Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Biết đấu ngư của mình II (Precha)

Thảo luận trong 'articles archive' bắt đầu bởi vnreddevil, 22/6/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Biết đấu ngư của mình II
    Precha Jintasaerewonge - http://www.plakatthai.com/knowingyourfighterII.html

    Cá Chọi Tuyển
    Trong chương này tôi sẽ nhấn nhá cặn kẽ hơn về cá chọi tuyển (selective) hay đấu ngư cản lỳ (game bred), trong tiếng Thái gọi là “Pla Kheng”. Cá chọi tuyển là Betta splendens đuôi ngắn được tuyển chọn cho mục đích đá trường. Những đấu ngư này được phát triển trong hơn cả trăm năm trước và đến tận ngày nay. Quá trình tuyển chọn nhằm tái tạo thế hệ kế tiếp của những đấu ngư tốt hơn. Sự phát triển là tiến bộ dần và chúng ta có thể chứng kiến những đổi thay này sau mỗi năm năm hay đại loại. Thuở ban đầu mục đích của việc lai tạo đấu ngư chỉ là cho thú chơi nhất thời và để giải trí sau công việc đồng áng. Nhà lai tạo ra kẻ chiến thắng thu được tiếng tăm và vinh dự. Vào giai đoạn này (đâu đó khoảng 1855).

    Nhà lai tạo sẽ xướng tên dòng đấu ngư của mình ở một vùng nhất định và vùng kia sẽ đe dọa và tuyên bố sự ưu việt so với vùng lai tạo khác. Chẳng hạn, đấu ngư được cản ở tỉnh Pad Rew (Cha Chueng Sao) được cho là hay hơn đấu ngư từ tỉnh Thonburi (hiện được sáp nhập vào Bangkok) v.v. Vào thế kỷ 20 khi văn hóa phương Tây lan khắp các quốc gia châu Á. Thương mại và tiền bạc trở thành dòng chảy kinh tế chủ yếu và phát triển xã hội. Mục đích của việc lai tạo đã thay đổi từ thú chơi thành tiền bạc. Các nhà lai tạo đã phát triển các chiến lược lai tạo phù hợp vào thời đại của mình và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Họ lai tạo cá chọi để bán với số lượng lớn hay có thể nói sản xuất đại trà, chẳng hạn một nhà lai tạo có thể nắm 200 hồ hay hơn và anh ta sẽ phát triển đấu ngư với vảy cứng, tấn công địch thủ vào vị trí chính xác hơn. Đâu đó khoảng 1972, dòng đấu ngư được chuyển từ danh hiệu như “Hanumana” sang số hiệu chẳng hạn dòng số 15, dòng số 63 v.v. Thực hành của nhà lai tạo theo trào lưu tư duy hiện đại, thương mại và số liệu, như con đường đi vào thế giới số! (digital work)

    Cá chọi đuôi ngắn được chia thành hai nhóm; một: giống gan lỳ hay cá chọi tuyển và hai: cá chọi thường hay hàng chợ (pet shop quality). Cả hai nhóm đều bắt nguồn từ cùng con giống gốc. Cá chọi tuyển là gì và làm thế nào nó khác với hàng chợ?

    Có 3 yếu tố làm nên cái gọi là cá chọi tuyển.

    I. Con giống tuyển: Cha mẹ của cá chọi tuyển, đực và cái, được lấy từ những bầy chiến thắng trong trường đấu rất khắc nghiệt. Cân nhắc cơ bản trong việc lựa chọn đấu ngư để lai tạo là:

    ● Tấn công mạnh vào một trong những vị trí sau: đuôi, miệng, rìa nắp mang và bụng hay tùy vào cách tuyển chọn của nhà lai tạo.
    ● Cấu trúc cơ thể xuất sắc
    ● Lối đá hay: phòng thủ tốt, đòn hồi mã (turn back hit), phản đòn (counter attack) và đòn liên hoàn (double hit) v.v.
    ● Dai sức hay bền bỉ (stamina): Đấu ngư không bỏ chạy dù bị tang nặng. Thể hiện mong muốn thi đấu bằng cách phùng nắp mang tối đa khi địch thủ tiếp cận. Nhiều nhà lai tạo coi đây là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt nếu áp dụng luật đá trường Thái.
    ● Răng sắc: Đặc điểm này cũng thuyết phục nhà lai tạo chọn cá để cản. Dẫu nhiều nhà lai tạo không quan tâm đến yếu tố này lắm. Họ tin rằng mọi đấu ngư đều có răng sắc. Nhà lai tạo giỏi chỉ cần tìm ra khi nào nó ở điều kiện đỉnh.


    Việc chọn lựa con giống hoàn toàn phụ thuộc vào lý thuyết và niềm tin của nhà lai tạo. Điều này sẽ khiến một nhà lai tạo khác với số còn lại và làm nên đấu ngư chất lượng. Cá đực phải là kẻ thắng trận ở trường đấu khắc nghiệt. Bên dòng mái, nhà lai tạo thích lấy từ bầy vốn rất dai sức (good heart) và cá đực có hồ sơ thắng trận tốt.

    Về cá chọi thường, nhà lai tạo đơn giản lấy đấu ngư từng đá ngoài trường, dù thắng hay thua. Hay anh ta có thể lấy từ số cá mình có để cản số lượng lớn. Nhà lai tạo có thể kết hợp nhiều bầy và thả chung trong một hồ lớn. Một số nhà lai tạo có thể bán cá chọi tuyển kém-chất lượng như là cá chọi thường. Trong trường hợp này, đôi khi chúng ta có thể thấy một số cá chọi thường đả bại cá chọi tuyển tốt nhất.

    II. Nuôi và dưỡng đấu ngư: Phương pháp nuôi dưỡng cá chọi tuyển khác với cá chọi thường ở nhiều cách thức.

    Yếu tốCá chọi thườngCá chọi tuyển
    Thức ănĐồ ăn khô, viên Betta, ăn thoải máiChỉ đồ ăn tươi sống: bo bo, lăng quăng, trùng đỏ, mối, sò, cá tươi hay cá chín, [kiểm soát] khẩu phần nghiêm ngặt
    Điều kiện nướcThay nước mỗi tuần hay mỗi ngày, pH trung hòaLoại bỏ chất dơ và bổ sung nước mới mỗi hai hay ba tháng, pH cao
    Độ tuổi4 - 6 tháng7 – 12 tháng
    Cá giốngBất kỳ đấu ngư nào ngoài trườngCon hay nhất ngoài trường
    Mật độ hồCó thể bao gồm nhiều bầy trong một hồ lớn 4x4 mét vuông. Có lẽ 5000 cá một hồ.Khoảng 200 con mỗi 2 mét vuông và nuôi mỗi bầy một hồ.
    Kích thướcTrung bình đến lớnNhỏ đến trung bình
    BánĐạt kích thước thị trườngKhi cá được kiểm tra với chất lượng đủ tốt
    III. Phương pháp tuyển chọn đấu ngư: Không phải mọi con giống tốt nhất đều tạo ra đấu ngư tốt nhất. Nhưng việc sử dụng con giống tốt nhất là chỉ định của việc lai tạo đấu ngư tốt nhất. Thành tích của đấu ngư tốt nhất cũng phụ thuộc vào độ tuổi của nó. Một số bầy thể hiện tài thi đấu của mình khi chúng chỉ đạt 5 tháng. Một số bầy giữa 7 - 8 tháng và một số bầy thậm chí tốt nhất sau 12 tháng. Công việc của nhà lai tạo là tìm ra giai đoạn tài năng của đấu ngư bằng cách lấy mẫu mỗi bầy để đá với bầy khác. Nhiều nhà lai tạo lấy đấu ngư này của mình để kiểm tra với đấu ngư khác. Chúng ta gọi việc này là kiểm tra nội-bộ hay kiểm tra chất lượng đấu ngư cùng nhóm. Mục đích của việc kiểm tra là để xem kỹ năng đá tiềm tàng của nó. Nhiều nhà lai tạo đem cá chiến thắng nội bộ của mình đi đá ngoài trường hay cạnh tranh với đấu ngư khác.

    Thông thường, nhà lai tạo sẽ kiểm tra mỗi bầy từ ba đến năm lần. Nếu chúng không đủ tốt, anh ta sẽ bán bầy này như là hàng chợ hay anh ta sẽ đợi vài tháng để kiểm tra lần nữa. Vài nhà lai tạo không bao giờ kiểm tra đấu ngư của mình và không tham dự trường đấu. Họ chỉ chăm chú và tập trung vào việc lai tạo và nuôi dưỡng hàng tốt. Tuy nhiên, họ phân phối cá mẫu mỗi bầy của mình cho các tay chơi cốt cán để thử nghiệm. Nếu các tay chơi cốt cán này quay lại để mua bầy đó, có nghĩa nó là đấu ngư tốt. Bởi vì các tay chơi cốt cán này là những nhà thẩm định đấu ngư giỏi nhất.

    Tuyển Chọn Các Đặc Điểm Mong Đợi
    Dưới đây là các đặc điểm tuyển chọn của Plakat Thái mà nhà lai tạo tập trung vào. (Thứ tự của danh sách không mang ý nghĩa nào).

    ● Lối Đá
    ● Răng Sắc
    ● Sức Chịu Đựng (Endurance)
    ● Vảy Cứng
    ● Kích thước


    Mỗi nhà lai tạo đều có những đặc điểm mà mình ưa chuộng, hay coi trọng hơn những cái khác. Điều thật thú vị với tôi, khi thảo luận về các lối đá và đặc điểm khác nhau. Tôi hy vọng nó cũng thú vị với độc giả, bởi rõ ràng việc lai tuyển chọn trong một giai đoạn đã mang lại cho cá chọi Xiêm kỹ năng chiến đấu độc đáo. Còn kỳ lạ hơn đó là cá chọi Xiêm có một hình thức chiến đấu cụ thể. Một số con tấn công địch thủ một cách ngẫu nhiên, trong khi số khác có thể chỉ đá vào một mục tiêu đơn lẻ hay hai hoặc ba vị trí cố định mỗi lần. Dưới đây là bức tranh về các vị trí tấn công vốn có thể được quan sát một cách toàn diện.

    Năm Đặc Điểm Của Đấu Ngư Tốt Nhất
    Đấu ngư vận dụng tình trạng hiện hữu và bản năng của nó để cạnh tranh với địch thủ. Nếu vài mẫu trong bầy đó có lối đá và tập quán chiến đấu độc đáo. Chúng ta cũng có thể đoán rằng những đấu ngư còn lại trong bầy đó sẽ đá theo cách thức rất tương tự. Một khi cả hai đấu ngư được thả vào hũ chọi. Nó sẽ vận dụng mọi bản năng lập trình-sẵn và tình trạng sức khỏe để đá địch thủ của mình.

    Sau đây là những đặc điểm mà mỗi đấu ngư đều phải sở hữu để chiến thắng cuộc chơi.

    ● Độ bền (stamina)
    ● Vảy cứng
    ● Lối đá
    ● Răng sắc
    ● Cấu trúc cơ thể hoàn hảo


    Đấu ngư lý tưởng là đấu ngư đạt cảnh giới cao nhất (full degree) của cả năm phẩm chất (qualities) và vận dụng chúng vào trận đấu của mình. Nhưng phẩm chất là điều gì đó chủ quan và thiên kiến. Ở điều kiện đỉnh, mọi cá chọi tuyển đều sở hữu toàn bộ năm phẩm chất này nhưng cấp độ của mỗi phẩm chất có thể thay đổi tùy huyết thống (bloodlines) và tình trạng hiện hữu của nó. Chẳng hạn, cá chọi thường hay hàng chợ có thể có loại cấu trúc thật tốt hay thậm chí răng rất sắc và 100 phần trăm dai sức nhưng thịt và vảy không săn chắc và có lối đá rất thường, điều này xuất phát từ việc nuôi và dưỡng của nhà lai tạo. Vì vậy chúng dễ dàng bị đả bại bởi đấu ngư có vảy cứng hơn và kỹ năng thi đấu tốt hơn. Cá chọi tuyển phải sở hữu mỗi trong năm phẩm chất này trên mức trung bình 50%. Và nó phải có một hay hai phẩm chất khác biệt chẳng hạn như vảy cứng và răng sắc thể hiện ở thành tích thi đấu. Nhưng làm thế nào để xác định phần trăm của mỗi phẩm chất cũng là một vấn đề. Bởi không có bộ tiêu chuẩn nào để đo đạc từng phẩm chất. Từng đánh giá điểm số đều chỉ dựa trên quan điểm của nhà lai tạo hay tuyển chọn. Nhà lai tạo nghiêm túc thường thiết lập tiêu chuẩn phẩm chất cao ở đấu ngư của mình. Đấy là lý do đấu ngư tốt luôn bắt nguồn từ nhà lai tạo hay tuyển chọn nghiêm túc. Tuy nhiên, một số nhà lai tạo nghiêm túc không cho điểm đấu ngư của mình. Bởi họ biết bản chất thực sự của đấu ngư rằng đấu ngư tốt là một sinh vật chịu tác động của dịch lý (law of change) hay thuyết bất định (law of uncertainty) và chúng ta không thể nuôi dưỡng hay huấn luyện đấu ngư để chúng đá tốt hơn huyết thống của nó vì vậy nó sẽ đá theo tập quán của bầy mình. Lối đá của nó thể hiện huyết thống nhưng không thể kiểm soát bằng chương trình huấn luyện của con người. Chừng nào mà chúng ta chưa thể giải mã được gien huyết thống của đấu ngư chúng ta cũng không thể dự đoán được phẩm chất thi đấu của nó. Và điều này thật phấn khích ở cuộc chơi.

    Sau đây là thảo luận sơ lược về phẩm chất thi đấu của nó.

    Độ bền: Độ bền nghĩa là đấu ngư mong muốn đá cho đến khi kiệt sức và không bao giờ bỏ chạy. Một số nói rằng đấu ngư muốn đá đến chết. Trong quá khứ, cá chọi Thái sở hữu đầy đủ phẩm chất này. Tôi nhớ rằng cá có thể đá đến 6 giờ mà không chịu bỏ đi. Khi chúng tôi để đó đến sáng hôm sau thì chúng vẫn đá. Vào thời điểm hiện tại, mọi nhà lai tạo đều giới thiệu các dòng mới nhập từ Việt Nam hay Malaysia vào nguồn gien của mình. Vì vậy các dòng chủ đạo đã mất đi bản chất bền bỉ của mình. Thay vì tập quán bền bỉ, đổi lại họ có thể phát triển dạng cấu trúc rất tốt, da thật chắc và răng rất sắc. Nhưng họ phải trả giá cho độ bền của đấu ngư mình. Thời gian thi đấu rút ngắn từ bốn giờ còn hai hay ba giờ và một trong số chúng thường bỏ chạy hay ngừng đá. Luật trường được phát triển để giúp tay chơi có kết quả nhanh hơn. Nhà lai tạo tập trung vào vảy cứng, răng sắc và vị trí tấn công mà bỏ qua tập quán bền bỉ của đấu ngư. Vì vậy dai sức (tough heart) bị chen ngang bởi những phẩm chất này. Sự suy thoái về phẩm chất độ bền của đấu ngư có thể đạt yêu cầu của các tay chơi hiện tại. Bởi vì người ta không có thời gian để ở cùng các đấu ngư của mình quá lâu. Chúng ta chỉ có thể biết độ bền của đấu ngư khi chúng ta đá nó với địch thủ chất lượng tốt mà nó không bỏ chạy dù bị tang nặng. Ngày nay dai sức là phẩm chất bắt buộc; nó là yêu cầu của đấu ngư lý tưởng với tay chơi chuyên nghiệp. Bởi vì nó đảm bảo cho anh ta rằng dù đấu ngư của mình bị tang tả tơi, nó sẽ không bỏ chạy. Trường hợp tệ nhất về diễn biến thi đấu là hòa và rất hiếm khi bị thua. Trong trường hợp địch thủ không thật dai sức, thì tập quán bền bỉ là yếu tố quan trọng để thắng trận. Có nhiều trận mà đấu ngư chiếm ưu thế đơn giản bỏ chạy khi nó không thể hạ gục địch thủ của mình.

