Betta sp. ‘Mahachai’: tái viếng thăm Arthit Prasartkul – http://www.siamensis.org Giới thiệu Bài viết này là phần bổ sung cho bài Betta sp. ‘Mahachai’ (http://www.siamensis.org) của Nonn Panitvong. Chín tháng sau chuyến thám hiểm đầu tiên vào tháng 10 năm 2001, Nonn Panitvong, Akkapol Wisitchainont và tác giả bài này đã tái viếng thăm môi trường sống tự nhiên của loài cá Betta sp. “Mahachai” bí ẩn. Đây là báo cáo về hiện trạng môi trường sống tự nhiên của loài Betta sp. ‘Mahachai’ vào tháng 7 năm 2002, gần một năm sau khi loài này được giới thiệu với thị trường cá cảnh (xuất hiện tại chợ cá Jatujak ở Bangkok khoảng tháng 11-12 năm 2001) và trở thành đề tài bàn tán trong thành phố. Chúng đã trở nên phổ biến trong các nhóm “cá đá”, “cá cảnh” và “các bộ sưu tập cá hoang dã”. Betta sp. ‘Mahachai’ nổi tiếng với sức chịu đựng và kỹ năng đá khéo léo đồng thời người nuôi cảnh đem lai chúng để lấy gen xanh, chẳng hạn như dòng ‘Natural Green’ (mà tôi tin là cá lai giữa Betta splendens và Betta sp. ‘Mahachai’). Với những người hâm mộ cá labyrinth trên thế giới, Betta sp. ‘Mahachai’ là loài mới với màu sắc cực kỳ hấp dẫn. Nhu cầu tăng vọt và trực tiếp tác động đến sự tồn vong của loài này – đấy là chưa kể đến việc đô thị hóa môi trường sống tự nhiên của chúng. Tác giả vô cùng hy vọng rằng bài viết này sẽ gióng lên hồi chuông về việc bảo tồn môi trường sinh thái và loài Betta sp. ‘Mahachai’ của chúng ta. Con người và môi trường cùng với các loài sinh vật như muông thú và cỏ cây có quan hệ hỗ tương với nhau. Việc cùng tồn tại một cách hài hòa là điều vô cùng quan trọng trong thế giới ngày nay. Nếu không hành động để bảo vệ môi trường sống tự nhiên của loài Betta sp. ‘Mahachai’ và duy trì số lượng của chúng, tôi tin rằng loài này sẽ bị biến mất khỏi môi trường hoang dã trong một tương lai rất gần. Một con rạch ở Bang-kra-jao. Tìm kiếm vùng phân bố mới Vào một tối thứ tư buồn chán, điện thoại di động reo trong khi tôi đang lái xe về nhà từ trường đại học. Tôi nhận cuộc gọi từ người bạn rủ đi bắt cá Betta sp. ‘Mahachai’ ở tỉnh Samutsakorn vào ngày 24, tháng 7, năm 2002, ngày nghỉ lễ. Chúng tôi khởi hành từ sáng sớm đi Mahachai; đường trống và thời tiết rất tốt – một điều bất bình thường ở Bangkok vào mùa mưa. Tôi lái xe, ‘Tony’ Anurat Tejavej là người dẫn đường liến thoắng trong khi Nonn Panitvong và “Mee” Chaiwut Krudpan góp vui cùng chúng tôi từ băng ghế sau. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là ngoại ô Bang-kra-jao, một cộng đồng dân cư nhỏ bên bờ trái của con sông Chao Praya. Bang-kra-jao cách vùng Mahachai khoảng 30 km. Vì môi trường rất giống với vùng Mahachai (cũng có đầm lầy dừa nước Nypa fruiticans) nên chúng tôi hy vọng phát hiện loài phân bố ở đây. Xin lưu ý rằng, không có báo cáo nào ghi nhận sự tồn tại của loài Betta sp. ‘Mahachai’ ở Bang-kra-jao trước thời điểm chúng tôi viếng thăm. Lần theo những con đường nhỏ dẫn đến quận Pra-pradaeng bên bờ sông Chao Praya, chúng tôi phát hiện một cộng đồng nhỏ ở Bang-kra-jao. Cây ăn trái vốn từng chiếm lĩnh phần lớn vùng này thì nay bị thay thế bằng những ngôi nhà hiện đại. Chúng tôi tìm kiếm đầm dừa nước, dẫu vậy chỉ phát hiện một chỗ. Tuy thất vọng, chúng tôi vẫn lao đến đầm lầy, tìm kiếm vùng nước thích hợp và các tổ bọt bên trong “Krapok Jark” (bọng nhỏ hình thành từ các bẹ dừa nước). Trong niềm sung sướng tột độ, tôi phát hiện thấy một tổ bọt trong bẹ dừa nước. Tổ bọt được phát hiện trông rất gọn; đúng là của loài betta. Ngược lại, tổ bọt