanh Ngọc đá (mineral). Loại Betta này có một lịch sử đầy giông bão bởi vì sự lẫn lộn của nó với loại Xanh Lục. Ưu tiên ngả về tông “xanh ngọc”, “nước biển” (aqua) nhạt hơn thay vì tông xanh lục/vàng sẫm. Nó phải thể hiện một tông đơn đều toàn diện, thay vì sự trộn lẫn của xanh dương và xanh lục. Lỗi Màu của Betta Xanh Ngọc: 1. Kỳ trắng (lỗi sơ) 2. Thiếu ánh kim xanh ngọc ở đầu (lỗi sơ) 3. Thiếu màu ở vây ngực (lỗi sơ) 4. Lem vàng (lỗi nhẹ) 5. Đỏ ở kỳ (lỗi nhẹ) 6. Màu metallic lộ rõ, thường ở môi và cằm (lỗi nhẹ) 7. Màu Xanh Ngọc phai tông thành xanh lục (lỗi nhẹ) hay phai thành tông xanh dương hay xanh thép (lỗi nặng) 8. Màu Xanh Ngọc không đồng nhất (uniform hue) (lỗi nặng) 9. Lem đỏ (wash) (lỗi nặng) 10. Màu Xanh Ngọc không lan đều (uniformly spread) (lỗi trọng). 11. Lượng nhỏ màu metallic, phủ đến 10% (lỗi nặng) 12. Hiện diện của bất kỳ màu đỏ nào (lỗi trọng trừ phi liên quan đến kỳ) 13. Lượng lớn màu Metallic, phủ trên 10% đòi hỏi việc di dời sang lớp Metallic nền sẫm 14. Thiếu lớp nền sẫm (lỗi loại) 15. Hiện diện của opaque (lỗi loại) NGÀNH – Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – XANH LỤC Một cách lý tưởng, xanh lục cỏ (grass) hay rừng (forest). Tông sẫm được chuộng thay vì tông nhạt. Xanh lục là loại màu đơn sắc nền sẫm kém ổn định nhất (least fixed) bởi nó phức tạp với xu hướng thay đổi tông màu. Có ít nhất hai phân loại (subtype) khác biệt. Phân loại thứ nhất, Xanh Lục Thực (True Green), được chuộng dẫu phân loại thứ hai phổ biến hơn. Xanh Lục không nên bị nhầm với Xanh Ngọc vốn có một tông xanh khác hẳn. Màu Két (Teal) xuất phát từ metallic và phải được dời sang metallic nền-sẫm. Phân loại (Subtype) – Xanh Lục Thực (True Green) Phân lớp này bao gồm những con Betta Xanh Lục vốn có màu “xanh lục rừng” hay “xanh lục cỏ” thực sự và được cố tình ưu tiên khi đánh giá. Phân loại (Subtype) – Xanh Lục Thường (Common Green) Hầu hết Betta “Xanh Lục”, trên thực tế, đều là loại này, mà nó kém mong đợi so với xanh lục thực. Xanh lục thường là cá xanh lục hơi xanh dương (bluish) dẫu nó kém xanh dương (less blue) hơn một con xanh ngọc--một khác biệt tông màu nhỏ thường khó khăn. Lỗi Màu của Betta Xanh Lục: 1. Kỳ trắng (lỗi sơ) 2. Thiếu ánh kim xanh lục ở đầu (lỗi sơ) 3. Thiếu màu ở vây ngực (lỗi sơ) 4. Lem vàng (lỗi nhẹ) 5. Đỏ ở kỳ (lỗi nhẹ) 6. Màu metallic lộ rõ, thường ở môi và cằm (lỗi nhẹ) 7. Màu Xanh Lục phai tông thành xanh ngọc (lỗi nhẹ) hay phai thành tông xanh dương hay xanh thép (lỗi nặng) 8. Màu Xanh Lục không đồng nhất (uniform hue) (lỗi nặng) 9. Lem đỏ (wash) (lỗi nặng) 10. Màu Xanh Lục không lan đều (uniformly spread) (lỗi trọng). 11. Lượng nhỏ màu metallic, phủ đến 10% (lỗi nặng) 12. Hiện diện của bất kỳ màu đỏ nào (lỗi trọng trừ phi liên quan đến kỳ) 13. Lượng lớn màu Metallic, phủ trên 10%, bao gồm xanh két (teal) và lục bảo (emerald) đòi hỏi việc di dời sang lớp Metallic nền sẫm 14. Thiếu lớp nền sẫm (lỗi loại) 15. Hiện diện của opaque (lỗi loại) NGÀNH – ÁNH KIM ---Phân Ngành – Opaque Không Loại nào thuộc ngành này được công nhận chính thức. Betta nền sẫm Xanh Dương, Xanh Thép, Xanh Ngọc hay Xanh Lục với một lớp phủ opaque thuộc về đây [dường như yếu tố Opaque khiến cho các lớp màu này dày lên như ở Dragon Betta]. PHÂN NHÓM – Đơn Sắc Nền Nhạt Nền Tảng Lỗi Chung của Betta Đơn Sắc Nền Nhạt: Betta đơn sắc “nền nhạt” khác với đơn sắc nền sẫm chủ yếu bởi việc thiếu lớp đen bên dưới. Những màu không áp dụng cho Phân Nhóm này (nền nhạt) đều bị tính lỗi dù xuất hiện ở bất kỳ cấp độ nào trên một con thuộc loại này. Những nguyên tắc vốn quyết định sự sắp xếp của các biểu đồ lỗi (fault charts) được phát hiện ở phần này gồm: --- Màu Sẫm bị tính lỗi ở Betta phân nhóm Nền Nhạt. --- Màu ánh kim hay metallic bị tính lỗi ở Betta ngành không-ánh kim. --- Nếu màu thứ hai xuất hiện, và có độ tương phản càng cao với màu chính, thì lỗi càng nặng. --- Mức độ mà màu thứ hai xâm nhập cũng ảnh hưởng đến độ nghiêm trọng của lỗi. ĐẶC ĐIỂM PHÂN NHÓM – THIẾU NỀN SẪM Hiện diện của nền sẫm là lỗi loại. NGÀNH – Không-Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – CAM Các dòng cam được phát triển từ các dòng cẩm thạch và nhị-sắc nền-nhạt. Màu mong đợi là cam tươi mà không “trong” (translucent) như ở tép cam Navel (và ít giống vỏ). Đỏ không tương phản nhiều như ở betta vàng hay trong suốt (clear) nên nó không bị tính lỗi nghiêm trọng (severly). Lưu ý nhị-sắc nền nhạt với vây cam – trừ phi tái phân loại, là lỗi loại. Lỗi Màu của Betta Cam: 1. Hiệu ứng gân máu (vein) đỏ (lỗi sơ) 2. Trong suốt/thiếu màu ở vây (lỗi nhẹ) 3. Viền vảy đen (black specs) (lỗi nhẹ nếu ít; lỗi nặng nếu nhiều) 4. Vạch đỏ ở vây (lỗi nhẹ) 5. Đốm (spot), vạch (streak) hay vệt đen (patch) (lỗi nặng) 6. Màu ánh kim hay metallic (lỗi trọng trừ phi liên quan đến vài tia vây phát hiện nhờ soi đèn vốn có thể là lỗi nặng) 7. Hiện diện của Opaque (lỗi loại) 8. Hiện diện của lớp nền Đen (lỗi loại) NGÀNH – Không-Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – VÀNG Vàng tươi là lý tưởng. Những màu vốn có xu hướng vàng rất nhạt hay vàng phớt nâu là không mong đợi. Vàng té ra từ một tính trạng vốn chuyển hóa màu đỏ, do đó hiện diện của đỏ--ngoại trừ gân máu--là một lỗi trọng. LƯU Ý đến Vàng Cambodian ở lớp vàng – trừ phi tái phân loại, là lỗi loại. Lỗi Màu của Betta Vàng: 1. Hiệu ứng gân máu (vein) đỏ (lỗi sơ) 2. Trong suốt/thiếu màu ở vây (lỗi nhẹ trừ phi đủ nhiều vốn có thể là lỗi nặng) 3. Viền vảy đen (black specs) (lỗi nhẹ nếu ít; lỗi nặng nếu nhiều) 4. Vạch đỏ ở vây (lỗi nặng) 5. Phớt (tint) nâu trên vây (lỗi nặng) 6. Đốm (spot), vạch (streak) hay vệt đen (patch) (lỗi nặng) 7. Màu ánh kim hay metallic (lỗi trọng trừ phi liên quan đến vài tia vây phát hiện nhờ soi đèn vốn có thể là lỗi nặng) 8. Hiện diện của Opaque (lỗi loại) 9. Hiện diện của lớp nền Đen (lỗi loại) NGÀNH – Không-Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – TRONG SUỐT Thân và vây trong suốt (transparent) là lý tưởng. Tuy nhiên, màu của nội tạng khiến thân trông “hồng hào”--số khác sử dụng từ “màu-thịt” (flesh-colored) hay “kem” (crème) để mô tả cũng màu này. Hiện diện của bất kỳ màu nào khác là một lỗi trọng. Phân loại (Subtype)—Cellophane Thân Betta không màu--màu thịt--với vây trong suốt. Mắt đen, không đỏ. Thỉnh thoảng, cellophane được cho là cá nhị sắc: Hồng (Pink)/Trong Suốt (Clear). Dẫu quan điểm đó là dễ hiểu, nó không chính xác theo định nghĩa chuẩn về cellophane. Cellophane được coi là cá đơn sắc. Tên của màu đó là “trong suốt” (clear). Màu hồng của thân liên quan đến thịt/nội tạng của cá. Phân loại (Subtype)—Albino [Bạch Tạng] Như cellophane, đây là những con Betta không màu ở cả thân lẫn vây. Mắt cũng không màu và do đó, thể hiện màu đỏ [màu của mạch máu]. Lỗi Màu của Betta Trong Suốt: 1. Hiệu ứng gân máu (vein) đỏ (lỗi sơ) 2. Nhiễm vàng hay cam (lỗi nhẹ) 3. Viền vảy đen (black specs) (lỗi nhẹ nếu ít; lỗi nặng nếu nhiều) 4. Vạch đỏ ở vây (lỗi nặng) 5. Đốm (spot), vạch (streak) hay vệt đen (patch) (lỗi nặng) 6. Màu ánh kim hay metallic (lỗi trọng trừ phi liên quan đến vài tia vây phát hiện nhờ soi đèn vốn có thể là lỗi nặng) 7. Hiện diện của Opaque (lỗi loại) 8. Hiện diện của lớp nền Đen (lỗi loại) NGÀNH – Không-Ánh Kim ---Phân Ngành – Opaque Không Loại nào thuộc ngành này được công nhận chính thức. Betta vàng nền-nhạt với lớp phủ opaque thuộc về đây. NGÀNH – Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – PASTEL Màu Pastel bao gồm Pastel Xanh Dương, Pastel Xanh Lục và Pastel Trắng. Tất cả những màu này đều thiếu lớp nền sẫm và mật độ ánh kim dày đặc. Do đó, “xanh lục” chẳng hạn khác hẳn với định nghĩa về “xanh lục” khi chỉ đến Betta đơn sắc nền sẫm. Opaque Betta (được mô tả ở dưới) và thậm chí bán-Opaque Betta (semi-opaque) không được coi như là Pastel. Mọi thí ngư (entries) được phép phải là loại non-red hay Red-loss và nền nhạt. Do đó, chúng không được thể hiện màu nền đỏ hay đen. Một lớp ánh kim “bụi” nhạt (light “dusting”) phải bao phủ toàn bộ thân và vây của cá. Vây có thể trong suốt (transparent) hay trong mờ (translucent). Những cá này không được thể hiện opaque, dù nhẹ đến đâu.Phân loại (Subtype)--Pastel Xanh Dương Xanh Da Trời (Sky Blue) nhạt là lý tưởng. Màu xanh dương nhạt vốn xuất hiện vì thiếu lớp nền “đen” hay sẫm điển hình. Hiện diện của nó ở phân ngành không-opaque khiến cho việc thiếu vắng hoàn toàn của opaque là một tính trạng cần thiết. Dẫu phổ biến, hiện diện của tông xanh lục là một lỗi. Phân loại (Subtype)--Pastel Xanh Lục Xanh Lục nhạt là lý tưởng. Màu xanh lục nhạt vốn xuất hiện vì thiếu lớp nền “đen” hay sẫm điển hình. Không được hiển thị opaque, dù nhẹ (slight) đến đâu. Hiện diện của nó ở phân ngành không-opaque khiến cho việc thiếu vắng hoàn toàn của opaque là một tính trạng cần thiết. Dẫu phổ biến, hiện diện của tông xanh dương là một lỗi. Phân loại (Subtype)--Pastel Trắng Màu Trắng “bạc”, nhạt là lý tưởng. Màu trắng nhạt vốn xuất hiện vì thiếu lớp nền “đen” hay sẫm điển hình. Không được hiển thị opaque, dù nhẹ (slight) đến đâu. Hiện diện của nó ở phân ngành không-opaque khiến cho việc thiếu vắng hoàn toàn của opaque là một tính trạng cần thiết. Dẫu phổ biến, hiện diện của tông xanh dương hay xanh lục là một lỗi. Lỗi Màu của Pastel Betta: 1. Trong suốt/thiếu màu ở vây (lỗi nhẹ trừ phi >một nửa mà trường hợp đó, đây là một lỗi nặng) 2. Viền vảy đen (black specs) (lỗi nhẹ nếu ít; lỗi nặng nếu nhiều) 3. Màu metallic lộ rõ, thường ở môi và cằm (lỗi nhẹ) 4. Màu ánh kim thứ hai, chẳng hạn xanh dương trên pastel xanh lục (lỗi nặng) 5. Lượng nhỏ màu metallic, phủ đến 10% (lỗi nặng) 6. Hiện diện của Opaque (lỗi trọng – cho dù chỉ liên quan đến đầu; nếu Opaque nhiều trọng tài nên cân nhắc việc di dời Betta sang lớp Opaque thích hợp) 7. Hiện diện của lớp nền Đen (lỗi loại) 8. Hiện diện của màu Đỏ (lỗi loại trừ phi chúng là một hay hai đốm Đỏ nhạt ngẫu nhiên, được tính lỗi theo đánh giá của trọng tài) 9. Lượng lớn màu Metallic, phủ trên 10% đòi hỏi việc di dời sang lớp metallic nền nhạt NGÀNH – Ánh Kim ---Phân Ngành – Opaque ------LOẠI – OPAQUE Cá thuộc ngành/phân ngành này, nói chung, thường được gọi là “opaque”. Màu opaque bao gồm Opaque Xanh Dương, Opaque Xanh Lục và Opaque Trắng. Tất cả đều thiếu lớp nền sẫm bên dưới. Mọi thí ngư (entries) được phép phải là loại non-red hay Red-loss và nền nhạt. Do đó, chúng không được thể hiện màu nền đỏ hay đen. Chúng PHẢI thể hiện opaque vốn bao phủ toàn thân.Phân loại (Subtype) – Opaque Xanh Dương Màu phấn Xanh Dương nhạt là lý tưởng. Về cơ bản chứa đựng những màu tương tự như Pastel. Tuy nhiên, cá được bao phủ bởi một lớp sắc tố Opaque. Màu xanh dương nhạt vốn xuất hiện vì thiếu lớp nền “đen” hay sẫm điển hình là cần thiết. Phải thể hiện opaque. Dẫu phổ biến, hiện diện của tông xanh lục là một lỗi. Phân loại (Subtype) – Opaque Xanh Lục Màu phấn Xanh Lục nhạt là lý tưởng. Màu xanh lục nhạt vốn xuất hiện vì thiếu lớp nền “đen” hay sẫm điển hình. Phải thể hiện opaque. Dẫu phổ biến, hiện diện của tông xanh dương là một lỗi. Phân loại (Subtype) – Opaque Trắng Màu trắng sáng, dày đặc vốn xuất hiện vì thiếu lớp nền “đen” hay sẫm điển hình. Phải thể hiện opaque. Dẫu phổ biến, hiện diện của tông không-trắng (non-white) là một lỗi. Opaque Trắng? Mặc