    Vảy cứng: Vảy của đấu ngư được coi như là tấm khiên của nó. Càng bị tang ít thì nó càng tấn công địch thủ của mình nhiều hơn. Sự xuất hiện của đấu ngư vảy cứng ở Thái Lan cần ghi công cho đấu ngư Malaysia. Ba mươi năm trước (1977) có một nhóm tay chơi bay đến từ Malaysia để đá cá ở nhiều trường đấu tại Bangkok. Cá của họ cực sẫm, bơi rất nhanh và có vảy rất cứng, bản tròn (round form type) và chạng nhỏ. Họ chỉ mang năm đấu ngư và thắng hầu hết mọi trận. Lý do duy nhất mà họ toàn thắng là, đấu ngư Malaysia có vảy rất cứng và cá Thái không thể phá vảy của nó. Thời gian này, đấu ngư Malaysia chiến thắng ròn rã và thu hút mọi trường cá Thái. Nhiều tay chơi Thái nhập cá Malaysia để đá độ lớn và chia sẻ đấu ngư trong nhóm bạn của mình, với giá rất cao. Những cá đực đó trở thành con giống của thế hệ đấu ngư Thái vảy cứng sau này. Nhiều tay bán cá tuyên bố đấu ngư của họ được nhập từ Malaysia, nhưng thực sự chúng không phải. Trong những năm gần đây, đấu ngư Việt Nam cũng đóng góp vảy cứng và cấu trúc thân lớn của mình vào nguồn gien cá giống Thái. Hiện tại, đấu ngư Thái là tổng hợp của nhiều dòng và khó chỉ ra dòng chính là Malaysia hay Việt Nam hay Thái.

    Đấu ngư vảy cứng nghĩa là, vảy của đấu ngư không dễ phá dù nó bị tấn công nhiều lần. Thực ra, việc sử dụng thuật ngữ “vảy cứng” là sai lạc. Bởi vì vảy được gắn vào thịt và thịt giữ vảy. Phải nói rằng, phẩm chất thịt tốt giữ vảy. Vì vậy, chúng ta phải gọi da dày, cơ tốt thay vì vảy cứng. Đến giờ, để dễ hiểu và theo ngôn ngữ thông lệ tôi sẽ sử dụng từ vảy cứng theo nghĩa “đấu ngư không dễ bị tang”.

    Có 3 biến số (variables) về vảy cứng, chúng là huyết thống, độ tuổi và phương pháp chăn nuôi. Cá chọi tuyển tốt nhất phải có cả 3 biến số này. Nghĩa là nhà lai tạo tuyển chọn cá giống từ đấu ngư da săn chắc nhất, anh ta cũng nuôi đấu ngư đến độ tuổi phù hợp với khẩu phần theo một chương trình kiểm soát thích hợp.

    Lối đá: Lối đá nghĩa là tài trí (intellectual) của đấu ngư để chiến thắng cuộc đấu. Nếu lối đá xuất phát từ huyết thống, tài trí của đấu ngư cũng phát triển từ huyết thống của nó. Có hai cấp độ về lối đá, lối đá cơ bản (cấp 1) và lối đá nâng cao (cấp 2). Lối đá cơ bản xuất phát từ huyết thống của nó. Đấu ngư sẽ vận dụng kỹ năng chiến đấu cơ bản của mình nếu tình huống thi đấu là bình thường hay địch thủ có chất lượng kém xa. Vài đấu ngư sẽ áp dụng kỹ thuật cấp 2 nếu gặp phải tình huống mà địch thủ dữ dằn và khó đánh bại. Đấu ngư vốn có khả năng học hỏi từ địch thủ của mình và điều chỉnh kỹ thuật chiến đấu của nó theo lối đá của địch thủ, được coi là chiến binh siêu đẳng. Một ví dụ về loại đấu ngư này là, nó dường như là kẻ dưới cơ trong giờ đầu nhưng nó có khả năng phục trận và biến thành kẻ chiến thắng vào giờ thứ hai. Tay chơi gọi loại đấu ngư này là “cá tiền” bởi vì anh ta có thể bắt cược kèo dưới. Nghĩa là anh cược ít hơn nhưng kiếm tiền nhiều hơn khi đấu ngư của mình thắng trận.

    Có hai trường hợp mà đấu ngư có thể thắng cuộc bằng cách sử dụng kỹ thuật chiến đấu.

    ● Chất lượng của các đấu ngư quá chênh lệch nên kẻ chiến thắng có thể đả bại địch thủ dễ dàng chỉ bằng cấp 1. Một số đấu ngư có kỹ thuật chiến đấu cơ bản mà địch thủ khó lòng đá lại, chẳng hạn, đấu ngư vốn luôn áp sát và tấn công từ phía sau. Trường hợp này rất khó để hóa giải.
    ● Kẻ dưới cơ tấn công vào nhược điểm. Mọi đấu ngư đều có nhược điểm riêng. Một bầy có thể có nhược điểm ở miệng. Bầy khác có thể có nhược điểm ở đuôi và đại loại. Một đấu ngư rất tốt có thể bị thua dễ dàng, nếu nó không thể phục trận (recover the game). Mặt khác, một đấu ngư tài trí có thể tìm ra nhược điểm của đối thủ. Nó sẽ chỉ nhắm và đá liên hồi vào đó cho đến khi địch thủ không thể trụ nữa. Một đấu ngư biết nhược điểm khi nó tấn công hiệu quả, địch thủ lộ nhược điểm của hắn một khi phần đó bị tấn công.


    Răng sắc: Có hai loại răng, răng ngắn và răng dài. Răng ngắn có thể khoan địch thủ một cách chậm rãi vào giờ thứ hai và thông thường, đó là cá già, 8 - 12 tháng. Trong khi răng dài có thể khoan địch thủ ngay từ đầu và hầu hết chúng đều là cá non. (Tôi nói “hầu hết chúng” bởi vì một số cá già có răng dài). Răng ngắn và răng dài, thường khiến người chơi nhầm lẫn, nhất là những tay chơi thiếu kinh nghiệm. Họ luôn nghĩ rằng răng dài là đấu ngư tốt nhất vì nó có thể khoan địch thủ ngay đầu trận. Nhưng đôi khi loại đấu ngư này sẽ ngừng đá vào giờ thứ hai bởi chúng còn non. Trong khi những tay chơi chuyên nghiệp lại chuộng răng ngắn vì họ biết rằng loại đấu ngư này đá tốt vào cuối trận. Cơ bắp của nó già dặn và mạnh mẽ hơn dù nó có thể đá chậm, nhưng cú mổ lại chính xác hơn và tiết kiệm năng lượng của mình. Vì vậy, nó có thể trụ lâu hơn và trả đũa địch thủ trẻ trung vào cuối trận. Răng ngắn và răng dài còn nhiều điều để thảo luận thêm. Tay chơi chuyên nghiệp biết cách thức cáp đá và thắng trận. Chúng ta thường chứng kiến răng dài có thể biến thành không răng (không thể đả thương kẻ thù như nó đã từng).

    Cấu trúc cơ thể hoàn hảo: Không giống những phẩm chất khác, cấu trúc cơ thể là một thực thể vật chất mà chúng ta có thể nhìn thấy, quan sát và học hỏi từ biểu hiện của nó. Hầu hết tay chơi chuyên nghiệp đều xem cấu trúc cơ thể là ưu tiên hàng đầu. Dạng cấu trúc là một lợi thế quan trọng trong cáp và đá. Đại loại bạn đang ở thế thắng thậm chí trước khi thả đấu ngư vào hũ chọi. Trong thế giới động vật, con có cấu trúc cơ thể cân đối và lớn hơn luôn chiếm lợi thế so với cấu trúc cơ thể bất-cân đối và nhỏ hơn. Đấy là lý do hầu hết các tay chơi luôn cố gắng cáp đấu ngư của mình lớn hơn của địch thủ. Trên quan điểm cá chọi, cấu trúc cơ thể tốt hơn ám chỉ đấu ngư có thể trụ đá lâu hơn, và con có thể trụ đá lâu hơn là kẻ thắng trận. Với tôi, cấu trúc cơ thể hoàn hảo là một siêu-tập hợp của mọi phẩm chất, nó hỗ trợ cho những phẩm chất khác. Đấu ngư tấn công mạnh và hiệu quả hơn. Vây cũng có vai trò quan trọng của riêng nó trong việc hỗ trợ cấu trúc cơ thể. Một đấu ngư có vây rách tươm có nghĩa nó là con yếu hơn và nhút nhát trong bầy. Trong thế giới động vật, con kém cỏi luôn là kẻ thua cuộc. Vì vậy bất kể đấu ngư có loại vây dài hay vây ngắn. Vây của nó phải hoàn hảo hay rách tối thiểu.