của cá bã trầu Trichopsis vitatus lại rất to và lỏng lẻo. Cá bã trầu thường, nếu không nói là luôn luôn, được phát hiện trong vùng phân bố của betta. Trong khi cá betta hấp dẫn mọi người, từ trẻ em địa phương cho đến các tay đá cá máu me, điều khiến chúng dễ bị tuyệt chủng, thì cá bã trầu lại có mặt ở khắp nơi. Bởi màu sắc nhợt nhạt và kém hung dữ (ít đá lộn) nên không ai lưu tâm đến chúng. Chúng tôi chụp hình tổ bọt; ít ra nó cũng chứng tỏ rằng đó là tổ của betta chứ không phải của bã trầu. Chúng tôi đã không bắt con cá bên dưới tổ bọt, thay vào đó chúng tôi tìm kiếm các tổ betta khác. Thật không may, không còn tổ nào khác; điều chứng tỏ rằng loài này không còn lại bao nhiêu. Chúng tôi quyết định để yên tổ để đảm bảo rằng con cá có thể duy trì dòng giống của mình ở vùng Bang-kra-jao. Chúng tôi dời đầm lầy đó, tìm kiếm hết đầm lầy này đến đầm lầy khác. Không con cá nào, thậm chí cả tổ bọt, được phát hiện sau đó ở các vùng lân cận Bang-kra-jao. Thật đáng buồn! Cá lìm kìm Dermogenys pusillus và cá lòng tong Rasbora dusonensis. Cá sóc Oryzias minutillus, một trong những loài cá nước ngọt nhỏ nhất ở Thái Lan. Bầy cá sặc bướm Trichogaster trichopterus. Những đầm lầy đã và chưa bị ô nhiễm Chúng tôi dời Bang-kra-jao và đi xa hơn đến vùng được lưu ý chính thức. Mặc dù chúng tôi chưa từng đến đó, vùng này trước đây được khảo sát rất nhiều lần bởi nhiều người khác nhau, cả địa phương lẫn nước ngoài. Chúng tôi nghe Eric Bourdier, một chiến hữu chơi cá thân thiết ở Bangkok, kể về vùng này. Anh cùng với cô vợ người Thái từng thu thập nhiều cá Betta sp. ‘Mahachai’. Thật ngạc nhiên, Eric nói rằng anh phát hiện dạng cá Betta splendens thuần dưỡng ở những vùng lân cận. Điều này có nghĩa rằng; một đe dọa khác về sự thuần chủng của dòng Betta sp. ‘Mahachai’ đã xuất hiện bởi sự thiếu hiểu biết và sai lầm. Trên đường, chúng tôi đi ngang qua một đầm lầy dừa nước, chứa đầy rác rưới, chất thải và nước cống. Nước biến thành màu đen và các cây dừa nước đang lụi dần. Cũng như họ hàng của con người, loài khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) bản địa của vùng đầm lầy tự thích nghi tốt với môi trường bị biến đổi. Mọi người dừng lại bên đường và cho khỉ ăn ngay tại những đầm lầy ô nhiễm, điều khiến tôi hết sức băn khoăn. Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis. Sau cùng, chúng tôi cũng đến đích – một đầm lầy còn chưa bị ô nhiễm bao quanh bởi các nhà máy. Chúng tôi liền khảo sát ngay lập tức. Một khi bước vào đầm lầy, bao phủ bởi những lá dừa nước lớn, điều đó thực sự tạo ra cảm giác phiêu lưu. Khung cảnh đô thị bị bỏ lại đàng sau mặc dù nó chỉ cách đấy hơn một ki-lô-mét. Bạn có thể cảm nhận được không khí trong lành và làn gió mát mẻ. Khung cảnh và môi trường trong lành của đầm lầy. Mánh săn lùng cá betta là tìm kiếm tổ bọt. Các loài labyrinth xây tổ bọt để giữ trứng. Mỗi chi cá đều có đặc điểm riêng. Tổ cá sặc bướm Trichogaster trichopterus rất to với bọt mịn – nó có thể có đường kính lên đến 20 cm. Tổ cá bã trầu Trichopsis vitatus và Betta sp. ‘Mahachai’ nhỏ hơn những với đặc điểm được mô tả ở trên. Nước ngả nâu. Hàng trăm con bã trầu Trichopsis vitatus bơi lội ở vùng nước trống. Chúng tôi tìm kiếm tổ bọt của cá betta trong các “bọng” dừa nước Nypa fruiticans hay còn gọi là ‘Kapok Jark’. Chúng tôi cũng vớt được cả những con cá lìm kìm (Dermogenys pusillus). Trong hơn một giờ rưỡi lội bì bõm trong đầm, bị côn trùng đốt, bị đàn kiến tấn công, lo sợ rắn cắn, mà chỉ bắt được mỗi một con Betta