Các loài cichlid ở Việt Nam Có rất nhiều loài cichlid đang hiện diện tại Việt Nam. Bài viết này sẽ liệt kê một số loài mà mình thấy xuất hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh mà thôi, còn ở các địa phương khác như thế nào thì không rõ lắm. Loài trước tiên phải kể đến là cá rô phi. Tên tiếng Anh của cá rô phi là tilapia vì trước đây các loài cá rô phi được xếp vào chi Tilapia nhưng nay thì chúng được xếp vào chi mới là Oreochromis. Chi Tilapia vẫn còn một số loài nhưng chúng không thông dụng bằng các loài cá họ hàng gần với chúng ở chi Oreochromis. Theo các tài liệu về cá rô phi thì loài cá rô phi cỏ Oreochromis mossambicus được nhập vào Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước. Sau này còn có thêm các loài như cá rô phi vằn Oreochromis niloticus và cá điêu hồng. Không rõ là mấy con cá rô phi to đùng bày bán ngoài chợ là cá rô phi vằn hay là cá rô phi cỏ nữa, phần này xin dành cho các bà nội trợ. Cá điêu hồng lại là loài lai tạp giữa một số loài cá rô phi thuần chủng với nhau và vì vậy, có nhiều dòng cá điêu hồng khác nhau. Nghe nói cá điêu hồng ở Việt Nam nhập từ hai nơi là Đài Loan và Malaysia và bà chị Ba nhà tui cũng nói là đã từng có hai loại cá điêu hồng bán ngoài chợ là loại màu hồng đậm và loại mầu trắng - hồng nhạt; mấy năm gần đây chỉ thấy có bán loại nhạt màu mà thôi. Bả còn nói là loại màu hồng đậm thịt ngon hơn nhưng mà tui thấy bất kể cá rô phi hay điêu hồng nếu đem chiên muối xả ớt đều ngon tuyệt còn nếu đem nấu riêu thì chán chết đi được... Ngoài ra, còn có nhiều loài cá rô phi khác chẳng hạn như loài cá rô phi xanh Oreochromis aureus rất phổ biến trên thế giới nhưng không rõ có xuất hiện tại Việt Nam hay không. Cá rô phi tuy là cá lương thực quan trọng nhưng cũng khá đẹp, người ta thường nuôi chúng trong các ao hồ hay hòn non bộ như cá cảnh. Chúng có điểm thuận lợi là giá rẻ, dễ nuôi, chóng lớn và đặc biệt là có thể nuôi theo bầy.
Loài kế tiếp là cá ông tiên hay cá thần tiên tùy theo cách gọi của mỗi địa phương. Tên tiếng Anh của chúng là angelfish và một số loài cá cảnh biển cũng có tên như vậy do đó để phân biệt người ta gọi chúng là freshwater angelfish tức là cá ông tiên nước ngọt. Cá ông tiên có thể nói là loài cá cảnh phổ biến nhất mà hầu như ai nuôi cá cảnh cũng đều biết đến cho dù họ có nuôi chúng hay không. Vì vậy mà có rất nhiều hiệp hội cá cảnh lấy cá ông tiên làm biểu tượng, chẳng hạn như Hiệp hội cichlid Mỹ (ACA) là một ví dụ tiêu biểu. Hiện nay, người ta ghi nhận có khoảng 3 loài cá ông tiên nước ngọt mà loài thông dụng nhất là Pterophyllum scalare. Các loài còn lại rất hiếm gặp trên thị trường cá cảnh bởi vì việc lai tạo chúng trong môi trường hồ nuôi rất khó khăn. Ngày nay, các dòng cá ông tiên thông dụng trên thị trường như xọc đen, cẩm thạch hay trắng bạc đều được lai tuyển chọn từ loài Pterophyllum scalare mà ra.
Loài nữa cũng hết sức phổ biến là tai tượng châu Phi. Loài này có tên khoa học là Astronotus ocellatus, tên tiếng Anh là oscar và có xuất xứ từ Nam Mỹ! Những người hiểu biết hơn thì tránh dùng chữ "châu Phi" và gọi chúng là cá heo hay cá heo lửa nhưng cái tên tai tượng châu Phi đã trở nên hết sức phổ biến đến nỗi nếu chúng ta gọi chúng bằng cái tên khác thì e rằng rất nhiều người chơi cá sẽ không biết đó là loài nào. Ngoài dạng thông thường là dạng vằn, loài này còn có dạng bạch tạng (albino), dạng đỏ và dạng vàng (golden).