    Loại Cấu Trúc
    Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung vào dạng cấu trúc của đấu ngư trên thực tế. Nếu chúng ta định nghĩa đấu ngư tốt nhất là “bầy đấu ngư vốn thắng nhiều trận trong trường đấu chuyên nghiệp”. Trên thực tế, đấu ngư tốt nhất có thể xuất hiện dưới bất kỳ dạng cấu trúc cơ thể nào. Cũng vậy trên thực tế, chúng ta khó phân biệt rạch ròi cấu trúc của con này với con kia. Tôi có thể mô tả đấu ngư đang thực sự cáp đá ngoài trường như thế này: dày như loại bản rô, dài như loại bản lóc và miệng có độ cong đẹp như loại bản còm. Cũng vậy, một dạng cấu trúc không luôn ám chỉ ưu thế chiến thắng so với dạng cấu trúc khác. Dẫu dạng cấu trúc thực sự mang những yếu tố rất ý nghĩa về việc thắng hay thua trận, nhưng những yếu tố khác cũng không thể bỏ qua.

    ● Lợi thế cáp đá (con nào lớn hơn). Con lớn hơn luôn có phần trăm thắng trận rất cao. Và đây là nguyên tắc hàng đầu của các tay chơi cốt cán.
    ● Ở tình trạng đỉnh của đấu ngư. Một khi đấu ngư ở vào tình trạng đỉnh, nó sẽ thể hiện cả cả năm đặc điểm được thảo luận ở trên ở cảnh giới cực cao. Đây là chiến binh mà tay chơi cốt cán hằng mơ ước.
    ● Biết nhược điểm của địch thủ. Đây là lằn ranh chia cách giữa dân nghiệp dư với tay chuyên nghiệp.


    Bởi vì những đặc điểm khác không lộ rõ. Bạn chỉ có thể thấy sự khác biệt khi chúng đang đá nhưng điều đó là quá muộn để giúp bạn thắng cuộc. Cấu trúc cơ thể là điều mà bạn có thể thấy và đánh giá trước về đấu ngư của mình và địch thủ nhắm đến của bạn. Nó có thể gợi ý cho bạn một số ý tưởng về cuộc đấu.

    Trong việc cáp đá thực tế, đấu ngư có thể được gom thành ba loại cấu trúc: cấu trúc cơ thể xuất sắc, cấu trúc cơ thể trung bìnhcấu trúc cơ thể kém.

    Cấu trúc cơ thể xuất sắc
    Mô tả: Nó có cấu trúc thân dày và tròn. Bằng quan sát tổng thể, nó có một cấu trúc thật cân đối, từ chóp miệng cong liền lạc với đầu và lưng tới đuôi. Đuôi và vây hậu môn cân đối với cấu trúc thân, vốn không quá to hay quá ngắn. Cách thức chuyển động của nó chậm rãi, tự tin và khôn ngoan.

    Lối đá: nhanh và tấn công, nhắm vị trí rất chính xác vào miệng, bụng (vây ngực) và đuôi. Nếu đấu ngư này có răng sắc, nó có thể dễ dàng thắng cuộc.

    Ghi chú: Dẫu đấu ngư này có cấu trúc cơ thể hoàn hảo. Nhưng nó có thể thua vì không có da dày, mất độ bền và không có răng sắc.

    Cấu trúc cơ thể trung bình
    Mô tả: Cấu trúc của nó trông giống như loại trên. Nhưng bằng quan sát tổng thể, thân trông dẹp và gầy. Vì vậy lưng cũng nhỏ hơn loại thân tròn. Nhiều tân binh không thể phân biệt sự khác nhau này và coi nó cùng kích thước. Nhưng trên thực tế, loại thân tròn có lưng lớn hơn. Cấu trúc thân dẹp của nó thường làm tân binh nhầm lẫn và luôn chịu kích thước nhỏ hơn khi cáp với loại thân tròn. Đây là nhược điểm của việc cáp đá mặt bên (side matching), nhưng công bằng trong việc cáp đá bên trên (above matching).

    Lối đá: Thông thường, dạng cấu trúc này có vây dài, lối bơi và đá của nó rất nhanh. Vì vậy đấu ngư có cả hai, phòng thủ lẫn tấn công. Nhắm chủ yếu vào đuôi và nắp mang. Đấu ngư này đá rất tốt vào giờ đầu. Nhưng nếu địch thủ không gục ngã vào giờ đầu. Giờ thứ hai nó có thể chậm lại hay bỏ chạy. Thể chất mảnh mai của nó không thể trụ trong cuộc đấu lâu dài hay nói cách khác, nó thiếu sức chịu đựng.

    Ghi chú: Một vấn đề với cấu trúc mảnh mai là đấu ngư không thể trụ đá lâu hơn hai giờ nếu nó được cáp với con lớn hơn. Vì vậy, cơ hội thắng trận là đá nhanh địch thủ vào những vị trí yếu nhược, như miệng và vây ngực. Điều khiến địch thủ không thể đá và mất thăng bằng.

    Cấu trúc cơ thể kém
    Mô tả: Bất cứ phần nào của cấu trúc thân trông cực đoan và không cân đối với cấu trúc tổng thể của đấu ngư đều bị xem là cấu trúc kém. Ví dụ, cá có thân quá ngắn, quá dài, và thậm chí đầu quá to. Tuy nhiên, có thân quá dài vẫn tốt hơn thân quá ngắn. Hầu hết cấu trúc thân ngắn đều có dị tật ở xương đuôi (Gốc Đuôi). Việc này khiến nó không thể bơi nhanh đồng nghĩa nó sẽ đá chậm và là kẻ phòng thủ. Một số đấu ngư có thể phòng thủ bằng việc nhao ra trước. Điều này khiến nó rơi vào tình huống thậm chí tệ hại hơn và bị coi như là đấu ngư ngu ngốc. Một số đấu ngư có xương cong ở gốc đuôi khiến nó khó xoay trở hay tiến lên.

    Lối đá: Bởi vì nó không thể di chuyển nhanh, lối đá của đấu ngư này là phản đòn (counter attack). Và bởi vì cấu trúc thân ngắn có đầu to nên mỗi cú đá đều như búa bổ và phản đòn tạo ra sức mạnh gấp đôi. Mỗi cú đá đều rất lực và có thể gây tổn thương nghiêm trọng ở miệng địch thủ. Mặc dù loại đấu ngư này có thể phòng thủ và chậm chạp nhưng tấn công của nó rất hiệu quả. Cơ hội thắng trận là, nó có thể phá miệng địch thủ trước khi kẻ thù có thể đả thương nó. Điều thường thấy là, đấu ngư này chiếm thế thượng phong chỉ bằng một hay hai cú đá mạnh vào miệng. Cách đả bại loại đấu ngư này là tìm đấu ngư nhanh nhẹn nhắm cật lực vào vây ngực của nó, điều khiến nó mất thăng bằng.

    Ghi chú: Loại cấu trúc này thường xuất phát từ việc lai cận huyết, và có vảy rất cứng và dai sức. Quả thực đấu ngư có thể trông rất quái dị. Bởi vì nó thực sự có cấu trúc dị dạng.

    Về Vấn Đề Biến Động
    Triết học đông phương tin rằng sự đổi thay là bình thường và tiềm tàng trong mọi vật thể và sinh vật trên thế giới. Thuật ngữ “biến động” (change) ở cá chọi có nghĩa “phẩm chất bất ổn định của đấu ngư”. Với cá chọi, sự thay đổi có vai trò của mình trong từng phần của cuộc chơi. Thay đổi có thể diễn ra theo hai hướng. Một, đấu ngư thay đổi theo hướng tích cực. Hai, đấu ngư thay đổi theo hướng tiêu cực. Vấn đề biến động ở phẩm chất thi đấu được biết và chấp nhận bởi mọi tay chơi chuyên nghiệp. Chẳng vấn đề gì với việc biến đổi đấu ngư từ trạng thái yếu đuối thành mạnh mẽ. Nhưng tay chơi thường nguyền rủa đấu ngư của mình khi anh ta phát hiện nó thay đổi đảo ngược với điều mà anh vừa thấy hôm qua. Tuổi thọ trung bình của đấu ngư khoảng 2 năm. Vì vậy các yếu tố thay đổi của nó là đa dạng và nhạy cảm hơn nhiều so với con người có thể cảm nhận. Nó diễn ra chỉ sau một đêm mà không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào.

    Nghiên cứu về biến động ở cá chọi dựa vào quan sát của tay chơi chuyên nghiệp trên đấu ngư của mình. Một đấu ngư được bán khi nó ở điều kiện đỉnh nhưng khi thời gian trôi qua một hay hai tuần, đấu ngư đổi sang trạng thái yếu ớt. Chủ đề biến động ở cá chọi rất quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua.