sp. ‘Mahachai’ cái bên dưới một tổ bọt. Trên thực tế, chúng tôi tìm thấy 2 tổ bọt, tuy nhiên, tổ kia đầy trứng nên chúng tôi bỏ đi vì không muốn phá tổ. Chúng tôi ra đi với sự thất vọng và quan ngại sâu sắc đến sự tồn vong của loài cá này. Trước khi khởi hành, chúng tôi trao đổi với một người địa phương, làm tài xế cho nhà máy. Ông nói rằng đầm lầy bị nhiều người viếng thăm hầu như mỗi ngày để săn lùng ‘Pla Kat’ tức cá đá. Tôi ngờ rằng bắt cá là thú vui của họ, hơn là phục vụ cho nhu cầu kinh doanh cá cảnh, cả nội địa lẫn nước ngoài. Môi trường sinh sống tự nhiên của loài Betta sp. ‘Mahachai’ bên cạnh nền đất đắp. Bản thân nó cũng có thể bị san lấp trong tương lai gần. Buồng trái dừa nước. Cá bã trầu Trichopsis vitatus rất phổ biến ở đây. Nonn đang săn lùng tổ bọt. Một cái tổ nhỏ gọn của loài Betta sp. ‘Mahachai’ có chứa trứng. Hành vi làm tổ này khác với loài Betta smaragdina vốn làm tổ rất to. Trái cây cà ba thùy Solanum trilobatum, một loại dược thảo trị ho mọc gần đầm lầy. Tái viếng thăm Chúng tôi dự định quay về Bangkok vào giữa trưa hay trễ nhất là 2 giờ. Chúng tôi rất ngờ vực việc tại sao Betta sp. ‘Mahachai’ biến mất quá nhanh, hay chúng tôi quá kém may mắn, hay không đủ khéo để bắt chúng. Chúng tôi thực sự không bắt được nhiều, chỉ vài con, tổ cá betta là câu trả lời rõ ràng nhất. Chúng tôi không muốn trở về tay trắng nên tiếp tục tìm kiếm. Chúng tôi lái xe xa hơn đến quận Kra Tum Ban nơi chúng tôi từng đến vào tháng 10 năm 2001 (xem bài Betta sp. ‘Mahachai’ của Nonn Panitvong). Sau bữa ăn trưa nhẹ tại tiệm mì ở bên kia đường, chúng tôi băng qua con đường đông đúc đi vào đầm lầy. Phía trước chúng tôi là đầm lầy mà chúng tôi từng viếng thăm vào 9 tháng trước nhưng tôi thấy rất khác xưa. Những cây dừa nước trở nên teo tóp và mặt nước bị bao phủ bởi loài bèo hoa dâu ngoại lai (Azolla sp.). Chúng tôi nhìn nhau như muốn hỏi còn ai muốn săn cá nữa hay không. Không. Chúng tôi nhất trí quay về vì nghĩ chẳng thể tìm thấy con cá nào nữa. Từng centimet vuông đầm lầy đều bị che phủ bởi lớp bèo hoa dâu dày. Lá cây dừa nước bị cắt mất, dân địa phương dùng chúng để lợp mái nhà và vách. (lá dài 1 mét, rộng nửa mét được bán với giá 2 bạt/tấm – tương đương 900 đồng Việt Nam). Lá cây ít đi, ánh sáng kích thích bèo phát triển mạnh. Nước ô nhiễm chứa nhiều ni-tơ là nguồn phân bón tuyệt vời. Bèo hoa dâu Azolla sp. phát triển cực mạnh đe dọa môi trường sống tự nhiên của loài betta. Tôi thắc mắc không biết các loài labirinth có thể đớp không khí bên dưới lớp bèo dày hay không? Nếu không, loài Betta sp. ‘Mahachai’ sẽ thực sự gặp nguy hiểm. Thời gian trôi dần. Chúng tôi phải về. Trước đó, bạn gái Nonn đã gọi anh hàng trăm cuộc (trong khi mobile của tôi đã hết pin!). Chắc chắn các cô nàng sẽ xử chúng tôi vì không về đúng giờ như đã hứa! Bốp!!! Đây là hình ảnh từ chuyến viếng thăm vào năm ngoái. Mặt nước không bị bèo hoa dâu bao phủ. Hình cận cảnh cho thấy bèo hoa dâu dày đặc như thế nào. ========================================== Ghi chú Betta sp. Mahachai I (Non Pantivong) Betta sp. Mahachai III (Non Pantivong)
Đáng ngại thật! Đô thị hoá, lợi nhuận, thuốc trừ sâu.... đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống hoang dã của các loài. Ngoài ra của thú vui, thú sưu tầm cũng ảnh hưởng nhiều đến chúng (hì hì...không phải nói Kiatisak nghen). Nếu chúng ta không bảo vệ thì ngày nào đó Betta Mahachai sẽ tuyệt chủng ở Thái Lan, và người ta chỉ tìm thấy chúng ở.....Việt Nam. Gánh nặng của Kiatisak lớn lắm đấy.