Kế đến là cá đĩa. Ngày xưa chúng là loại cá cảnh cao cấp và đắt tiền nhưng giờ thì ai cũng có thể chơi được vì người ta đã làm chủ được kỹ thuật cho cá đẻ. Cá đĩa khó nuôi hơn các loài cá khác dù chúng rất đẹp và có thể nuôi theo bầy vì vậy, đây không phải là loài dành cho những người chơi cá thiếu kinh nghiệm. Về mặt chính thức, chỉ có hai loài cá đĩa thuộc chi Symphysodon là Symphysodon discus và Symphysodon aequifasciatus. Có ý kiến đòi chia loài Symphysodon discus làm 2 phân loài và loài Symphysodon aequifasciatus làm 3 phân loài tùy theo địa bàn phân bố và các khác biệt nhỏ nơi chúng, tuy nhiên ý kiến này còn đang trong vòng tranh cãi giữa các nhà khoa học. Đối với người nuôi cá thông thường, loài Symphysodon discus có một vạch đen lớn ngay giữa thân còn loài Symphysodon aequifasciatus có nhiều vạch trên thân. Vô số dạng cá đĩa ngoài thị trường đêù là các hậu duệ được lai tuyển chọn từ loài Symphysodon aequifasciatus còn loài Symphysodon discus thực sự rất hiếm; lý do là vì loài này rất khó nuôi và cho đẻ trong môi trường hồ nuôi. Symphysodon discus.
Ngoài cá ông tiên, cá tai tượng châu Phi và cá đĩa kể trên, còn có một số loài cichlid Nam Mỹ khác hiện diện trên thị trường cá cảnh Việt Nam gồm: cá Phượng Hoàng (Microphagus ramirezi): loài cichlid dễ thương này có kích thước tối đa khoảng 4 cm; và đúng như tên gọi, chúng có màu sắc rất đẹp. Cá Phượng Hoàng ngoài dạng thông thường còn có một dạng vây thật dài. cá Kim Cương: loài này gọi là Green Terror (Aequidens rivulatus); dạng màu thông thường có các vệt vằn vện trên mặt và các chấm xanh trên thân; ngoài ra, còn có một dạng mà các vệt và chấm màu đỏ nâu. cá Hoàng Đế: loài này được đặt tên như vậy có lẽ là vì thân của chúng có màu vàng như nghệ. Nếu để phát triển tối đa thì kích thước của chúng có khi lên đến cả mét. Loài cá Hoàng Đế hiện diện ở Việt Nam thuộc về chi Cichla nhưng không rõ là là loài nào vì rất khó phân biệt các loài thuộc chi này. Ngoài ra còn có một loài cá Hoàng Đế có đốm lấm tấm trên thân là loài Cichla temensis. cá Kim Thơm (Heros severus): loài này thoạt trông khá giống cá đĩa. Dạng màu tự nhiên của chúng có nhiều vệt và đốm xanh trên thân trông rất đẹp; tuy nhiên, các cá thể thường thấy ngoài thị trường là dạng màu hồng-cam. cá Hồng Kỳ (Hypselecara temporalis): giống cá này có màu nâu đặc trưng nên được giới chơi cichlid gọi là chocolate cichlid. cá Ông Già: có hình dáng đặc trưng của chi Geophagus với nhiều đốm lấp lánh trên thân nhưng không rõ là loài nào.
Các loài cichlid châu Phi gồm có: Hoàng Quân hay Đầu bò (Cyphotilapia frontosa): đây là loài cichlid đặc hữu ở hồ Tanganyika, châu Phi. Loài này có rất nhiều dạng tùy theo vị trí địa lý của địa phương nơi chúng sinh sống (hồ này rất lớn, nằm giữa nhiều quốc gia). Dạng màu xanh biếc ở bờ biển Zaire gọi là Blue Zaire mà một con cỡ 3 cm giá có thể lên đến cả trăm đô la. Dạng màu xanh ngọc gọi là Blue Mpimbwe cũng rất đẹp. Các dạng cá Hoàng Quân thường có 6 sọc đen trong khi dạng ở Kigoma có đến 7 sọc. Căn cứ vào sắc vàng trên vây lưng của các cá thể Hoàng Quân ở Việt Nam, tui đoán chúng là dạng nằm ở mạn bắc của hồ Tanganyika, bao gồm các địa phương Kavala (Congo) và Karilani (Tanzania). Các cá thể Hoàng Quân đực thường có đầu rất to nên người ta gọi chúng là Humphead cichlid. Thanh Long 7 sọc hay Kỳ Lân (Tilapia buttikoferi): là loài cichlid Tây Phi kích thước lớn, lên đến trên 30 cm. Chúng có khoảng 7 sọc lớn trên thân, miệng và vây màu phớt xanh rất đẹp. Loài này thấy có bán rải rác đây đó trong các tiệm cá cảnh và hội chợ (Tao Đàn Xuân 2006) nhưng chưa thấy nơi nào bán cá con, chứng tỏ chưa ai lai tạo thành công hoặc thị trường tiêu thụ còn chưa hấp dẫn lắm. Hồng Ngọc: còn gọi là cá Kim Cương đỏ; chúng là loài cichlid kích thước nhỏ sống trong các nhánh sông ở Tây Phi. Cá Hồng Ngọc có thân màu hồng và các đốm trắng lấp lánh rất đẹp; đặc biệt gốc đuôi của chúng rất to. Tui chỉ có thể chắc chắn rằng cá Hồng Ngọc ở đây thuộc về chi Hemichromis mà thôi vì có vài loài giống nhau, rất khó phân biệt (đương nhiên, các nhà ngư loại học chắc chắn là làm được, NadMad cũng vậy vì NadMad mới chi 15.000 đ mua một cặp về nghiên cứu mà; chắc sau này thành "chiên da" về cichlid châu Phi wá). Và một số loài cá lít nhít được gọi chung là ahli hay hoàng tử gì gì đó. Chúng là các loài cichlid châu Phi kích thước nhỏ, mặt mũi lơ láo như lũ cướp. Mấy con này để NadMad nghiên cứu, vnreddevil tui xin chào thua vì không có hứng thú gì, he he.