    Ảnh Hưởng Của Biến Động
    Sự xuống cấp về phẩm chất cá chọi có thể được xem theo thướng cả tiêu cực lẫn tích cực. Nó tiêu cực khi chúng ta xem nó như là một cá thể. Hầu hết các tay chơi đều xem biến động theo hướng rất tiêu cực bởi vì nó khiến anh ta mất tiền. Nghĩ về biến động theo hướng tích cực, nếu chúng ta xem vấn đề xuống cấp về mặt tổng thể, chúng ta có thể thấy rằng cá chọi cũng bị chi phối bởi “luật biến động vũ trụ”, điều rất đỗi bình thường và nó thực sự là động lực to lớn nhằm thúc đẩy hoạt động đá cá bên cạnh những hoạt động xã hội khác, đây là một suy nghĩ bao quát.

    ● Sự xuống cấp chia đều cơ hội thắng và thua, vì vậy không có nhà vô địch nào ở trò đá cá. Bầy “xxx 11” có thể thắng 20 trận liên tiếp nhưng từ trận 26 - 100 người chơi phát hiện ra rằng tỷ lệ thắng chỉ còn 30%. Người chơi nhận ra bầy “xxx 11” đang trong giai đoạn xuống cấp. Thất bại của anh ta đồng nghĩa với chiến thắng của một địch thủ hay người khác. Trò đá cá sẽ đến hồi cáo chung nếu một tay chơi không bao giờ thất bại. Vì vậy nó không phải là trò độc tôn.
    ● Sự xuống cấp gia tăng số lượng cá chọi tốt. Từ thực tế trên, người chơi luôn tìm kiếm bầy mới, nhà lai tạo mới, nguồn cá mới và khu vực đấu ngư mới. Vì vậy, cá chọi lan truyền từ vùng này sang vùng nọ. Một số tay chơi cố gắng kiểm soát chất lượng đấu ngư của họ bằng cách cung cấp đấu ngư dòng dõi tốt cho nhà lai tạo của mình. Bởi vì anh ta muốn đảm bảo đấu ngư của mình có độ tuổi phù hợp và dưới sự kiểm soát của anh ta.
    ● Sự xuống cấp khiến nhà lai tạo và buôn bán tuyển chọn đấu ngư nghiêm túc hơn. Để tránh sự xuống cấp, nhà lai tạo phải kiểm soát việc cho ăn, độ tuổi và kiểm tra đấu ngư cho đến khi anh ta chắc chắn về chất lượng đấu ngư của mình. Tuy nhiên, nhận ra sự bất ổn về chất lượng đấu ngư, nhiều nhà lai tạo tự giới hạn như là nhà nhân giống thuần túy chỉ nuôi dưỡng và chăm sóc đấu ngư và để người mua hay bán chịu trách nhiệm kiểm tra đấu ngư và tự họ đưa ra đánh giá về chất lượng đấu ngư.
    ● Sự xuống cấp khiến trò chơi thú vị hơn. Bởi vì người chơi không bao giờ biết khi nào đấu ngư của mình trong tình trạng yếu ớt. Nó xảy ra nhiều lần khiến tay chơi chuyên nghiệp thua thảm mọi trận trong một ngày.


    Biểu Hiện Của Đấu Ngư Trong Trạng Thái Biến Động
    Thật khó để tin rằng đấu ngư tốt nhất vừa thắng một trận lớn hôm qua đã chuyển sang tình trạng yếu ớt và thua thảm hôm nay. Hầu hết đấu ngư xuống cấp không thể hiện bất kỳ dấu hiệu yếu ớt nào. Tuy nhiên chúng ta có thể quan sát biểu hiện của đấu ngư cho thấy nó có thể xuống cấp như sau:

    ● Đấu ngư thể hiện sự yếu ớt về tâm lý. Nó không nhạy bén và đôi khi sợ vật lạ như đầu bút đen. Dẫu nó từng rất hung dữ với đầu bút khi trỏ quanh.
    ● Đấu ngư ở điều kiện đỉnh phải bơi vòng quanh theo cách thức thoải mái; vây của nó phải xòe ra theo cách thức cảnh giác và sẵn sàng. Nó phải thật nhạy cảm với bất kỳ vật thể nào chuyển động quanh mình. Nếu đấu ngư ở yên một chỗ, đặc điểm chuyển động của nó dường như không tự nhiên, chúng ta cũng có thể đoán rằng nó đang trong trạng thái đau yếu.
    ● Đấu ngư không xây tổ bọt hay xây tổ bọt chỉ một lớp, cũng vậy tổ bọt dường như rất dễ vỡ. Đấu ngư ở điều kiện đỉnh phải xây tổ bọt rất chắc chắn và vững vàng. Tuy nhiên, một số đấu ngư thể hiện phong cách nhạy cảm và thật cảnh giác. Nhưng nó đã ở sẵn trong tình trạng yếu ớt.
    ● Đấu ngư giảm dần sự hung dữ của mình. Nó chỉ bơi vòng quanh và không phản ứng mạnh trước bất kỳ kích thích nào như đầu viết bảng hay ngón tay mà bạn đang di chuyển vòng quanh.


    Bốn hướng dẫn này là biểu hiện cơ bản và đơn giản của đấu ngư xuống cấp. Một số đấu ngư vẫn đá rất tốt dẫu nó thậm chí không xây tổ bọt và một số thậm chí thể hiện chút nhút nhát.

    Trạng Thái Biến Động
    Đến nay nghiên cứu về sự thay đổi ở chất lượng đấu ngư chỉ là ý kiến của người chơi. Không hề có lý giải khoa học về chủ đề này. Có bốn trạng thái biến động ở chất lượng đấu ngư.

    ● Thay đổi cơ bản về chất lượng đấu ngư. Thay đổi có thể xảy ra theo thời gian. Đó là đấu ngư phát triển từ nhỏ đến lớn. Với loại cá khác như cá vàng hay bảy màu, chúng ta chỉ quan tâm đến màu sắc và hình dạng. Nhưng cá chọi lại khác, mỗi bầy có thể phát triển răng, lối đá, vị trí tấn công, độ cứng của vảy, độ bền, kỹ thuật tấn công và phòng thủ theo độ tuổi khác nhau. Một số bầy tốt khi nó đạt 6 tháng tuổi. Một số bầy kém ở 6 tháng tuổi nhưng tốt ở 10 tháng tuổi, v.v.
    ● Gia tăng về chất lượng đấu ngư. Cá chọi có thể thay đổi từ trạng thái bình thường sang trạng thái tốt hơn. Một khi nó ở vào tình trạng chiến đấu đỉnh cao, đấu ngư phải có răng rất tốt, vảy thật cứng và đá như một chiến binh.
    ● Xuống cấp về chất lượng đấu ngư. Cá chọi cũng có thể thay đổi từ đấu ngư hàng đỉnh thành cá chọi bình thường. Vẫn rất khó để giải thích tại sao cả lứa đấu ngư có thể thay đổi từ đỉnh xuống đáy chỉ trong một tuần.
    ● Thay đổi về lối đá. Đây cũng là một loại biến động cho dù đấu ngư vẫn đá rất tốt. Thay đổi về lối đá là, chẳng hạn, lứa này nên đá hậu nhiều hơn và phần nào vào mặt. Nhưng khi đấu ngư thay đổi lối đá của mình, nó chỉ nhắm vào miệng và nắp mang. Tuy nhiên, điều này cũng tùy thuộc vào lối đá của địch thủ. Đấu ngư phải vận dụng sự khôn khéo để đối phó với địch thủ của mình. Vì vậy, lối đá của nó phải thay đổi theo.


    Các Yếu Tố Biến Động
    Việc nắm các yếu tố biến động ở đấu ngư là rất quan trọng. Bởi nó giúp chúng ta thận trọng, tập trung và để ý hơn vào đấu ngư. Nhưng một số yếu tố không thể kiểm soát được.

    Có sáu yếu tố biến động đã biết ảnh hưởng đến đấu ngư.