Chài...hiện tại nhiều lắm rồi anh ơi, em đang tìm chổ thả bớt nè, hông biết chừng nào a Đại làm cái phóng sự : Về miền Tây xúc...Mahachai đây. :dontknown:
Oh, mình là FAN của Mahachai, đó là lý do tại sao mình đặt nick của mình là: mahachaibetta. Điều Gì Khiến Mahachaibetta có sức hút mãnh liệt đến thế? Đơn giản hãy nhìn đây Mahachai được xem là Betta Hoang Dã đẹp nhất trong các dòng Betta Hoang Dã khác, vẫy của Mahachai hình hạt bắp tạo ánh dương rất đẹp với đèn - đó là lý do tại sao nó đẹp tuyệt vời như thế nào khi lên hình. Mahachai cũng là tên của 1 vùng gần Bankonk của Thái Lan (giống như Cần Giờ tại TP.HCM của mình), quá yêu thích và hãnh diện với dòng cá hoang dã này nên người dân nơi đây đặt tên cho nó là Mahachai luôn. Và như anh vnreddevil thông tin trên diendancacanh.com do tốc độ đô thị hóa quá nhanh tại Bankok đã lấn sang các vùng lân cận, những cánh đồng nước nơi sinh sống của Mahachai cũng ngày càng bị thu hẹp. Trước viễn cảnh Betta Mahachai đang bị tuyệt chủng, rất nhiều chương trình truyền thông lên tiếng ra sức bảo vệ cho loài cá hoang dã này và IBC cũng đã đưa Mahachai vào chương trình bảo tồn cá hoang dã của mình. Không biết ở Việt Nam có chương trình bảo tồn và phát triển dòng cá này không? Được biết Diễn Đàn Cánh Cảnh (www.diendancacanh.com) là diễn đàn số 1 tại Việt Nam về Betta, rất mong BQT diễn đàn đưa Mahachai vào chương trình hành động của mình nhằm góp phần quản bá và duy trì dòng cá hoang dã này. Xin chân thành cảm ơn. TP.HCM, 08/01/2009 Mahachai Betta
Bài viết hay và xúc động quá, cảm ơn Vnreddevil đã dịch bài này, nó giúp mọi người có ý thức với thiên nhiên hơn, khâm phục những người săn cá với ý thức bảo tồn của họ, không bắt tận diệt, mà vẫn giữ những tổ bọt, từng con cá mái.
ý thức o thể nói suông được,mình nghĩ vùng đầm lầy dừa nước của thái cũng ko khác mấy miền tây sông nước ĐBSCL vậy nếu kiatisak có giống cá hoang dã này thì có thể để lại cho anh em 1 vài cặp,những người nhận được quà của bạn sẽ làm thêm 1 bầy hoang dã bên cạnh những chú betta cảnh ép hàng ngày,và khi đủ lớn sẽ thả về với thiên nhiên.1 người sẽ khó,2 người vẫn khó nhưng nếu các anh em đồng lòng thì ko có gì là ko thể, mình rất muốn chung tay với các bạn. Hãy gọi mình bất cứ khi nào bạn muốn Thành 0918769696
hồi đó mang đi cho quá trời, giờ ko bít vn còn cá thuần hay ko, nhưng hồi đó lai con mahatchai với cá đá, nhìn đẹp ơi là đẹp, toàn thân đen mum, vảy sáng, nhưng đá dỏ quá vứt sông lun
mahachai là số 1 về cá đá mà. theo tư liệu không chính thức nólaf tổ tiên của các loại betta ngày nay