dù bạn sẽ thấy thuật ngữ OPAQUE TRẮNG được sử dụng trong toàn bộ cuốn sổ tay này, sẽ chính xác hơn khi đề cập như là OPAQUE XANH THÉP bởi vì đó là những gì cá thực sự là, về mặt di truyền. Tuy nhiên, việc đánh giá tự nó không liên quan đến di truyền, và do đó, thực tế được chấp nhận là gọi cá theo tên kiểu hình thông dụng của nó.Lỗi Màu của Opaque Betta: 1. Trong suốt/thiếu màu ở vây (lỗi nhẹ trừ phi >một nửa mà trường hợp đó, đây là một lỗi nặng) 2. Viền vảy đen (black specs) (lỗi nhẹ nếu ít; lỗi nặng nếu nhiều) 3. Màu metallic lộ rõ, thường ở môi và cằm (lỗi nhẹ) 4. Màu ánh kim thứ hai, chẳng hạn xanh dương trên pastel xanh lục (lỗi nặng) 5. Lượng nhỏ màu metallic, phủ đến 10% (lỗi nặng) 6. Mắt phủ opaque (lỗi loại nếu cá không thể nhìn; nó sẽ không sừng với một con vốn phải nhìn thấy ở lọ bên cạnh) 7. Hiện diện của lớp nền Đen (lỗi loại) 8. Hiện diện của màu Đỏ (lỗi loại trừ phi chúng là một hay hai đốm Đỏ nhạt ngẫu nhiên, được tính lỗi theo đánh giá của trọng tài) 9. Lượng lớn màu Metallic, phủ trên 10% đòi hỏi việc di dời sang lớp metallic nền nhạt
NHÓM – BETTA NHỊ SẮC (BICOLOR) Đây là những con betta hai màu. Thân của một cá nhị sắc (bicolor) phải đơn sắc và vây phải đơn sắc, nhưng khác với màu thân. Việc phân loại xa hơn được xác định bởi màu thân nhất định. Về mặt kỹ thuật, cá Nhị Sắc là một trong số Betta Hoa Văn (Patterned) nhưng vì phổ biến nên nó được xem như là một hạng mục (entry) riêng. Màu Khác? Những màu vây và thân được phép là tương tự như liệt kê ở Betta Đơn Sắc. Do đó, không nhất thiết phải mô tả màu của mỗi Loại Nhị Sắc ở dưới. ĐẶC ĐIỂM NHÓM – Nhị Sắc Sự thiếu vắng hoa văn nhị sắc là lỗi loại. Trọng Tâm của Việc Đánh Giá Betta Nhị Sắc: Quan tâm chủ yếu tập trung vào hai màu. Giới hạn tuyệt đối rành mạch của một màu với thân và màu kia với vây là cần thiết. Màu thân được đánh giá theo mô tả màu sắc được thấy ở trên. Sự tương phản cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá betta nhị sắc – nếu mọi thứ là như nhau thì một cá thân-đỏ với vây cam sẽ không cạnh tranh nổi một cá thân-xanh với vây vàng, bởi vì con sau thể hiện sự tương phản giữa hai màu lớn hơn nhiều. PHÂN NHÓM – Nhị Sắc Nền-Sẫm Những con Betta vốn có màu-thân sẫm bao gồm – Đỏ Lan, Đen, Xanh Dương, Xanh Thép, Xanh Ngọc, Xanh Lục, Két (Teal), Metallic Xanh Lục, Copper, Metallic Tím – và màu vây bất kỳ. Những màu khác vốn không có một mô tả đơn sắc trong các tiêu chuẩn ở đây, chẳng hạn như nâu, phải được trưng bày trong lớp Biến Dị Màu Sắc bởi vì không có nền tảng hiện hữu nào (tiêu chuẩn đơn sắc) cho việc đánh giá màu sắc của những con cá đó. Cá “Masked” – những con với màu thân lan đến đầu và nắp mang – không nên bị tính lỗi mà còn được ưu tiên. Nền Tảng Lỗi Chung của Betta Nhị Sắc Nền Sẫm: Những màu thân vốn không phải là một trong mười màu sẫm được mô tả ở trên là không được phép và phải được di dời sang một lớp thích hợp hơn. Vây có thể là màu sẫm khác [thuộc nhóm đó] hay chúng có thể là một trong số những màu nhạt được mô tả. --- Sự tương phản (contrast) là quan trọng. --- Màu thân và vây phải tách biệt một cách nghiêm ngặt tại chỗ nối thân/vây. --- Nếu màu nữa xuất hiện trên thân hay vây thì đó là một lỗi được tính theo mô tả bởi Hướng Dẫn Lỗi Màu của Betta Đơn Sắc. Ví dụ, một thân đỏ – với ánh kim trên đó – bị tính lỗi theo Hướng Dẫn Màu Đỏ. Vây, nếu chúng đen chẳng hạn, bị tính lỗi theo Hướng Dẫn Màu Đen. ĐẶC ĐIỂM PHÂN NHÓM – Nền Sẫm Sự thiếu vắng nền sẫm là lỗi loại. NGÀNH – Không-Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI (tương tự đơn sắc nền sẫm) Dựa trên màu thân chỉ đến Hướng Dẫn Lỗi Đơn Sắc tương ứng. Nếu có những phân loại (subtype) độc nhất – được coi là ngoại lệ - thì chúng sẽ được trình bày ở đây. Phân loại nhị sắc được đặt tên theo công thức “màu thân/màu vây”, do đó Đỏ/Trắng nghĩa là cá nhị sắc thân đỏ và vây trắng. Hướng Dẫn Ngành và Loại: tham khảo hướng dẫn màu thân ở phần đơn sắc.Phân loại (Subtype) -- Đen/Vàng (Chocolate) Đây là phân loại duy nhất được công nhận ở phân ngành này. Màu “đen” của thân là một màu bị suy giảm (reduced), gần hơn với nâu. NGÀNH – Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI (tương tự đơn sắc nền sẫm) ---Phân Ngành – Opaque Không Loại nào thuộc phân ngành này được công nhận chính thức. Betta Nhị Sắc nền sẫm Xanh Dương, Xanh Thép, Xanh Ngọc hay Xanh Lục với một lớp phủ opaque sẽ thuộc về đây. Hướng Dẫn Lỗi Màu của Betta Nhị Sắc Nền Sẫm 1. Thiếu màu thân ở đầu (lỗi sơ). 2. Thiếu màu vây ở vây ngực (lỗi sơ). 3. Sự lem (bleeding) nhẹ của màu thân sang vây HOẶC ngược lại (lỗi sơ nếu chỉ giới hạn ở một vây lẻ; lỗi nhẹ nếu ở 2 hay 3 vây lẻ). 4. Sự thâm nhập (intrusion) màu thứ ba (từ sơ đến trọng tùy thuộc vào mức độ và loại màu nhất định – xem hướng dẫn đơn sắc). ------mức độ (amount) có thể là LỖI SƠ – một vài tia vây, viền của một vây hay vảy đến LỖI TRỌNG – tức hầu như mọi tia ở tất cả các vây lẻ. ------loại màu có thể là LỖI SƠ – xanh lục hay xanh ngọc đến LỖI TRỌNG – opaque trên nền đen (xem hướng dẫn đơn sắc). ------(mức độ + loại màu)/2 = lỗi cho màu thâm nhập thứ ba. 5. Sự tương phản giữa màu thân và vây là kém (lỗi nặng). Sự lem nhẹ của màu thân sang vây VÀ ngược lại [màu vây lem nhẹ sang thân] (lỗi nặng). 6. Sự lem (bleeding) nhiều (substantial) của màu thân sang vây HOẶC ngược lại (lỗi nặng). 7. Sự lem của màu thân sang ⅓ hay nhiều hơn của một hay nhiều vây lẻ (lỗi trọng). 