    Thay đổi thời tiết. Đấu ngư thường được phát hiện thay đổi khi thời tiết thay đổi. Thay đổi có thể diễn ra chỉ sau một đêm. Ví dụ, thời điểm hiện tại là mùa mưa, đấu ngư sở hữu kỹ năng đá rất tốt, nhưng rồi thời tiết chuyển thành nóng chỉ sau 2 ngày. Rồi những đấu ngư trong cùng bầy sẽ chậm lại. Mặt khác, đấu ngư có thể thay đổi ngược lại nếu trước đó nó không phải là cá hay.

    Thay đổi độ tuổi. Đấu ngư có thể thay đổi lối đá theo độ tuổi của nó. Ví dụ, đấu ngư có thể tấn công rất mạnh vào đuôi khi độ tuổi của nó là 7 tháng. Nhưng khi nó đạt 9 tháng tuổi, mục tiêu tấn công sẽ chuyển sang nắp mang hay miệng và thỉnh thoảng tấn công đuôi. Cá non thường tấn công vào đuôi và nắp mang. Trong khi cá già thường tấn công vào miệng và cổ.

    Môi trường thay đổi đột ngột. Một số đấu ngư thay đổi lối đá khi nó được đem đến vùng khác. Ví dụ, đấu ngư chất lượng trung bình từ miền trung Thái Lan được đưa đến miền nam. Hay đấu ngư miền nam được đem lên miền trung hay miền bắc đất nước. Vào thời hiện đại, đấu ngư có thể dễ dàng bay xuyên một nước đến lục địa khác. Căng thẳng trong quá trình vận chuyển và điều kiện nước khác biệt là những nguyên nhân biến động chính. Điều này có thể được giải quyết dễ dàng bằng cách cho đấu ngư nghỉ ngơi 5 ngày để nó làm quen với môi trường mới.

    Huấn luyện khác biệt. Đấu ngư tốt trong tay của những người huấn luyện khác nhau có thể tạo ra chất lượng thi đấu khác nhau. Tay huấn luyện giỏi nâng cao chất lượng đấu ngư, nhưng tay huấn luyện thiếu kinh nghiệm hay không nghiêm túc có thể chỉ tạo ra chất lượng bình thường của bầy đó hay thậm chí làm hỏng đấu ngư tốt nhất. Không có phương pháp huấn luyện cố hữu nào nâng cá chọi thành đấu ngư tốt. Phương pháp huấn luyện phải áp dụng tùy theo cấu trúc, độ tuổi đấu ngư và kinh nghiệm của tay huấn luyện.

    Nuôi kém. Yếu tố này không cần thảo luận chi tiết. Nếu tay chơi không biết cách giữ đấu ngư của mình ở điều kiện tốt nhất. Đấu ngư sẽ không thể hiện tài năng của nó điều có nghĩa nó tự xuống cấp. Nhiều nhà lai tạo từ chối bán cho tay chơi không nghiêm túc vì lý do này. Khi tay chơi thua cuộc anh ta có thể nói với người khác rằng nhà lai tạo này không cung cấp đấu ngư tốt.

    Yếu tố chưa biết. Một số bầy cá chọi chỉ tạm thời thay đổi và trở lại đấu ngư tốt sau khi xuống cấp khoảng một tuần. Việc trao đổi thông tin giữa các tay chơi có thể bám sát chất lượng của đấu ngư.

    Độ Tuổi Là Yếu Tố Biến Động Không Thể Tránh
    Độ tuổi là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sự thay đổi ở cá chọi. Đó là quy luật tự nhiên và ngoài tầm kiểm soát của con người. Như đã nói, sự thay đổi ở cá chọi có thể là nâng cấp hay xuống cấp. Độ tuổi đấu ngư liên quan trực tiếp đến biến động về năng lực thi đấu và lối đá của cá.

    Thay đổi về lối đá theo yếu tố độ tuổi có thể gộp vào 5 lãnh vực.

    ● Lối đá
    ● Vị trí tấn công
    ● Răng sắc
    ● Độ bền
    ● Vảy


    Bảng so sánh dưới đây cung cấp một bức tranh phác qua về sự thay đổi đấu ngư theo độ tuổi của nó. Bảng này dựa trên kinh nghiệm của riêng tôi và việc thảo luận với các tay chơi chuyên nghiệp.
    Độ tuổiLối đáTấn côngRăng sắcĐộ bềnVảy
    4 – 6Rất nhanhKhông chính xácRất sắcKhông tốtKhông cứng
    7 – 8NhanhChính xácSắc nhấtTrung bìnhTrung bình
    9 – 11Hơi chậmRất chính xácTrung bìnhTốt nhấtRất cứng
    12 – ChậmRất chính xácKhông tốtTốt nhấtTrung bình
    Bảng trên được xem là rất ổn định khi chúng ta so sánh cá chọi với những loài động vật khác hay cả chúng ta nữa. Cá non (4 – 6 tháng tuổi) luôn lanh lợi và nhanh nhưng thiếu kinh nghiệm và kỹ năng chiến đấu, vảy và thịt cũng chưa phát triển hết mức. Cá già dặn (aging) dường như sở hữu phẩm chất chiến binh thực sự. Nhược điểm duy nhất của đấu ngư này là lối đá của nó chậm và chuộng phòng thủ hơn. Đấu ngư 12 tháng tuổi được xem như là cá già (old). Chúng ta có thể thấy rằng độ tuổi thích hợp nhất của đấu ngư là 7 – 8 tháng vốn trưởng thành hết mức và nó ở khoảng giữa cá non và cá già. Tuy nhiên, mặt khác độ tuổi này là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng. Chúng ta thường thấy đấu ngư dễ dàng thay đổi thành nâng cao hoặc hạ cấp ở tuổi này. Vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng mọi độ tuổi của đấu ngư đều có điểm tích cực và tiêu cực riêng.

    Chất Lượng Đấu Ngư Liên Quan Đến Độ Tuổi Của Nó
    Có ba giai đoạn trong đời sống đấu ngư mà nhà lai tạo đem chúng đá ngoài trường.

    4 – 6 tháng
    Biểu hiện: Biểu hiện thể chất chung ở độ tuổi này là, kích thước từ nhỏ đến trung bình, có vài con được coi là lớn. Cá có mặt nhỏ và cổ không dày. Môi dưới gọn và mảnh, vảy cá sáng và thịt trông mềm và đàn hồi. Vảy sáng bóng và rất linh hoạt. Một số bầy đá rất tốt ở độ tuổi này, đấu ngư cực nhanh và một số bầy có răng rất sắc. Nhà lai tạo có thể chọn kích thước trung bình hay lớn ở bầy này đá thử với bầy khác để xem phẩm chất chiến đấu tiềm tàng. Đấu ngư tốt khi còn non cũng thường là đấu ngư tốt khi nó già hơn. Nhưng nó có thể tạm thời xuống cấp. Vì vậy, người chơi chuyển sang đá bầy khác và quay lại kiểm tra chất lượng của bầy này sau. Điều duy nhất đó là nhà lai tạo phải tìm ra giai đoạn sung sức nhất của đấu ngư. Độc giả có thể thắc mắc, làm thế nào đấu ngư này có thể thắng nếu thịt và vảy không thật chắc. Câu trả lời là, sự tấn công nhanh chóng của cá non có thể tự phòng vệ và độ sắc của răng nó có thể đả thương địch thủ đến mức khó lòng trả đũa. Mặt khác, nhược điểm của độ tuổi này là miệng mềm và không dai sức. Tôi nhận thấy, nếu đấu ngư không thể đả bại địch thủ trong vòng một giờ. Nó sẽ rất khó thắng trận. Nhược điểm nữa là cú đá (punching) của nó không thật chính xác. Và nhược điểm chí tử của độ tuổi này là nếu đấu ngư già hơn có thể phá mỏ cá non trước thì cá non khó lòng thắng trận. Có nhiều trường hợp cá non đá cá già hơn bị tang nặng vào giờ đầu, vì nó nhanh hơn. Mặt khác cá già hơn có thể cắn mỏ cá non chỉ 2 – 3 lần và điều này có thể chặn đứng cá non. Vì vậy, cá đá mỏ (mouth hitter) có thể chiến thắng cá non về lâu dài. Tay chơi nghiêm túc luôn dựa vào đấu ngư già dặn. Thông thường, nhà lai tạo nghiêm túc sử dụng đấu ngư độ tuổi này chỉ để xem lối đá mong đợi tiềm tàng vốn có thể đạt được trong tương lai gần. Với tay chơi cốt cán, đấu ngư độ tuổi này được sử dụng trong ngắn hạn. Anh biết rằng nó chỉ là một giai đoạn trong độ tuổi chuyển biến của đấu ngư.

