Sở hữu đội quân nhân bản Mãi đến tận gần đây, việc nhân bản động vật hãy còn là chuyện khoa học viễn tưởng. Nhân bản thực vật đã được áp dụng một cách phổ biến (kể cả với cây thủy sinh) và một số động vật bắt đầu được nhân bản đã làm dấy lên một số ý kiến phản đối. Nhưng bạn có biết rằng nhiều loài động vật cũng sinh sản bằng cách tự nhân bản chính chúng hay không? Trên thực tế, mới có một loài sinh vật cảnh nước ngọt như vậy – được biết chúng không có nguồn gốc tự nhiên! Loài nhân bản màu cẩm thạch Động vật nhân bản thủy sinh này là một loài tôm càng (crayfish) chưa được đặt tên khoa học, gọi là “marmorkreb” hay tôm càng cẩm thạch. Chúng được phát hiện trong các tiệm cá cảnh ở Đức vào những năm 1990. Một số người chơi tôm càng nghi ngờ rằng chúng phát xuất từ chi Procambarus nhưng không ai có chứng cớ gì. Toàn bộ tôm càng cẩm thạch là tôm cái và chúng không cần đến tôm đực để sinh sản – chúng sinh sản đơn tính. Như tên gọi, chúng có màu cẩm thạch nâu, và giống hệt như nhau; một khi trưởng thành, càng của chúng sẽ lên màu xanh dương sậm, thậm chí có cả màu đỏ và xanh lục. Màu sắc của chúng có thể bị tác động bởi thức ăn. Bởi vì loài tôm càng này tự nhân bản, chúng được cộng đồng khoa học rất quan tâm, đặc biệt là những nhà nghiên cứu về lãnh vực di truyền và tế bào. Trong giảng đường, chúng hiện được các giáo viên sinh học dùng để minh họa về sự tiến hóa (và nhân bản) trong môi trường thực tế. Một số nhà lai tạo cá cảnh sử dụng tôm càng cẩm thạch làm nguồn thức ăn cho cá cảnh ở mọi kích cỡ. Những người câu cá giải trí sử dụng tôm này làm mồi câu, đặc biệt là câu cá biển, và thậm chí còn có đồn đại rằng chính quyền Trung Quốc lai tạo loài này trong các trang trại để làm nguồn thực phẩm rẻ tiền cho người dân! Tăng trưởng và sinh sản Chúng tăng trưởng đến kích thước trưởng thành, khoảng từ 8-12 cm, rất nhanh; tại đấy chúng bắt đầu sinh sản. Từ ấu trùng cho đến khi tôm bắt đầu sinh sản mất khoảng 5-7 tháng. Mỗi con tôm cái mang từ 400-1000 trứng với thời gian ấp từ 22-42 ngày. Tôm non có ít trứng, tôm già có nhiều trứng hơn. Tôm mẹ không ăn thịt ấu trùng như những loài khác và có thể nuôi cả bầy chung hồ. Tuy nhiên, tôm non vẫn ẩu đả để tranh giành vị trí. Tương tự như những loài tôm càng khác, chúng tăng trưởng bằng cách lột vỏ. Chúng sẽ ăn hết lớp vỏ của mình vừa lột ra. Tôm mang trứng được ví như là “dàn dâu tây” vì những dề trứng trông giống như chùm dâu. Hiện tại, trên mạng đã có bản video mô tả các giai đoạn phát triển của trứng (ở cuối bài). Thông tin Khi tìm thông tin về tôm càng cẩm thạch trên mạng Internet sẽ thấy một số bài viết của giới truyền thông Anh về sự xâm lấn kinh hoàng của loài này đối với hệ sinh thái châu Âu. Dù tôm càng cẩm thạch được phát hiện ở châu Âu, chúng lại có nguồn gốc từ châu Mỹ. Các bài viết mang tính phóng đại của giới truyền thông Anh – qua các tạp chí khoa học và tin vắn – còn cho rằng loài này mang một loại virus (hay nấm) mà chúng có thể giết chết các loài tôm càng bản địa ở sông hồ châu Âu. Tuy nhiên, các nhà sinh học ở Mỹ có xu hướng đánh giá thấp những câu chuyện như thế này vì không hề có bùng phát dịch bệnh nào thực sự được ghi nhận ở châu Âu hay bất kỳ nơi nào khác. Hiện tại, tôm càng cẩm thạch được phép nuôi ở Mỹ ngoại trừ các bang Oregon và Nevada, nhưng hai nơi này cũng sắp sửa cho phép. Trước khi mua tôm càng cẩm thạch, hãy kiểm tra danh sách các loài bị cấm ở bang của bạn để chắc chắn rằng chúng không bị cấm nuôi ở đấy. Nuôi dưỡng Thành phần dinh dưỡng của tôm càng cẩm thạch chủ yếu là thực vật, nên nó sẽ ngốn hầu hết các loại cây trong hồ thủy sinh, đặc biệt là Anacharis và Cabomba. Theo kinh nghiệm của tôi thì khác với những loài tôm càng khác, tôm càng cẩm thạch không đuổi giết và ăn thịt các loài cá cảnh. Tuy nhiên, chúng ăn trùng đỏ và những mẩu gan nhỏ được trộn chung với rau làm thức ăn. “Marmorkreb” cũng thích ăn cả ốc ở mọi kích cỡ và rất thích hợp để tiêu diệt ốc trong các hồ bùng phát loài này. Điều thú vị là màu sắc của chúng có thể được cải thiện qua thức ăn. Chẳng hạn cho tôm ăn các viên tảo lâu dài sẽ khiến cho toàn thân chúng chuyển sang màu xanh lá cây. Tương tự, cho tôm ăn loại tảo đỏ giàu sắc tố astaxanthin, Haematococcus pluvialis, sẽ khiến tôm có màu đỏ hồng đào. Bộ lọc Tương tự như các loài tôm càng khác, chúng thải rất nhiều phân và nước sẽ chuyển thành màu tương tự như thức ăn nếu không được lọc một cách thích hợp. Sau khi thử đủ kiểu, sau cùng tôi chọn kiểu lọc kép – tức một bộ lọc đáy và máy bơm hút qua nền cát kết hợp với một bộ lọc ngoài. Đầu hút của bộ lọc ngoài nên gắn thêm miếng bọt biển hay túi lọc để ngăn không hút phải ấu trùng tôm. Đấy cũng là địa điểm kiếm ăn của tôm non. Bố trí Bởi vì tôm càng cẩm thạch khá mắn đẻ, kích thước của hồ nuôi là điều mà mọi người phải quan tâm. Giống như những loài tôm khác, tôm càng cẩm thạch thích ẩn núp, đặc điểm cho phép nuôi một số lượng lớn trong một không gian tương đối nhỏ. Những đoạn ống PVC xếp thành hình kim tự tháp hay hình dạng bất kỳ sẽ giúp cho tôm càng lẩn trốn, cảm thấy an toàn và sinh sản. Việc thêm các đoạn ống PVC vào hồ cũng làm gia tăng diện tích sinh hoạt cho tôm. Loài dễ nuôi Đây là loài tôm càng có thể nuôi trong các hồ cộng đồng (community tank), chúng cũng rất dễ nuôi, điều khiến chúng trở thành loài thích hợp đối với người bắt đầu chơi cá cảnh. Những loài tôm càng khác thường ăn thịt cá cảnh, nhưng tôm càng cẩm thạch thì không, dựa trên kinh nghiệm của tôi. Tôm càng cẩm thạch dường như rất thân thiện với hầu hết những loài cá đẻ con và cá tetra, cũng như với hầu hết các loài tép nước ngọt Caridina. Tuy nhiên, ấu trùng tôm càng cẩm thạch phải được bảo vệ khỏi các loài cá, thậm chí ngay với các loài cá nhỏ như bảy màu, tetra và những loài có miệng nhỏ khác. Cá cichlid thích tấn công và ăn thịt loài tôm này ở mọi kích thước. Xin nhắc lại, nhiều người nuôi tôm càng cẩm thạch trong các hồ riêng để thu hoạch tôm con làm thức ăn cho các loài cá cảnh chẳng hạn như cichlid châu Phi, tai tượng Phi, piranha, cá rồng và các loài cá cảnh nước mặn như cá mao tiên và cá hồng. Nói chung, nếu một loài cá thích ăn tép hay krill thì tôm càng là một miếng mồi di động – một mục tiêu rất bổ dưỡng! Ngay cả những người chơi lưỡng cư và bò sát cũng nuôi thú cưng của mình bằng tôm càng cẩm thạch. Những kẻ giả mạo Một số cá nhân và công ty vô đạo đức sẽ bán những loài tương tự như là tôm càng cẩm thạch với giá rất rẻ. Hãy cẩn thận vì có nhiều loài tôm càng có cùng màu sắc và hoa văn. Tuy nhiên, những loài tôm càng giả mạo sẽ săn đuổi và ăn thịt cá cảnh và các loài sinh vật khác trong hồ, điều mà tôm càng cẩm thạch không làm. Và dĩ nhiên, loài giả mạo cũng không thể tự nhân bản chính chúng. Tôm càng cẩm thạch vẫn tương đối hiếm và tốt nhất mọi người nên cảnh giác với những ai rao bán loài này với giá cực rẻ. Nguồn thực phẩm Có những nhóm nghiên cứu tiên phong với ý tưởng sử dụng tôm càng cẩm thạch như là nguồn thực phẩm cứu giúp nạn đói cho nhiều quốc gia trên thế giới. Với những người không thể ăn động vật có vỏ (shellfish) vì lý do tôn giáo, tôm càng cẩm thạch có thể được dùng để nuôi cá rô phi hay những loài cá thực phẩm khác. Tham khảo “A new lab animal without sex”, Med Journal Watch: http://medjournalwatch.blogspot.com/2007/06/new-lab-animal-without-sex.html “Lifestages and reproduction components of Marmokrebs (marbled crayfish)”: http://www3.interscience.wiley.com/cgi-bin/fulltext/109087817/abstract Marbled Crayfish: www.marbledcrayfish.com Marbled Crayfish Channel, YouTube: www.youtube.com/user/MarbledCrayfish Advandcing Research on Marbled Crayfish: http://marmorkrebs.org “Ontogeny of Marmokrebs (marbled crayfish)”: http://www3.interscience.wiley.com/cgi-bin/fulltext/110456915/abstract “The parthenogenetic of Marmokrebs (marbled crayfish)”: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17541537 =============================== Sinh tồn của loài cá toàn-mái trỏ đến DNA của nó Loài xâm lấn: cướp tinh trùng là một chiến lược thành công Cá mập trinh vẫn chửa, các nhà khoa học sửng sốt nói Loài tôm càng này tự nhân bản chính mình, và nó lan tràn khắp châu Âu
Nghe bạn nói thì thích quá ,vậy bạn có thể để lại cho mình một ít tôm càng cẩm thạch để nuôi chơi cho vui nhé. haidisplay 0918514113
Nếu anh Đại tìm được tài liệu nói về sự khác biệt giữa tôm càng chính hiệu (có thể clone) và những chú tôm càng giả mạo thì tốt quá. Một bài đọc thú vị và gây nhiều bất ngờ Thanks anh