8. Sự lem của màu vây sang ⅓ màu thân hay nhiều hơn (lỗi nghiêm trọng). PHÂN NHÓM – Nhị Sắc Nền Nhạt Betta hai màu khác biệt với thân màu nhạt, nghĩa là, màu thịt (flesh), opaque, pastel, cam, vàng, đỏ nhạt và bất kỳ màu nào [trong số này] với metallic. Bất kỳ màu vây nào khác với màu thân đều được chấp nhận. Nền Tảng Lỗi Chung của Betta Nhị Sắc Nền Nhạt: Những màu thân vốn không phải là một trong những màu nhạt được mô tả ở trên là không được phép. Vây có thể là màu nhạt khác [thuộc nhóm đó] hay có thể là một trong số những màu sẫm được mô tả. --- Sự tương phản (contrast) là quan trọng do đó vây sẫm được ưu tiên hơn vây nhạt. --- Màu thân và vây phải tách biệt một cách nghiêm ngặt tại chỗ nối thân/vây. --- Nếu màu nữa xuất hiện trên thân hay vây thì đó là một lỗi được tính theo mô tả bởi Hướng Dẫn Lỗi Màu của Betta Đơn Sắc. Ví dụ, một thân vàng – với ánh kim trên đó – bị tính lỗi theo Hướng Dẫn Màu Vàng. Vây, nếu chúng đen chẳng hạn, bị tính lỗi theo Hướng Dẫn Màu Đen. ĐẶC ĐIỂM PHÂN NHÓM – Thiếu Nền Sẫm Hiện diện của nền sẫm là một lỗi loại. NGÀNH – Không-Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – (Màu Thân) Vàng, Cam, Trong Suốt Đây là Loại duy nhất với các Phân Loại (Subtypes) được công nhận. Thân phải có màu “thịt”, vây có thể là bất kỳ màu nào khác ngoại trừ trong suốt (clear). Bất kỳ màu sẫm nào trên vây đều được coi là sự tương phản cao. Một màu nhạt, chẳng hạn như “Vàng Cambodian” có thể rất khó phân biệt với một con Betta vàng nhạt toàn thân. “Cambodian” được định nghĩa như là thân màu-thịt với vây màu khác ngoại trừ trong suốt như ở Cellophane. Phân loại (Subtype) – Trong Suốt/Đỏ (Cambodian Truyền Thống) “Cambodian Truyền Thống” được định nghĩa như là thân màu-thịt với Vây Đỏ. Những màu vây khác ngoài đỏ thường được gọi một cách chọn lọc như là Cambodian AOC (Any Other Color). Thuật ngữ đánh giá kiểu hình Cambodian được định nghĩa ở đây không được nhầm lẫn với định nghĩa về di truyền của tính trạng “Cambodian” vốn là “sự thiếu vắng của màu đen” [bao hàm toàn bộ cá nền nhạt]. Định nghĩa sau không được sử dụng vào việc đánh giá. Trong những lớp có tên “Cambodian”, chỉ thân màu-thịt – Cambodian hay Cellophane – mới được phép. Nếu lớp được mô tả xa hơn như là “Traditional Cambodian”, thân phải là “màu thịt” (flesh) và màu vây bị giới hạn thành Đỏ.NGÀNH – Ánh Kim ---Phân Ngành – Không-Opaque ------LOẠI – (Màu Thân Pastel) Xanh Dương, Xanh Lục và Trắng (Xanh Thép) ---------Ví dụ: thân Pastel Xanh Lục/vây Vàng. NGÀNH – Ánh Kim ---Phân Ngành – Opaque ------LOẠI – (Màu Thân Opaque) Xanh Dương, Xanh Lục và Trắng (Xanh Thép) ---------Ví dụ: thân Opaque Trắng/vây Đỏ. Sự thâm nhập màu từ thân sang vây hay từ vây sang thân là một trong những biến động (variables) lớn nhất trong việc đánh giá Nhị Sắc.Hướng Dẫn Lỗi Màu của Betta Nhị Sắc Nền Nhạt 1. Thiếu màu thân ở đầu (lỗi sơ). 2. Thiếu màu vây ở vây ngực (lỗi sơ). 3. Sự lem (bleeding) nhẹ của màu thân sang vây HOẶC ngược lại (lỗi sơ nếu chỉ giới hạn ở một vây lẻ; lỗi nhẹ nếu ở 2 hay 3 vây lẻ). 4. Sự thâm nhập (intrusion) màu thứ ba (từ sơ đến trọng tùy thuộc vào mức độ và loại màu nhất định – xem hướng dẫn đơn sắc). ------mức độ (amount) có thể là LỖI SƠ – một vài tia vây, viền của một vây hay vảy đến LỖI TRỌNG – tức hầu như mọi tia ở tất cả các vây lẻ. ------loại màu có thể là LỖI SƠ – xanh lục hay xanh ngọc đến LỖI TRỌNG – opaque trên nền đen (xem hướng dẫn đơn sắc). ------(mức độ + loại màu)/2 = lỗi cho màu thâm nhập thứ ba. 5. Sự tương phản giữa màu thân và vây là kém (lỗi nặng). 6. Sự lem nhẹ của màu thân sang vây VÀ ngược lại [màu vây lem nhẹ sang thân] (lỗi nặng). 7. Sự lem (bleeding) nhiều (substantial) của màu thân sang vây HOẶC ngược lại (lỗi nặng). 8. Sự lem của màu thân sang ⅓ hay nhiều hơn của một hay nhiều vây lẻ (lỗi trọng). 9. Sự lem của màu vây sang ⅓ màu thân hay nhiều hơn (lỗi nghiêm trọng).
NHÓM – BETTA HOA VĂN (PATTERN) Mọi Betta đều có “hoa văn”. Thực sự có đến năm hoa văn, nhưng một lần nữa ở đây, chúng ta có một thuật ngữ vốn có thể nhầm lẫn. Hai hoa văn đầu tiên được coi như thuộc về các phân đoạn (sections) của chúng – Betta Đơn Sắc, hoa văn một và Betta Nhị Sắc, hoa văn hai. Vì vậy, thông thường khi người ta nghe đến thuật ngữ “hoa văn” thì nó chỉ đề cập đến ba trong năm hoa văn sau: Betta BƯỚM, Betta CẨM THẠCH và Betta ĐA SẮC. Trọng Tâm của Việc Đánh Giá Betta Hoa Văn: Ngoài các đặc điểm Betta chung vốn luôn áp dụng, mối quan tâm chính của các trọng tài trong việc đánh giá loại Betta này là sự đồng nhất (uniformity), mật độ (density) và bản chất của hoa văn. Các cấp độ lỗi áp dụng cho màu sắc được gán cho hoa văn và không phải màu sắc bên trong hoa văn. ĐẶC ĐIỂM NHÓM – Không Đơn Sắc Hay Nhị Sắc Hiện diện của hoa văn đơn sắc hay nhị sắc là lỗi loại. PHÂN NHÓM – Bướm (Butterfly) Bướm là một loại Betta dị sắc (variegated) với hoa văn ở vây rất đặc trưng. Chìa khóa nằm ở bộ vây vốn thể hiện một hoa văn viền (band pattern). Trọng tâm được đặt vào sự tương phản và sắc nét (crispness) của viền, không phải màu sắc của thân và vây. Viền phải rõ (crisp), không chỉ là sự phai nhạt của màu vây đối lập (opposing). Chẳng hạn, một Betta vàng với vây vàng vốn có viền ngoài nhạt hơn không phải là betta bướm, nhưng cá với màu vàng khác biệt và viền trong suốt ở vây là betta bướm. Các viền phải kẻ một hình ô-van đều đặn quanh mình cá. Có hai dạng mà việc phân viền (banding) có thể theo: Hoa văn vây với hai viền, khi vây được chia đôi bởi hai màu đối lập, và hoa văn đa viền, ba hay nhiều hơn, khi vây được chia đều theo số viền. Hoa văn đa viền đôi khi khó nhận diện, bởi vì hai viền trong đó, dẫu khác biệt, có thể phảng phất như những tông (shade) khác nhau của cùng một màu. Trong trường hợp này, việc chiếu đèn từ phía sau vây có thể hỗ trợ cho