    Lối đá: Cá chọi non thường nhanh và làm rất tốt trong giờ đầu. Tính cách chủ công và rất ham đá. Tuy nhiên, vài bầy còn non ở 4 – 6 tháng không có lối đá độc đáo này. Vì vậy, nó có thể đá nhiều chỗ trên mình địch thủ và không thể gây ra vết thương nghiêm trọng cho địch thủ của mình. Nếu cá độ tuổi này cáp với cá già, nó có thể trông ổn lúc ban đầu vì nó đá rất nhanh. Nhưng vì nó có miệng mềm nếu cá già tấn công mạnh vào mỏ thì cá non không thể đá lâu hơn hay đôi khi không còn sức để đá đến cùng. Hầu hết cá non thường thích tấn công đuôi và mang.

    Vị trí tấn công: Hầu hết cá non tấn công địch thủ một cách ngẫu nhiên. Vì vậy không gây ra vết thương nghiêm trọng cho kẻ thù của mình. Trong giờ đầu tiên nó đá rất dữ dội và trông ưu thế hơn. Nhưng giờ sau, cá non đã sử dụng hầu hết năng lượng của mình vì vậy nó rõ ràng chậm lại khi đấu ngư già dặn trả đũa và khiến nó tổn thương. Vùng tấn công chủ yếu của cá non là đuôi, nắp mang và thân.

    Răng sắc: Cá non có răng sắc và dễ dàng xuyên da địch thủ vào giờ đầu. Nếu địch thủ cũng khá non và nếu nó có thể lấn át lối đá của địch thủ mình. Nó sẽ thắng ngon lành. Tuy nhiên, nếu địch thủ già dặn hơn và cũng là đấu ngư giỏi, chiến thắng dường như khó xảy ra.

    Độ bền: Cá non thường không trụ đá đến cuối trận. Nó sẽ bỏ chạy sau giờ thứ hai. Một số đấu ngư thậm chí vùi dập địch thủ trước khi bỏ chạy. Trong thế giới động vật, con già dặn hơn luôn thể hiện sức mạnh ưu việt so với con non. Bạn có thể thấy điều này trong hành vi của loài chó. Và sức mạnh cơ bắp của cá non cũng chưa phát triển hoàn toàn, vì vậy nó cảm thấy đau đớn hơn cá già.

    Vảy: Vảy cá chọi non không thật cứng. Ưu điểm của cá non là nhanh và răng sắc. Hai phẩm chất hữu ích này khiến cá non thường thắng trận. Chuyển động nhanh nhẹn có thể tránh phản đòn. Và răng sắc có thể làm tổn thương địch thủ trước khi hắn trả đũa.

    Ưu điểm ở độ tuổi này đó là, đấu ngư cực dễ xử lý và huấn luyện. Đấu ngư rất thích nghi và hung dữ. Một số bầy cực hung và luôn tấn công mặt kiếng. Huấn luyện nhẹ và biệt dưỡng bằng nước lá bàng khô 5 ngày là đủ.

    7 – 8 tháng
    Biểu hiện: Biểu hiện thể chất chung là kích thước trung bình. Thịt và vảy không quá chắc. Miệng và vây không quá dày. Đầu, cổ và thân cân đối và dáng đẹp. Hầu hết nhà lai tạo và tay chơi đều thích đấu ngư độ tuổi này, các phẩm chất chiến đấu dường như đều sẵn sàng ở độ tuổi này. Thịt và vảy đã phát triển hoàn toàn. Kích thước trung bình dễ kiếm độ. Cá linh hoạt và rất dễ huấn luyện và giữ. Đấu ngư vẫn duy trì được tốc độ đá nhanh. Nhược điểm ở độ tuổi này là đấu ngư có thể thay đổi chất lượng đá của nó trong vòng 2 tuần hay ngắn gọn là, chất lượng đá không thật ổn định. Dẫu một số bầy có thể không thay đổi lối đá cho đến con cuối cùng trong bầy. Có nhiều nhà lai tạo nhấn mạnh rằng nếu bầy này đá tốt ở độ tuổi 7 tháng. Bầy này có thể sa sút ở độ tuổi 8 tháng. Rồi nó sẽ lại trở thành đấu ngư tốt ở độ tuổi 10 tháng. Vì vậy, một số nhà lai tạo chỉ đá đấu ngư 7 tháng tuổi và ngưng một thời gian khi họ phát hiện chúng sa sút. Rồi thử lại khi độ tuổi của chúng vào khoảng 9 tháng.

    Lối đá: Tính cách đấu ngư là chậm lúc ban đầu. Nó có thể đá khởi động khoảng 15 phút. Trong thời gian này, đấu ngư đá phòng thủ để học hỏi chiến lược thi đấu của địch thủ. Trận đấu thực sự chỉ bắt đầu sau khoảng 20 hay 30 phút. Đấu ngư nhắm địch thủ hoàn toàn chính xác và chuẩn nhưng vết thương sẽ lan rộng. Các phần tấn công thường thể hiện 2 – 3 vùng chẳng hạn như mang và đuôi. Đấu ngư độ tuổi này giữ vận tốc đá đều đặn cho đến cuối trận. Khác đấu ngư độ tuổi 4 – 6 tháng và trên 10 tháng, nó thường bỏ cuộc hoặc đá chậm lại sau một giờ rưỡi.

    Vị trí tấn công: Vị trí tấn công ở độ tuổi này phụ thuộc vào huyết thống của bầy. Tuy vậy tôi thấy nó thường tấn công hai vị trí chẳng hạn như mang/đuôi hay miệng/đuôi. Bạn cũng có thể thấy rằng vị trí tấn công có thể thay đổi khi độ tuổi của nó là 6 tháng. Tấn công hai vị trí là một đấu ngư lý tưởng mà con thắng trận luôn có. Chúng ta thường thấy rằng địch thủ chỉ bị tang một chỗ thì khó lòng thua. Chẳng hạn, nếu nó chỉ bị tang ở miệng nó vẫn có thể bơi và xòe nắp mang (nếu bạn áp dụng luật phùng mang). Một số đấu ngư chỉ bị thương ở đuôi vẫn có thể bơi và xòe nắp mang. Tuy nhiên, bụng là vị trí đặc biệt mà nếu cá bị tang quá nhiều sau cùng có thể thua, vì nó không thể di chuyển và thở được.

    Răng sắc: Răng ở độ tuổi này trung bình và không thể xuyên ngay vào địch thủ ở mấy phút đầu nhưng nó sẽ làm tốt sau 30 phút, một số có thể thấy kết quả sau 60 phút mà theo đó đấu ngư có thể khoét mạnh và sâu hơn. Tuy nhiên, một số bầy có răng rất sắc và có thể thắng trận sau vài phút.

    Độ bền: Đấu ngư ở độ tuổi này thường rất dẻo dai. Hầu hết chúng đá cho đến khi không còn sức để di chuyển và nằm yên trên mặt nước. Vì vậy, con chiến thắng là con có nhiều sức hơn để rượt đuổi con kia. Và điều này liên quan trực tiếp đến phương pháp nuôi dưỡng và huấn luyện của người chơi.

    Vảy: Vảy ở độ tuổi này là cứng trung bình và đàn hồi bởi sự già dặn của thịt và cơ. Nếu cá được nuôi trong điều kiện thật tốt, nó sẽ tiết ra nhiều nhớt (mucus) bao phủ toàn thân. Nhớt làm mạnh vảy, cứng hơn và không dễ phá. Đấy là lý do tại sao đấu ngư phải luôn được ngâm trong nước lá bàng khô. Lá dưỡng nước hơi acid điều khiến vảy của đấu ngư đàn hồi và thích nghi hơn.

    Việc biệt dưỡng (conditioning) đấu ngư độ tuổi này là quan trọng nhất. Bởi vì đấu ngư độ tuổi này thường lớn chạng và mập. Thời gian biệt dưỡng nên dài hơn, đại loại 7 – 15 ngày. Việc này là để làm đấu ngư mảnh mai và khiến nó dẻo dai hơn. Nếu biệt dưỡng quá ngắn, huấn luyện sẽ rất khó và đấu ngư có thể không thể hiện sự hung dữ của nó. Tần suất cho ăn chỉ 1 lần trong 3 ngày. Tuy nhiên, một số bầy đã có sẵn hình dáng và tình trạng tốt từ trong hồ của nó. Trong trường hợp này, việc biệt dưỡng và huấn luyện được thực hiện theo cách bình thường.