Các loài cichlid Trung Mỹ gồm có: Gấu trúc (Archocentrus nigrofasciatus): loài này có các sọc đen trên thân trông giống như...áo tù nên còn được gọi là Convict cichlid. Ngoài dạng bình thường, loài còn có dạng bạch tạng (albino). Kim Thơm ngũ sắc (Cichlasoma salvini): Red Devil: loài này từng được nuôi nhiều trước đây dưới các tên Hồng Diện hay Hồng Mỹ Nhân. Phong trào nuôi cá La Hán đã làm Red Devil hầu như biến mất khỏi thị trường cá cảnh nhưng đôi khi cũng thấy một vài cá thể lạc lõng được bày bán đây đó ở các tiệm cá cảnh. Red Devil ở Việt Nam và trên thế giới hầu như là loài lai tạp giữa Amphilophus citrinellus và Amphilophus labiatus; các cá thể thuần chủng là rất hiếm. Hồng Két: là cá cichlid lai tạp. Dạng cá Hồng Két màu đỏ tươi (blood red parrot) thực sự rất ấn tượng. La Hán: cũng là cá lai tạp giữa các loài cichlid Trung Mỹ với nhau và cả với cá Hồng Két. Ngày nay, cá La Hán đã phổ biến quá rồi nên tưởng cũng không cần nói nhiều ở đây làm chi nữa. Ngoài ra còn một số loài khác cũng thấy trưng bày đây đó chẳng hạn như các loài Vieja argentea và Parachromis managuensis ở Đầm Sen Xuân 2006 chẳng hạn. Những loài này chưa thấy bán ngoài thị trường cá cảnh. Trên đây là thống kê của một cá nhân mà thôi, chắc còn rất nhiều thiếu sót. Tóm lại, họ Cichlidae rất đông đúc, có đến 2000 loài mà hầu hết có thể nuôi làm cảnh; do vậy mà trong thời gian sắp tới, chúng ta hy vọng sẽ có thêm nhiều loài cichlid mới được nhập vào thị trường cá cảnh nội địa làm phong phú thêm số lượng các loài cichlid ở đây.
Một số cá thể Tropheus sp. ở Hội chợ sinh vật cảnh 9-2006 (những con có sọc trắng giữa thân có thể là Tropheus duboisi, còn những con màu đỏ đồng có thể là Tropheus sp. "Chimba").
Xin giới thiệu đến các bạn một vài loài cá Cichid ( Ali ) đang Hot . Đây là một loài cá nước ngọt có thể cho là đẹp nhất và được thế giới yêu thích . Chúng cùng họ Rô Phi nhưng có nguồn gốc từ Châu Phi . Các nước châu Âu và Châu Mỹ đả sưu tập và chơi các loài cá này trước chúng ta rất lâu , vì trở ngại địa lý và nguồn cá nên ở VN chúng ta chưa được biết đến nhiều . Ở Việt Nam chúng ta củng có hội Cichlid và phát triển khá mạnh mẻ trong thời gian qua . Các loài cá Cichlid ( Ali ) được nhập trực tiếp từ Thailand . Liên hệ trực tiếp và đến xem tận nơi các bạn sẻ cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của loài cá này . Quang : 0906857848 Dũng : 0902593639 Clip cá : http://youtu.be/ZEeHjxQUgA8 Facebook nơi hội Cichlid Vn học hỏi và chia sẻ : https://www.facebook.com/groups/cichlidsvn/576039489122745/?notif_t=group_comment_reply P. spilonotus (tanzania) Cyrtocara moorii ( Heo Xanh Aristochromis christyi ( mỏ vẹc ) Beanschi (yellow peacock ) Jacobfreibergi ( Eruka ) Red Empress . Taiwan Reff . Fossorchromis rostratus ( Báo Tuyết ) Ob peacock . ( Ngũ Sắc )
Cá Ali ngoài tiệm cá kiểng em thấy chỉ có 3 màu: vàng, trắng, cam...các bác có biết chỗ nào bán các màu khác không ạ