việc tìm kiếm tính trạng này nhưng sự thiếu rõ nét (definition) giữa các viền bị coi là một lỗi. Màu thân của Betta Bướm và màu ở viền thứ nhất có thể là đơn sắc, nhị sắc, cẩm thạch hay đa sắc. Nền Tảng Lỗi Chung của Betta Bướm: Những nguyên tắc vốn quyết định cấp độ lỗi (fault levels) được phát hiện ở phần này là: --- Với vây hai viền, các viền phải chiếm ½ vây ở mọi vây. --- Với vây đa viền, mỗi viền phải chiếm 1/[số viền] vây ở mọi vây. --- Đường phân cách giữa các viền vây phải liền lạc và kẻ một hình ô-van quanh Betta. --- Mức độ mà màu thứ hai thâm nhập (intrudes), sự thiếu rõ nét, cũng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng (degree of severity) của lỗi. ĐẶC ĐIỂM PHÂN NHÓM – Hoa Văn Bướm Sự thiếu vắng hoa văn bướm là lỗi loại. NGÀNH – gốc Đơn Sắc ---Phân ngành – Hai và Đa Viền ------LOẠI – Đỏ/Đỏ-Trắng Ở loại bướm này, thân phải một màu [đơn sắc]. Viền trong của vây có thể nhưng không nhất thiết cùng màu với thân. Viền vây ngoài phải chiếm tỷ lệ vây thích hợp và có một màu khác bên trong viền. Betta thuộc ngành này được đặt tên theo trình tự sau đây: Màu thân/Viền Trong–Viền Ngoài. Dẫu chỉ một phân loại (subtype) được trình bày ở đây để đại diện cho chúng, thực ra có rất nhiều: Đỏ/Đỏ-Trong suốt v.v. Khả năng về màu sắc giống như những thứ được trình bày ở nhóm Đơn Sắc. NGÀNH – gốc Nhị Sắc ---Phân ngành – Hai Viền Bướm gốc Nhị Sắc giống như nhóm Betta Nhị Sắc ngoại trừ vây có màu thứ ba ở viền ngoài của nó. Một lần nữa, viền ngoài một cách lý tưởng là một màu [đơn sắc] và chiếm ½ diện tích của mỗi vây. ------LOẠI – Trong Suốt/Đỏ-Trắng Đây là một đại diện của những Loại vốn đang có sẵn. Thay vì liệt kê tất cả chúng, chỉ cần nói rằng thân và viền trong là những màu được thấy ở nhóm Nhị Sắc cùng với một viền ngoài màu bất kỳ. Loại này thường được gọi là Cambodian Bướm. ---Phân ngành – Đa Viền Với cá này, viền ngoài một cách lý tưởng chiếm 1/[số viền] vây ở mỗi vây. Nếu có 3 viền chẳng hạn, thì mỗi viền chiếm 1/3 vây. ------LOẠI – Trong Suốt/Trắng-Đỏ-Trắng[/SIZE] Trong khi mọi Betta đa viền có lẽ đều ấn tượng, nó là sự tương phản độc đáo của viền giữa sẫm vốn khiến cho Betta Tutweiler nổi tiếng. NGÀNH – gốc Cẩm Thạch ---Phân ngành – Không[/SIZE] Thân phải như được mô tả trong Phân Loại Cẩm Thạch. Viền vây trong có thể là đơn sắc bất kỳ hay nó có thể là cẩm thạch dẫu điều đó có lẽ phá vỡ bề ngoài đồng nhất của viền trong. Ở trường hợp sau, viền ngoài phải khác hẳn với viền trong. Sự phân chia rạch ròi của hoa văn cẩm thạch được ưu tiên hơn hòa trộn (blending). NGÀNH – gốc Đa Sắc ---Phân ngành – Không Thân và viền trong phải với Betta Đa Sắc như được mô tả trong Phân Loại Đa Sắc. Viền/các viền ngoài có thể bao gồm những màu khác nhau trong cùng viền [lem]. Sự phân chia rạch ròi và tương phản giữa các viền được ưu tiên hơn hòa trộn (blending). Lỗi Màu của Betta Bướm: 1. Thiếu hoa văn bướm ở vây ngực (lỗi sơ) 2. Thiếu hoa văn bướm ở vây bụng [kỳ] (lỗi nhẹ) 3. Phân cách nhấp nhô (jagged) giữa các màu trên hoa văn [viền] ở một vây lẻ (lỗi nhẹ) 4. Phân cách nhòe (blurred), không rạch ròi (non-crisp) giữa các màu trên hoa văn [viền] ở một vây lẻ (lỗi nhẹ) 5. Sự thâm nhập nhẹ của màu thứ ba (không phải viền) trên vây (lỗi nhẹ) 6. Dưới ½ nhưng trên ¼ chiều dài vây bị chiếm bởi một trong hai màu ở một vây lẻ (lỗi nhẹ) 7. Lem của màu hoa văn vây [viền] vào thân (lỗi nhẹ) 8. Trên hoa văn 3-viền – viền thứ 3 nhỏ hơn ¼ chiều dài vây (lỗi nhẹ) 9. Trên hoa văn 3-viền – viền thứ 3 không hiện diện ở vây lưng (lỗi nhẹ) 10. Thiếu tương phản giữa các màu ở hoa văn [viền] (lỗi nhẹ) 11. Trên hoa văn 3-viền – viền thứ 3 không hiện diện ở vây hậu môn và đuôi (lỗi nặng) 12. Phân cách nhấp nhô (jagged) giữa các màu trên hoa văn [viền] ở hai vây lẻ hay nhiều hơn (lỗi nặng) 13. Phân cách nhòe (blurred), không rạch ròi (non-crisp) giữa các màu trên hoa văn [viền] ở hai vây lẻ hay nhiều hơn (lỗi nặng) 14. Dưới ½ nhưng trên ¼ chiều dài vây bị chiếm bởi một trong hai màu ở hai vây lẻ hay nhiều hơn (lỗi nặng) 15. Dưới ¼ chiều dài vây bị chiếm bởi một trong hai màu ở một vây lẻ (lỗi nặng) 16. Thiếu hoa văn bướm ở bất kỳ vây lẻ nào (lỗi nặng) 17. Dưới ¼ chiều dài vây bị chiếm bởi một trong hai màu ở hai vây lẻ hay nhiều hơn (lỗi nghiêm trọng) 18. Thiếu hoa văn bướm ở 2 vây lẻ (lỗi trọng) 19. Thiếu hoa văn bướm (lỗi loại) PHÂN NHÓM -- Cẩm Thạch (Marble) Betta Cẩm Thạch, giống như Bướm, là Betta Hoa Văn. Tuy nhiên, chúng dị sắc (variegated) theo cách khác. Chìa khóa phân biệt là sự thiếu vắng việc chia viền vây (fin banding) và hiện diện của những màu khác trên thân theo hiệu ứng “cẩm thạch”. Có hai loại Cẩm Thạch, “Cẩm thạch Truyền Thống” (Traditional Marble) và “Cẩm Thạch Màu” (Colored Marble) mới hơn, vốn có nhiều màu ngoài sự kết hợp đen/thịt/trắng. Mặc dù cellophane đôi khi được xem như là một biến thể cẩm thạch về di truyền, nó không được xếp như là cẩm thạch về kiểu hình. Thân và vây phải thể hiện ít nhất 2 màu. Những màu này phải bao gồm sự pha trộn giữa màu sẫm và nhạt. Cá thể hiện những “cạnh” sắc (sharp “edge”) với hoa văn marble được ưu tiên hơn những con với các màu hòa trộn (blended colors). Nền Tảng Lỗi Chung của Betta Cẩm Thạch: Những nguyên tắc vốn quyết định sự sắp xếp của các biểu đồ lỗi (fault charts) được phát hiện ở phần này gồm: --- Việc pha trộn màu sắc là bắt buộc -- “cẩm thạch”. --- Độ Tương Phản Cao giữa các màu sẫm và nhạt với đường nét (definition) rõ ràng. --- Cẩm thạch đối xứng (symmetrical marble) [Half Black] phải được nghiên cứu cặn kẽ để tái phân loại như những biến dị (variations). ĐẶC ĐIỂM PHÂN NHÓM – Hoa Văn Cẩm Thạch Sự thiếu vắng hoa văn cẩm thạch là lỗi loại. NGÀNH – Không ---Phân ngành – Không ------LOẠI – CẨM THẠCH TRUYỀN THỐNG Đây là loại cẩm thạch còn được gọi là Cẩm Thạch Truyền Thống. Nó hoàn toàn thiếu các màu đỏ, xanh lục, xanh dương và xanh thép vốn xuất hiện ở cẩm thạch màu. Các màu Metallic mới hơn cũng không hiện diện ở Cẩm Thạch Truyền Thống. Vây cũng không có các màu đó, và cá là sự pha trộn của đen/thịt/trắng. ------LOẠI – CẨM THẠCH MÀU (COLORED) Vùng mặt/má có thể bảo lưu đặc điểm cẩm thạch, màu thịt hay trắng, nhưng thân và vây có thể xuất hiện sự kết hợp giữa các màu đỏ, xanh lục, xanh dương, xanh thép hay metallic. Cá không bị bị tính lỗi nếu vùng mặt/má là một màu khác (đỏ hay đen) miễn nó có hoa văn cẩm thạch rõ nét trên thân. Thân của những con cẩm thạch màu này có thể bao gồm bất kỳ màu nào ở trên. Sự pha trộn màu với tương phản lớn hơn được ưu tiên. Sự pha trộn chỉ giữa đỏ và xanh lục chẳng hạn là không đủ. Phân loại (Subtype) -- Cẩm Thạch Đỏ Phân loại đại diện này thể hiện màu sắc tương tự như [cẩm thạch] truyền thống, nhưng bao gồm cả đỏ. Những phân loại khác bao gồm màu như tên gọi của chúng. Lỗi Màu của Betta Cẩm Thạch: 1. Sự pha trộn 50/50 giữa màu các sẫm và nhạt là lý tưởng. Từ 25% - 33% của bất kỳ màu sẫm hay nhạt nào (lỗi nhẹ) Ngoại lệ: Một hoa văn “Dalmatian” đẹp với sự lan đều của các đốm và tương phản tốt [trên vây] không nên bị tính lỗi. 2. Hoa văn kém tương phản ở một vây lẻ (lỗi nhẹ) 3. Dưới 25% của bất kỳ màu sẫm hay nhạt nào (lỗi nặng) 4. Thiếu hoa văn cẩm thạch ở một vây lẻ (lỗi nặng) 5. Hoa văn kém tương phản trên thân (lỗi nặng) 6. Hoa văn kém tương phản trên thân và trên 1 hay nhiều vây lẻ (lỗi trọng) 7. Thiếu hoa văn cẩm thạch trên thân (lỗi trọng) 8. Thiếu hoa văn cẩm thạch ở hai vây lẻ (lỗi trọng) 9. Hoa văn bướm ở 1 hay nhiều vây lẻ không là lỗi nếu cá có hoa văn cẩm thạch đẹp trên thân. Thí sinh (exhibitor) có lựa chọn trưng bày cá với hoa văn bướm ở cả ba vây lẻ trong lớp bướm. PHÂN NHÓM – Đa Sắc (Multicolor) Chỉ định này dành cho Betta với hai, tốt hơn là ba màu hay nhiều hơn vốn không phù hợp với bất kỳ ngành hoa văn nào khác. Một cách lý tưởng, các màu có độ tương phản lẫn nhau cao. Đấy là những màu thường thấy ở Betta. Tuy nhiên, việc đơn giản có riêng đầu một màu khác hay chỉ có một màu khác (đầu Đen ở màu ánh kim truyền thống) hay chỉ có một màu khác trên chóp kỳ là chưa đủ để được chỉ định như là Đa Sắc. Các trọng tài cần đặc biệt chú ý đến Betta được trưng bày như là Đa Sắc vốn thể hiện màu thứ hai chỉ là sự lem nhiễm đẹp mắt (fine wash), chẳng hạn như một “cá Xanh dương lem Đỏ nặng”, vốn chưa đủ. ĐẶC ĐIỂM PHÂN NHÓM – Không Đơn Sắc Hay Nhị Sắc Hiện diện của đơn sắc hay nhị sắc là lỗi loại. Lỗi Màu của Betta Đa Sắc: 1. Chỉ hai màu – cả hai hiện diện trên mọi vây lẻ và thân (lỗi nặng) 2. Chỉ hai màu với thân hay một hoặc nhiều vây lẻ là đơn sắc (lỗi trọng) 3. Màu mờ nhạt (dull) hay thiếu những màu tươi sáng (lỗi nặng) 4. Một màu vượt trội (>80%) so với những màu khác (lỗi trọng) 5. Độ tương phản kém giữa các màu (chẳng hạn xanh lục và xanh ngọc) (lỗi nặng) 6. Chỉ hai màu và một chỉ là sự lem đỏ hay vàng nhẹ (lỗi loại hay di dời sang đơn sắc) 7. Chỉ hai màu và một là những mảng (patches) trong suốt trên vây (lỗi trọng, hay lỗi loại, hay di dời sang đơn sắc nếu phần trong suốt là nhỏ) 8. Hoa văn cẩm thạch trên thân (lỗi loại và di dời, nếu cho phép, sang lớp cẩm thạch). LƯU Ý: đừng loại một con vốn chỉ có màu thịt/vàng trên mặt/má. Những con này có thể là cẩm thạch về di truyền, nhưng có thể dự thi trong đa sắc nếu chúng thiếu bất kỳ hoa văn cẩm thạch nào, và có sự hòa trộn màu sắc tốt. 9. Hoa văn bướm trên 2-3 vây lẻ (lỗi loại và di dời, nếu cho phép, sang lớp bướm). Ngoại lệ là mép (edge) đen hay trắng mỏng trên 1-3 vây lẻ. Lưu ý: cá đa sắc không nên bị tính lỗi vì sở hữu hoa văn bướm trên một vây lẻ. Sự tương phản? Khi tiêu chuẩn đề cập đến sự tương phản (contrast) nó có nghĩa sự tương quan về màu sắc phân loại. Tương Phản Cao = Sẫm với Nhạt/Ánh Kim với Không-Ánh Kim/Opaque với Không-Opaque Tương Phản Thấp = Những màu trong cùng một Phân Nhóm, Ngành, Phân Ngành hay Loại.PHÂN NHÓM – Muối Tiêu (Grizzled) Betta Muối Tiêu là Betta Hoa Văn. Muối tiêu thể hiện vệt, đốm hay chấm ngẫu nhiên của bất kỳ màu ánh kim nào trên thân pastel hay opaque. Từng vây phải biểu lộ một số hoa văn muối tiêu thể hiện hiệu ứng quay hay rảy cọ màu (paint brush stroke effect) trên tất cả các vây lẻ. Vây và thân phải thể hiện hai tông màu ánh kim khác biệt (một trong số màu ánh kim bất kỳ trên màu nền pastel hay opaque nhạt hơn). Cá thể hiện sự lan đều, gần 50% ánh kim và 50% nền nhạt được ưu tiên. Không màu muối tiêu nào được ưu tiên hơn màu kia. Lỗi Màu của Betta Muối Tiêu: 1. Hiện diện của Đen (lỗi nhẹ). Nếu Đen lan rộng thì trọng tài nên cân nhắc việc di dời Betta sang lớp Cẩm Thạch. 2. Hiện diện của Đỏ (lỗi nặng). Nếu Đỏ lan rộng thì trọng tài nên cân nhắc việc di dời Betta sang lớp Đa Sắc. 3. Cá với hoa văn Bướm (lỗi nặng). Nếu hoa văn Bướm lan rộng thì trọng tài nên cân nhắc việc di dời Betta sang lớp Bướm. 4. Cá với 80% hay nhiều hơn màu nền pastel hay opaque (lỗi loại). Những con này nên được di dời sang lớp Pastel hay Opaque.
BẢNG K – METALLIC BETTA Hiệu ứng metallic được tạo ra bởi sự lan tỏa của tế bào sắc tố phản chiếu-vàng (yellow-reflecting chromatophores) ở thân và vây cá. Trên một nền sẫm, hiệu ứng này tương tác với ánh kim xanh dương và xanh lục thông thường nhằm tạo ra cá ánh kim nền sẫm với tông màu nổi bật và khác lạ (unconventional). Khi được kết hợp với ánh kim xanh dương, kết quả cá có màu từ xanh dương-lục đến mòng két (teal); khi được kết hợp với xanh thép, cá sẽ có màu độc đáo thường được bán dưới tên “copper” [đồng]. PHÂN NHÓM – Metallic Đơn Sắc Nền-Sẫm NGÀNH – Ánh Kim ---Phân ngành – Không-Opaque Cá metallic nền sẫm được đánh giá theo cùng tiêu chí, như cá ánh kim nền-sẫm. Đặc biệt, những lỗi liên quan đến sự lan tỏa ánh kim và sự thiếu vắng của đỏ và vàng liên quan. Các tiêu chuẩn ánh kim nền-sẫm khuyến khích màu ánh kim lan trên mình cá nhiều nhất có thể. Tiêu chuẩn tương tự áp dụng cho cá metallic nền-sẫm, nghĩa là, ánh kim phủ trên nắp mang, đầu và môi được chuộng ở cá metallic nền-sẫm và sự thiếu vắng của chúng bị tính lỗi. Cá metallic nền-sẫm thường biến thiên về tông màu (hue), trải từ “copper” hơi tím đến thép bóng (shiny steel), đến xanh dương-lục, đến xanh két (blue teal). Sự đồng nhất của màu sắc trên thân cá là lý tưởng, để mà màu xanh két đồng nhất hay màu copper đồng nhất được ưu tiên hơn cá với những mảng xanh lục xen kẽ những mảng xanh dương. Tất cả những tiêu chuẩn chung và riêng cho cá nền-sẫm đều áp dụng. Những lỗi bổ sung liệt kê riêng cho Loại metallic nền-sẫm được bao gồm. ------LOẠI – METALLIC COPPER (XANH THÉP) Màu metallic copper bóng loáng được mong đợi. Sự thiếu vắng hoàn toàn của opaque là cần thiết. Các màu sẽ biến thiên về tông (shade) và sắc (hue) từ đồng xu mới sáng bóng cho đến đồng sẫm. Giống như kim loại đồng thực sự, phổ màu phản xạ từ ánh đèn chiếu lên cá sẽ cho bạn các biến dị tím, xanh ngọc, xanh dương và tím ánh hồng. Dựa trên thực tế rằng nền tảng di truyền đã biết của cá này xuất phát từ màu xanh thép, nó sẽ được gọi như là “Copper” để làm rõ về loại màu của mình. ------LOẠI – METALLIC TEAL (XANH DƯƠNG) Màu xanh két (teal) bóng loáng được mong đợi. Sự thiếu vắng của opaque là cần thiết. Tất cả lỗi màu chung của ánh kim xanh lục (green) sẽ áp dụng cho metallic teal. Mức độ mà theo đó xanh dương (blue) tự hiển thị nên là tối thiểu. Tông két xanh lục hơn (greener) được mong đợi hơn két xanh dương (teal blue) [gien + đã khiến màu ánh kim xanh dương truyền thống có màu xanh lục-két]. ------LOẠI – METALLIC XANH LỤC Màu xanh ngọc lục bảo (emerald green) bóng loáng được mong đợi. Khác với xanh lá mạ (grass green) hay xanh lục thường, metallic xanh lục phải bóng như ngọc lục bảo. Sự thiếu vắng của opaque là cần thiết. Tất cả lỗi màu chung của ánh kim xanh lục (green) sẽ áp dụng cho metallic xanh lục. Lỗi Màu của Metallic Đơn Sắc Nền Sẫm: 1. Nắp mang và đầu thể hiện ánh (sheen) metallic, nhưng phủ không hết (lỗi sơ) 2. Màu metallic đồng nhất (uniform), nhưng nhạt về mép (edges) của các vây lẻ (lỗi nhẹ) 3. Đầu đen, thiếu ánh metallic (lỗi nặng) 4. Màu metallic không đồng nhất (lỗi nặng) 5. Lem đỏ (lỗi nặng) 6. Metallic xanh thép với hiện diện của màu xanh lục (lỗi nặng) 7. Metallic xanh thép với hiện diện của màu xanh dương (lỗi nhẹ) 8. Metallic Teal với hiện diện của màu xanh dương (lỗi nặng) 9. Metallic xanh lục với hiện diện của màu xanh dương (lỗi nặng) 10. Metallic xanh lục với hiện diện của đen (lỗi nặng) 11. Màu metallic không lan toàn bộ cá (lỗi trọng) 12. Sự thiếu vắng của màu metallic (lỗi loại) Mức độ mà theo đó bất kỳ màu nào khác thể hiện nên là tối thiểu và tốt nhất không đáng kể khi không dùng đèn. Trọng tài nên cân nhắc lượng thâm nhập màu (color intrusion) và có thể chấm từ lỗi nhẹ đến lỗi trọng dựa trên mức độ tương ứng mà theo đó nó làm giảm màu sắc mong muốn. TẤT CẢ NHỮNG MÀU METALLIC NỀN SẪM KHÁC CHẲNG HẠN NHƯ ĐEN HAY TÍM ĐƯỢC TRƯNG BÀY Ở LỚP BIẾN DỊ MÀU (COLOR VARIATION CLASS). TẤT CẢ NHỮNG LỖI CHUNG VÀ ĐẶC BIỆT PHÙ HỢP KHÁC ĐỀU ÁP DỤNG PHÂN NHÓM – Metallic Đơn Sắc Nền-Nhạt ĐẶC ĐIỂM PHÂN NHÓM – Thiếu Nền Sẫm: Ánh Metallic NGÀNH – Ánh Kim ---Phân ngành – Không-Opaque Betta metallic nền-nhạt bao gồm bất kỳ cá đơn sắc nền-nhạt nào (chẳng hạn vàng, trong suốt, cam, pastel và opaque) vốn thể hiện ánh (sheen) metallic trên toàn bộ cá. Lý tưởng là sự lan tỏa của ánh metallic trên toàn thân cá kể cả đầu (hiệu ứng mask). Một số tên lóng của những cá này bao gồm: bạch kim (platinum), bạc (silver), gold và yellow gold. Cá hoa văn metallic (chẳng hạn nhị sắc, bướm, cẩm thạch) được trưng bày ở các lớp hoa văn thông thường hay ở lớp biến dị màu sắc nếu thí sinh tin rằng màu sắc đủ mới mẻ. Tất cả những tiêu chuẩn chung, cũng như đặc biệt liên quan đến màu sắc, đều áp dụng cho metallic nền-nhạt. Cụ thể, một cá gold được đánh giá theo tiêu chuẩn màu vàng, một opaque metallic theo tiêu chuẩn opaque, và vân vân. Cá được đánh giá qua sự bám sát với điều kiện lý tưởng của loại mình và đánh giá tương đối với con khác qua xuất phát điểm tương ứng của chúng từ điều kiện lý tưởng đó, cũng như sự bám sát của chúng với tiêu chuẩn metallic nền-nhạt. Một ngoại lệ đáng chú ý về tiêu chuẩn đặc biệt đi kèm. Ở cá đơn sắc không-ánh kim, tức trong suốt, vàng và cam, thì hiện diện của ánh kim bị tính lỗi. Hiệu ứng metallic cũng là ánh kim, vì vậy ở các lớp metallic nền nhạt, những tiêu chuẩn liên quan đến sự thiếu vắng ánh kim được vận dụng để hàm ý sự thiếu vắng xanh dương hay xanh lục. NGÀNH – Không-Ánh Kim ---Phân ngành – Không-Opaque ---Phân ngành – Opaque ------LOẠI – VÀNG HAY GOLD METALLIC Những tiêu chuẩn thông thường cho màu vàng sẽ áp dụng. Cá vàng chanh (lemon) tươi với ánh metallic bao phủ toàn thân là lý tưởng. Đặc biệt lưu ý đến ánh metallic và đảm bảo rằng nó lan đều trên mình cá. Loại này có thể dễ bị nhầm với Cambodian vàng bởi chúng cũng có xu hướng thể hiện ánh kim, vốn có thể bị nhầm với ánh metallic. ------LOẠI – TRONG SUỐT (CLEAR) METALLIC Những tiêu chuẩn thông thường cho trong suốt sẽ áp dụng. Thân và vây trong suốt là lý tưởng. Hiện diện của bất kỳ màu nào khác là lỗi trọng. Thân trong suốt metallic sẽ không xuất hiện màu hồng (pink) như ở cá trong suốt thường. Ánh metallic sẽ che chắn màu sắc của các cơ quan nội tạng. Chúng sẽ trông rất trong suốt, tuy nhiên mắt của chúng vẫn sẽ đen như ở cá trong suốt thường. ------LOẠI – CAM METALLIC Màu cam tươi là lý tưởng. Metallic cam sẽ thể hiện ánh metallic, mà nó sẽ khiến màu cam trông đậm đà hơn. Hãy tưởng tượng đến hiệu ứng bóng sáp (wax effect) trên một bút sáp cam và điều này rất gần với màu lý tưởng được mong đợi. Lỗi Màu của Metallic Vàng/Cam/Trong Suốt: 1. Ánh metallic đều trên cá, nhưng không lan đến đầu (lỗi sơ) 2. Ánh metallic đều trên cá, nhưng phai đi (fading) hay đậm lên (darkening) về phía các vây lẻ (lỗi sơ) 3. Vàng metallic với ánh kim xanh dương hay xanh lục (lỗi nặng) 4. Vàng metallic với màu vàng không lan đều trên toàn thân cá (lỗi nặng) 5. Biến dị của vàng metallic – tươi tắn đến mờ nhạt (lỗi nặng) 6. Trong suốt metallic với sự hiện diện của các tia vây vàng (lỗi nhẹ) 7. Trong suốt metallic với đốm đen rải rác trên thân và vây (lỗi nhẹ) 8. Trong suốt metallic với ánh kim xanh dương hay xanh lục (lỗi nặng) 9. Trong suốt metallic với sự hiện diện của bất kỳ màu đỏ nào (lỗi nặng) 10. Cam metallic với các biến dị về tông cam [không đều] (lỗi nhẹ) 11. Cam metallic với ánh kim xanh dương hay xanh lục (lỗi nặng) 12. Cam metallic với sự hiện diện của màu đỏ (lỗi nặng) 13. Cam metallic với màu cam không lan đều trên toàn thân cá (lỗi nặng) 14. Ánh metallic hiện diện nhưng không phân bố đều trên cá (lỗi nặng) 15. Hiện diện của nền sẫm (lỗi loại) 16. Sự thiếu vắng của ánh metallic (lỗi loại) ------LOẠI – PASTEL METALLIC Những tiêu chuẩn màu cho pastel thường sẽ áp dụng. Các màu bao gồm Pastel Xanh Dương, Pastel Xanh Lục, Pastel Trắng, Pastel Lavender… Tất cả những màu này đều thiếu nền sẫm. Mọi hạng mục (entries) cho phép đều phải là non-red và nền nhạt và không được thể hiện màu nền đỏ và đen. Pastel metallic sẽ thể hiện màu bóng loáng như pastel thường. Hiện diện của bất kỳ màu nền sẫm nào đều là lỗi loại. Phân loại (Subtype) – Pastel Xanh Dương Metallic Màu Xanh Da Trời nhạt bóng loáng là lý tưởng. Màu xanh dương nhạt, thiếu nền sẫm hay đen. Phân loại (Subtype) – Pastel Xanh Lục Metallic Màu Xanh Lục nhạt bóng loáng là lý tưởng. Màu xanh lục nhạt, thiếu nền sẫm hay đen. Phân loại (Subtype) – Pastel Trắng Metallic Màu Trắng nhạt bóng loáng là lý tưởng. Màu trắng có thể biến thiên về tông từ Bạch Kim Trắng (Platinum White) cho đến Bạc (Silver). Metallic Trắng không được nhầm với Opaque. Phân loại này phải thể hiện như là cá trong suốt (clear) với ánh metallic, điều vốn cho nó vẻ ngoài Metallic Trắng. Lỗi Màu của Pastel Xanh Dương/Xanh Lục/Trắng Metallic: 1. Ánh metallic đều trên cá, nhưng không lan đến đầu (lỗi sơ) 2. Ánh metallic đều trên cá, nhưng phai đi (fading) hay đậm lên (darkening) về phía các vây lẻ (lỗi sơ) 3. Pastel Xanh Dương Metallic với các biến dị về tông xanh dương [không đều] (lỗi nhẹ) 4. Pastel Xanh Dương Metallic với sự hiện diện của tông xanh lục (lỗi nặng) 5. Pastel Xanh Lục Metallic với các biến dị về tông xanh lục [không đều] (lỗi nhẹ) 6. Pastel Xanh Lục Metallic với sự hiện diện của tông xanh dương (lỗi nặng) 7. Pastel Trắng Metallic với sự hiện diện của tông xanh dương hay xanh lục (lỗi nhẹ) 8. Pastel Trắng Metallic với các biến dị về tông trắng [không đều] (lỗi nhẹ) 9. Ánh metallic tạo ra các tia vây vàng (lỗi nhẹ) 10. Ánh metallic hiện diện nhưng không phân bố đều trên cá (lỗi nặng) 11. Sự thiếu vắng của ánh metallic (lỗi loại) ------LOẠI – METALLIC OPAQUE Cá thuộc về NGÀNH/Phân ngành này là Opaque với ánh metallic. Tất cả đều thiếu nền sẫm, phải là non-red và nền nhạt. Chúng không được thể hiện màu nền đỏ hay đen – phải thể hiện opaque vốn bao phủ toàn thân. Các màu bao gồm Metallic Xanh Dương, Xanh Lục Và Trắng. Mọi tiêu chuẩn chung của Opaque sẽ áp dụng cho metallic opaque. Nhìn chung, Opaque chỉ đến sự tích-tụ sắc tố trên mình cá, vốn tự thể hiện như là lớp phủ trắng hay phấn (chalky). Sự lan tỏa không đều của ánh kim metallic sẽ tạo ra ảo ảnh (illusion) opaque trên cá metallic. Cần đặc biệt chú ý đến sự lan tỏa mà theo đó, opaque tự thể hiện trên toàn thân cá. Sự lan tỏa đều (even spread) được mong đợi. Phân loại (Subtype) – Metallic Opaque Xanh Dương Bột (powder) xanh dương nhạt bóng loáng là lý tưởng. Về cơ bản, sở hữu những màu tương tự như metallic pastel. Tuy nhiên, lớp màu Opaque bao phủ thân cá. Màu xanh dương nhạt, vốn thể hiện việc thiếu nền sẫm hay đen, là cần thiết. Phân loại (Subtype) – Metallic Opaque Xanh Lục Bột xanh lục nhạt bóng loáng là lý tưởng. Màu xanh lục nhạt, thiếu nền sẫm hay đen. Phân loại (Subtype) – Metallic Opaque Trắng Màu trắng dày đặc (dense) bóng loáng là lý tưởng. Màu trắng, thiếu nền sẫm hay đen. Lỗi Màu của Metallic Opaque: 1. Ánh metallic đều trên cá, nhưng không lan đến đầu (lỗi sơ) 2. Ánh metallic đều trên cá, nhưng phai đi (fading) hay đậm lên (darkening) về phía các vây lẻ (lỗi sơ) 3. Biến dị về tông màu [không đều] (lỗi nhẹ) 4. Ánh metallic tạo ra các tia vây vàng (lỗi nhẹ) 5. Hiện diện của tông xanh lục trên metallic opaque xanh dương (lỗi nặng) 6. Hiện diện của tông xanh dương trên metallic opaque xanh lục (lỗi nặng) 7. Hiện diện của tông không-trắng trên metallic opaque trắng (lỗi nặng) 10. Ánh metallic hiện diện nhưng không phân bố đều trên cá (lỗi nặng) 11. Sự thiếu vắng của ánh metallic (lỗi loại) TẤT CẢ NHỮNG LỖI CHUNG VÀ ĐẶC BIỆT PHÙ HỢP KHÁC ĐỀU ÁP DỤNG