    9 – 12 tháng
    Biểu hiện: Vảy và thịt trông săn chắc, miệng dày, cả môi trên lẫn môi dưới. Môi dưới có gờ (out growth) hình tam giác. Môi trên ngắn hơn môi dưới khi nhìn ngang. Đầu và lưng trông dày, thân trông ngắn và gọn gàng.

    Một số tay chơi nói rằng đấu ngư độ tuổi này quá già. Răng không thật sắc và tốc độ đá thậm chí khá chậm. Bởi cá già, chúng có thể ngừng đá vào giờ thứ nhì. Nếu địch thủ chủ động hơn nó có thể thua vào cuối trận. Nếu cá không được nuôi trong điều kiện tốt thì vảy dễ bị phá. Nghịch lý ở chỗ hầu hết đấu ngư độ tuổi này đều quá to và trông đáng sợ vì vậy chúng khó kiếm độ và hầu hết đều rất khó huấn luyện. Tuy nhiên, một số tay chơi thích đấu ngư độ tuổi này. Họ nói rằng đấu ngư độ tuổi này có vảy cứng và rất dẻo dai. Răng có lẽ không thật sắc nhưng chúng có thể khoan chậm rãi vào vảy của địch thủ vào giờ thi đấu thứ nhì. Điều duy nhất đó là chúng ta cần biết làm thế nào để nuôi dưỡng và chăm sóc đấu ngư này và quan trọng nhất là, đấu ngư độ tuổi này một khi ở tình trạng đỉnh (top form) rất khó có con nào đả bại được nó. Đấu ngư độ tuổi này khó thua. Và quan trọng nhất là, đấu ngư có mỏ rất mạnh.

    Lối đá: Đấu ngư thiên về phòng thủ và chậm rãi ở độ tuổi này. Đấu ngư nhắm địch thủ rất chính xác và để ý hắn thật cặn kẽ. Cũng như thể nó chậm chạp và ngốc nghếch. Tuy nhiên từng cú tấn công của nó đều hiệu quả. Hầu hết bầy đều tập trung vào mỏ và rìa mang (gill edge) và nó không ngại khóa mỏ (mouth lock).

    Vị trí tấn công: Đấu ngư già hầu như tập trung vào mỏ và bụng. Đấu ngư sẽ tấn công và bám riết vào cùng vị trí gây ra vết thương lớn.

    Răng sắc: Tay chuyên nghiệp gọi đấu ngư độ tuổi này là “răng thấp” (short teeth). Bởi vì nó có thể phá bụng địch thủ sau 60 phút thi đấu. Khác với cá non vốn có thể phá vảy địch thủ trong 15 phút thi đấu đầu tiên, đây là loại mà chúng ta gọi là “răng cao” (long teeth). Hầu hết tay chuyên nghiệp đều nắm đấu ngư độ tuổi này bởi vì anh biết cách cư xử với loại đấu ngư này.

    Độ bền: Độ tuổi này là dẻo dai nhất. Nó thường thắng trận chỉ bằng yếu tố độ bền. Khi cá non sử dụng quá nhiều năng lượng và trở nên kiệt sức. Thì đấu ngư này sẽ tận dụng cơ hội để kết thúc trận đấu.

    Vảy: Không phải mọi cá già đều có vảy cứng. Trên thực tế, vảy cá già dễ bị phá nếu được xử lý sai cách. Thịt và cơ của nó không đàn hồi tốt bằng cá non, và bơi chậm hơn. Đấu ngư này thường thua cá non về tốc độ đá và yếu tố răng sắc.

    Vấn đề của đấu ngư già là khó cư xử và huấn luyện. Cá già là tốt với những ai biết cách nuôi và cư xử nhưng không cho mọi người, đặc biệt một tân binh có lẽ cảm thấy khó chịu và bực bội về cách mà đấu ngư này đá. Bởi vì đấu ngư có xương lớn vì vậy nó phải được biệt dưỡng khoảng 2 tuần và cho ăn liều lượng thật thích hợp. Việc huấn luyện phải dài hơn, đại loại 8 – 10 ngày. Có hai lý do tại sao đấu ngư độ tuổi 9 – 12 tháng vẫn sẵn có nếu chúng đáng để giữ hay tại sao nhà lai tạo đợi đến lúc đó. Thứ nhất; đó là chính sách của nhà lai tạo vốn không bán đấu ngư nếu nó chưa đạt độ tuổi quy định (setup age) của anh. Bởi vì anh ta tin rằng chỉ cá già là tốt với trường đấu khắc nghiệt. Thứ nhì; đấu ngư già này từng được đá khi nó còn non nhưng đã bị xuống cấp. Rồi nhà lai tạo quyết định giữ nó để xem khi nào nó trở lại thành đấu ngư tốt. Là người chơi, chúng tôi tin tưởng rằng bầy cá vốn đá tốt trước đây sẽ trở lại thành đấu ngư tốt.

    Bảng và biểu đồ dưới đây có thể cho bạn bức tranh về chất lượng thi đấu theo từng độ tuổi của đấu ngư. (Điểm trong bảng xuất phát từ dự đoán riêng của tôi).
    Độ tuổiNhanhVảy cứngRăng sắcĐộ bền
    4 – 6 tháng100408050.6
    7 – 8 tháng70707070
    9 – 11 tháng50807090
    Trên 1240605090
    [​IMG]

    Biểu đồ nói với chúng ta rằng độ tuổi trung bình của đấu ngư tốt vào khoảng 7 – 8 tháng. Khi chúng ta định nghĩa đấu ngư tốt, chúng ta muốn nói đấu ngư phải sở hữu những đặc điểm tốt về mọi phương diện. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thấy rằng độ tuổi 7 – 8 tháng là độ tuổi khó khăn bởi nó là giai đoạn biến động giữa cá non và cá già. Bạn cũng có thể thấy đấu ngư trồi sụt trong vòng một tuần. Và đây là một trong những chủ đề nhức đầu nhất trong cộng đồng cá chọi.

    Còn một điều thú vị nữa ở đấu ngư độ tuổi 9 – 11 tháng. Chúng ta có thể thấy rằng đặc điểm thi đấu là đa dạng, chúng ta thường thấy đấu ngư tốt nhất và đấu ngư dở nhất có thể xuất hiện ở độ tuổi này.

    Chúng Ta Phải Làm Gì Với Đấu Ngư Biến Đổi
    Một đấu ngư bị biến đổi dù nâng cấp hay xuống cấp đều phải hành động nhanh chóng. Với nâng cấp tay huấn luyện phải đem nó đi đá. Một số tay chơi thậm chí huấn luyện đấu ngư khi anh vừa vớt nó lên từ hồ, mà thậm chí không dưỡng bằng nước lá bàng khô trong 7 ngày như chúng ta thường làm, chúng ta gọi là “luyện tươi” (fresh training). Bởi vì anh sợ rằng nếu anh ngâm đấu ngư trong nước lá bàng 7 ngày và huấn luyện trong 7 ngày thì đấu ngư có thể đã xuống cấp hay không tốt bằng cái ngày anh thấy nó đá ngoài trường. Tuy nhiên, có hai điều bạn phải nghiêm túc tái cân nhắc. Một, thịt và vảy của đấu ngư nếu không dưỡng trong nước lá bàng khô sẽ không chắc và nhão. Bởi vì bảy ngày cách ly, ăn kiêng và độ chát của nước lá bàng khô sẽ khiến vảy đấu ngư thon gọn và săn chắc. Hai, đấu ngư vẫn chưa thích nghi hẳn với môi trường mới, trong tiếng Thái gọi là “nhớ nhà” (homesick). Vì vậy nó có thể bỏ chạy dễ dàng sau khi đá chỉ 10 phút, điều tương tự nó đá-chơi trong hồ giữa anh em cùng bầy. Vì vậy, người chơi phải thật thận trọng và thật chắc chắn với điều mình đang làm.

    Với đấu ngư xuống cấp, người chơi sẽ nuôi riêng trong hũ đất cỡ 5 lít hay lớn hơn tùy không gian sẵn có. Với nhà lai tạo, anh ta có thể giữ bầy một thời gian và tái kiểm tra sau vài tuần. Nếu nó vẫn không tốt, anh ta có thể sẽ bán cả bầy theo chất lượng hàng chợ.


    ===================================

    Tổng quan về cá chọi Xiêm hay Plakat Thái

    ===================================
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/5/20

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội