Biết đấu ngư của mình* Precha Jintasaerewonge - http://www.plakatthai.com/knowingyourfighter.html Giới Thiệu Bài viết này có ba phần chính với nội dung như sau: Một – để mở ra thế giới cá chọi Xiêm và xem xét chúng dưới khía cạnh cá chọi và thấy cách thức người huấn luyện và con cá hợp lực cho một mục đích tối thượng là biến Betta splendens thuần dưỡng thành một chiến binh vĩ đại. Bài viết này sẽ minh họa từng bước việc tuyển chọn một cá chọi tốt và luyện tập để trở thành chiến binh hàng đầu vốn khó đả bại. Hai – làm sổ tay hoặc hướng dẫn cho tân binh (newcommer) ở trò chơi này. Định hướng đúng cho anh ta trong trò chơi, và giúp tân binh tránh những lỗi thông thường chẳng hạn không trở thành nạn nhân dễ dàng và đơn giản hay một gã ngốc ngoài trường đấu. Ba – để chứng tỏ rằng đá cá thực sự là một trò chơi. Cá chọi là kết quả của việc lai tạo có chủ đích, có kế hoạch và việc nuôi dưỡng chiến binh tốt nhất đòi hỏi sự quản lý thích hợp. Đặc trưng về nuôi dưỡng và các bước huấn luyện phải theo, tương tự với những gì mà người ta có thể thấy ở bóng đá, boxing, quần vợt, cầu lông hay bất kỳ môn nào khác. Mọi thí sinh tham dự trò chơi phải cực kỳ hoàn hảo, luyện tập tốt và trong điều kiện đỉnh để thi đấu. Hy vọng bài viết này sẽ giáo dục mọi người rằng cá chọi là một biến thể Betta splendens đặc biệt, độc đáo và họ không được sử dụng con Betta splendens bất kỳ để đá. Trò đá cá bắt nguồn và phát triển ở Thái Lan nhiều năm trước đây. Ở Thái Lan, cá được nuôi trong nhà kể từ Thời Kỳ Sukhothai, hơn 700 năm trước. Các văn bản từ triều đại của Vua Lithai thời Sukhothai đề cập đến cá chọi được chăm sóc để thi đấu. Hình một độ cá từ cuốn “Ấn Tượng về Thái Lan Thế Kỷ Hai Mươi” (Twentieth Century Impressions of Thailand) được vẽ bởi người phương Tây vào 1908.Hình vẽ mô tả nhóm người tụ tập trong một hoạt động mà người ta có thể dễ dàng tưởng tượng ra, đã phổ biến trong hơn 100 năm qua. Bất kể hoạt động bắt đầu từ khi nào, trò đá cá đã lan rộng từ Đông Nam Á ra toàn thế giới, bao gồm châu Úc, Bắc Mỹ và cả châu Âu. Giá Trị Của Trò Đá Cá Người ngoài cuộc có thể không nắm bắt hay hiểu được tại sao người ta lại quá đam mê trò này nhưng khi chúng ta xem xét cặn kẽ hoạt động của người chơi, một cách công bằng và không thành kiến, chúng ta có thể thấy vài vấn đề thú vị và hiểu hơn về giá trị của trò chơi. • Đá cá là một kiến thức thực hành về cả khoa học lẫn nghệ thuật. Người chơi trò này phải hiểu biết và áp dụng sinh học trong việc nuôi và huấn luyện cá chọi. Ngoài ra, người chơi phải sáng tạo và áp dụng nghệ thuật chi phối (art of manipulation) lên đối thủ của mình để thương thảo và sau cùng giành thuận lợi trong cuộc chơi. Trong giai đoạn luyện tập và trước khi người chơi mang chiến binh của mình ra trường để thách đấu, anh ta phải kiểm tra kỹ lưỡng từng khía cạnh của cá, bao gồm cấu trúc thân, miệng, vảy, da và cách mà chiến binh của mình bơi lội và hành động. • Đá cá là sự rèn luyện tinh thần của trí não con người. Đá cá cũng là trò chơi về cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Dù thắng hay thua, trong thời gian người chơi quan sát trận đấu, anh ta ở trong trạng thái thăng bằng về cảm xúc. Người chơi nói, cười, pha trò và chia sẻ trong cao trào của việc quan sát cách thức mà cá đá và dưới đáy của thất vọng khi cá mình thua. • Đá cá là sự tự kiềm chế về tâm lý (psychological self-control). Ở trò đá cá có rất nhiều thách thức và khoa trương (boasting). Một số người sử dụng lời lẽ khó nghe hay dùng lối chế nhạo và say máu (greed) ăn thua. Vì vậy mà có câu “không có bạn hữu hay kẻ thù thực sự trong trường đấu”. Người chơi phải kiểm soát cảm xúc và tâm trí của mình, hãy tự tin, là chính mình và không cho phép bản thân rơi vào mánh khóe (tricks) giăng ra bởi đối thủ của mình. Một khi bước vào trường đấu thì bạn đang chơi cùng một trò như đấu ngư của mình. • Đá cá là quan hệ xã hội. Trường đấu là nơi tụ tập mọi người thuộc đủ ngành nghề, tuổi tác và quan điểm. Mọi người đến để chia sẻ ý kiến của mình, ăn uống và giải trí. Việc tuân thủ luật trường và tôn trọng tập tục truyền thống là điều bắt buộc. • Đá cá là hình ảnh trái ngược của đời sống con người – Trung thực và trong sáng, chúng thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cả trái tim và vô điều kiện. Đấu ngư không bao giờ bỏ cuộc hoặc tránh né thi đấu, thậm chí khi đối thủ của nó lớn hơn nhiều. Nó phải đá cho đến khi không thể nữa. Trách nhiệm của đấu ngư là thực hiện nhiệm vụ trong khả năng tối đa của nó mà không bao giờ viện dẫn lý do hay bày tỏ ngại ngần khi thực hiện nhiệm vụ, khác với con người, vốn viện dẫn mọi lý do để lẩn tránh nhiệm vụ của mình. Chúng ta thường lẩn tránh hay toan tính vô trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ của mình một cách nửa vời. Rất nhiều lần đấu ngư đã dạy tôi biết chịu đựng và kiên nhẫn hơn trong cuộc sống khó khăn hàng ngày. Những Cân Nhắc Cơ Bản Liên Quan Đến Trò Đá Cá Tiếp theo là những cân nhắc cơ bản, vốn xuất phát từ nhiều năm kinh nghiệm ở trò đá cá. Rất nhiều tiền được đặt và xài để kiểm tra giả định của tôi và sau đây là những cảnh báo mà tôi xin chia sẻ với bạn hữu mới chơi: • Đừng đem cá bệnh đi đá. Nài cá (handler) phải kiểm tra thật kỹ tình trạng đấu ngư của mình. Cá bệnh sẽ đôi khi không thể hiện triệu chứng của nó. Bạn phải kiểm tra kỹ lưỡng những yếu tố như có đốm trắng li ti trên bất kỳ phần nào của cá, hoặc lớp màng trên miệng hay mặt của cá hay không. Vài tay chuyên nghiệp thậm chí có thể phát hiện vấn đề ở cá qua cách nó bơi. Không chiến binh nào với các triệu chứng này có thể hy vọng chiến thắng trong trường đấu nghiêm túc. • Đừng đem cá tật hay kém hoàn hảo đi đá. Nài cá phải kiểm tra kỹ lưỡng sự hoàn hảo (perfection) của đấu ngư. Sự hoàn hảo ở cá chọi có hai nghĩa. Một là hoàn hảo về thể chất và hai là hoàn hảo về tâm lý. Hoàn hảo về thể chất nghĩa là biểu hiện của mọi bộ phận khác nhau ở cá đều bình thường; kỳ, mắt, hình dạng miệng, nắp mang khép hẳn, không lỗi vảy và v.v. Theo kinh nghiệm hết lần này đến lần khác của tôi, một khi cá địch biết điểm yếu của cá mình nó sẽ tấn công hoài vào đó. Có lần tôi thắng một trận chỉ nhờ phát hiện một vảy lỗi (defective scale) trên cá của đối thủ và giành lợi thế nhờ lỗi đó. • Đừng đem con cá mà bạn chưa từng thấy đá trước đây đi đá độ lớn. Cho dù nhà cung cấp thân tín đã khẳng định rằng đấu ngư bạn lấy từ ông có chất lượng tốt nhất, thì tay chơi nghiêm túc nên/phải bắt một con trong trong bầy và thử nó với cá khác có cùng chất lượng và điều kiện. Một số tay chơi cốt cán thậm chí kiểm tra cá mình với cá lớn hơn (5/4) để biết năng lực cá mình, cũng như dự đoán tiềm năng và hạn chế của nó. Bạn không được để cá đá chỉ trong 10 phút nhằm xem lối đá rồi bắt nó ra – một khi bạn kiểm tra, hãy để chúng đá đến cùng. ● Đừng đem cá đi đá nếu bạn chỉ dựa vào cơ hội và may mắn. Theo kinh nghiệm của tôi, cơ hội và may mắn chỉ ủng hộ tay chơi cẩn trọng, người đủ nhạy bén để nắm bắt cơ hội và chấp nhận rủi ro. Nên nhớ rằng, cơ hội không đến từ con cá mà đến từ người chơi. Người chơi phải luôn tuân thủ luật đá cá. Cố tìm ra cơ hội tốt nhất để áp dụng luật cho lợi thế của mình khi tình huống ngặt nghèo. Có nhiều trường hợp mà đấu ngư bất lợi có thể xoay chuyển [tình thế] và trở thành kẻ chiến thắng đơn giản vì người chơi phát hiện một cơ hội và tận dụng nó. Tuy nhiên, may mắn đôi khi tìm đến cuộc chơi một cách không mong đợi và đảo lộn kết quả trận đấu. ● Đừng trở nên tự tin quá mức vào cá của mình. Tự tin quá mức vào đấu ngư của mình sẽ khiến bạn mù quáng và ngày càng sa lầy vào cuộc chơi. Ban đầu, cá của bạn có thể đá rất khôn nhưng cũng có nhiều đấu ngư sẽ quay lại và khiến bạn trả giá vào giờ thứ nhì nếu bạn quá tự tin. Các tay chuyên nghiệp đích thực gần như đều cất giữ loại đấu ngư này. ● Đừng đánh giá thấp cá của đối thủ. Điều này đi đôi với tuyên bố ở trên. Khi cáp cá, nhiều tay chơi đơn giản xem xét người nắm cá thách đấu và chẳng buồn kiểm tra cá địch. Đôi khi bạn thậm chí có thể chấp nhận cáp đá với đấu ngư to hơn cá mình đơn giản vì bạn nghĩ rằng hắn không thả (handle) cá giỏi bằng mình. Bạn có thể không biết rằng có nhiều tay chuyên nghiệp để người khác mang đấu ngư của họ. Anh ta thậm chí có thể không tự tay huấn luyện mà đơn giản mua một đấu ngư được huấn luyện sẵn để đá với bạn. Bạn phải luôn xem xét đấu ngư mình đang cáp đá thay vì nài. Có nhiều tay chơi cốt cán vốn khó kiếm được một độ và để người khác mang đấu ngư của mình. ● Đừng để cá địch lớn hơn nhiều so với cá mình. Vấn đề này bắt nguồn từ cả hai phát biểu ở trên. Bởi vì bạn quá tự tin ở cá mình và đánh giá thấp cá địch, bạn có thể cáp với đấu ngư của hắn cho dù nó lớn hơn cá bạn rất nhiều. Trừ phi đấu ngư đó bị bệnh nặng, việc cáp đá với cá lớn hơn rất nhiều đồng nghĩa với sự thất bại trong hầu hết trường hợp. Đấu ngư của bạn sẽ mất sức khi chống chọi với cá lớn và bỏ chạy vì đuối vào cuối trận. ● Đừng đá cá với bạn thân của mình. Đá cá là trò ganh đua. Tình bạn thường tan vỡ sau một trận đấu với bạn thân. Tuy nhiên, việc cá cược một ít hay đơn giản thử nghiệm đấu ngư cho vui là ngoại lệ. Ở trò đá cá, bạn cần một chiến hữu thực sự thân thiết để chia sẻ cá, kiến thức và cả niềm vui. Dẫu thật khó tìm được một người bạn thực sự nơi trường đấu, họ ở ngoài đó. Một khi bạn tìm được chiến hữu thực sự nơi trường đấu, sẽ dễ dàng hơn để nhận ra ý nghĩa và niềm vui đích thực của trò này. ● Đừng đá cá với tay chơi thực sự cốt cán khi đá vì tiền. Hầu hết những tay chơi cốt cán đều đá cá vì tiền, và chỉ tiền là thứ họ tìm kiếm ở trò chơi. Vì vậy, họ sẽ biết mọi kỹ thuật, chiến lược và có khả năng thuyết phục bạn đi theo cuộc chơi của mình nếu bạn không cẩn thận. Dĩ nhiên, nếu bạn là người hâm mộ cá chọi chỉ cho vui và không quan tâm đến thắng thua, thì chẳng vấn đề gì. ● Đừng đá nếu bạn không có thời gian để chăm sóc cá mình. Cá chọi cần sự theo dõi của con người chẳng hạn như tập luyện thường xuyên, cho ăn đúng bữa, vệ sinh và kiểm soát nhiệt độ ngư phòng. Việc thiếu bất kỳ thoạt động nào trong số này sẽ gây căng thẳng quá mức cho đấu ngư của bạn. Các Loại Đấu Ngư Và Lối Đá Cấu trúc cơ thể của một đấu ngư liên quan trực tiếp đến lối đá (fighting style) của nó. Người nắm đấu ngư càng biết nhiều về cấu trúc cơ thể và tập quán chiến đấu của nó, anh ta càng biết cách cáp cá mình với đối thủ phù hợp. Hai trong số những nguyên nhân chính ở một thất bại là, không cáp đá một cách cẩn trọng và không hiểu về cấu trúc cơ thể của đấu ngư. Loại Bản Lóc (Channa striata): Dạng cấu trúc chính của loại bản lóc là; cá có đầu dày và tròn với bản thân tròn và dài. Cấu trúc cơ thể chung rất ổn định và vững chãi. Khi so từ mặt bên, cá trông có vẻ nhỏ bởi nó có vây ngắn. Dẫu vậy bạn phải tính toàn thân và không tính vây như là một phần của kích thước cá. Lối đá chung của cá là đòn trực diện (direct hit) và liên hoàn (double strike). Ở điều kiện đỉnh, cá này rất dai sức (good heart) và hiếm khi bỏ chạy ngay cả khi bị tang nặng. Loại bản lóc sẽ tấn công địch thủ bằng đòn trực diện và luôn nhanh chóng bồi thêm, hay nói cách khác, áp dụng chiến lược tấn công để hạ cá khác. Hai chiến binh này là minh họa điển hình về dạng bản lóc (Channa striata). Mọi phần từ miệng đến gốc đuôi đều hết sức cân đối. Miệng chặt và nằm chính xác trên khung hàm lớn. Gốc đuôi to cho thấy lực lái (powerful drive) và thúc mạnh (big punch) của cá này.Loại Bản Còm (Chitala ornata): Dạng cấu trúc khác biệt của loại bản còm là; bản thân phẳng và mảnh. Kỳ (cũng như các vây khác) dài hơn, khi so sánh với những loại bản khác. Đặc điểm độc đáo của bản còm (Chitala) là miệng cong, dài. Nhìn chung, cấu trúc cơ thể rất cân đối và tỷ lệ. Người thiếu kinh nghiệm có thể thấy loại cá này “to” bởi vây phất phới và lối bơi rất mau lẹ. Ở điều kiện đỉnh, loại cá này có răng rất sắc và lối đá rất hay. Tuy nhiên, bởi cấu trúc cơ thể của nó phẳng và không có nhiều cơ bắp nên sức nặng mà nó đặt vào cuộc tấn công cho thấy nó không ra đòn mạnh. Dẫu vậy, loại bản này thường đá rất nhanh, tấn công địch thủ đến bốn hay năm lần thật chính xác và ổn định, tạo ra những vết thương lớn khi làm vậy. Mặt khác, có nhiều nhược điểm ở loại đấu ngư này. Vùng miệng là một trong những phần yếu nhất của loại đấu ngư này. Nó có dạng chóp nhọn (pin form) và có thể bị phá dễ dàng sau vài cú khóa mỏ (mouth locks). Vây khá dài và trở thành một mục tiêu to lớn và quan trọng nhất, phần hông (rear part) [gốc đuôi] của loại bản này mỏng và yếu ớt. Loại Bản Rô (Anabas testudineus): Đặc điểm khác biệt của loại bản này là; phẳng nhưng dày và cấu trúc cơ thể ngắn với cái cổ vốn dày hơn và lợi thế hơn những loại bản khác. Miệng ngắn nhưng môi dày. Khi so từ mặt bên, cá này có thể trông “lớn” nhưng khi nhìn từ phía trên có thể trông nhỏ hơn vì nó ngắn. Bởi thân ngắn hơn, cá này có thể chậm. Lối đá là phản công và tuyệt đối đả thương địch thủ ở mắt, miệng hay hàm, khiến con kia khó đá lại. Tuy nhiên, nếu địch thủ của cá này đủ nhanh và mạnh, và đá vào miệng và cổ, nó có thể hạ loại đấu ngư này. Loại bản rô (Anabas) này là minh họa điển hình cho mô tả ở trên về dạng của mình. Nhiều con thuộc dạng này có vảy to và thật chắc (tough). Vì cấu trúc cơ thể lớn, nó cần được ăn kiêng trong nước lá bàng đậm đặc để làm đấu ngư mảnh mai hơn và cũng cần giai đoạn cách ly dài hơn.Bên cạnh ba loại cấu trúc chính này, có loại bản nữa vốn hiện diện hầu như ở cá chọi fancy**. Loại cá chọi này là để giải trí như thú cưng và không dành cho mục đích thi đấu. Loại Bản Mè (Barbodes gonionotus): Dạng cấu trúc chính của loại bản mè là; thân rộng, đầu nhỏ và khuôn miệng dài. Đây là loại mới nhất vốn hầu như được thấy ở các dòng cá cảnh (show strain) trái ngược với dòng chiến đấu. Dạng thân liên quan trực tiếp đến lối đá. Chẳng hạn, dạng đấu ngư thân ngắn như bản rô cho nó lối đá vốn chậm nhưng gói ghém lực đá mạnh. Nó ngắn, phẳng và lớn điều khiến nó khó vờn quanh địch thủ. Chiến thuật thi đấu hiệu quả duy nhất là phản công kẻ địch và hầu hết trường hợp nó thực hiện cú đá thật mạnh vốn có thể gây ra vết thương lớn lập tức. Loại bản lóc sẽ tận dụng lợi thế cơ thể của mình để vờn quanh địch thủ và luôn tiếp cận vào cổ địch. Vì vậy cơ hội chiến thắng của loại thân tròn là bằng cách tấn công địch thủ nhanh như chớp. Những cú đá lặp đi lặp lại sẽ khoét vết thương từng chút một cho đến khi địch thủ không thể tiếp tục nữa. Nhưng bộ vây ngắn của nó là không đủ tốt cho bộ pháp phòng ngự. Trong khi loại bản còm sẽ tận dụng bộ vây dài của mình để bơi thật nhanh và đá liên hoàn hầu như cùng lúc. Nhìn chung, đấu ngư này có răng rất sắc và rất nhanh. Vấn đề của cá này là vùng miệng. Bởi vì dáng miệng cong và mảnh nó có thể bị phá dễ dàng sau một cú khóa miệng. Cá cũng có cấu trúc thân mảnh mai vì vậy nó có thể dễ bị khoét đến xương. Dẫu vậy, yếu tố chiến thắng của cá này là nó có thể khoét địch thủ và gây ra nhiều vết thương hơn trong giờ đầu. Về lâu dài, loại thân này sẽ chậm lại bởi vì việc thiếu sức mạnh thể chất là nhược điểm của nó. Mỗi loại thân đều có thuận lợi và bất lợi của riêng mình. Tay cáp cá khôn ngoan phải cẩn trọng so đọ kích thước và dự đoán từng loại cá bằng việc cân nhắc thuận lợi và bất lợi của việc nắm một đấu ngư nhất định. Đấu ngư luôn sẵn sàng đá, bất kể kích thước và loại thân. Tùy người nắm giữ suy tính nhằm giúp đỡ đấu ngư của mình bằng cách cho nó một độ công bằng trong cuộc chơi. Dạng Cấu Trúc Tốt Của Một Đấu Ngư Dạng cấu trúc tốt nhất là gì? Dạng tốt nhất là cá vốn sở hữu cả ba loại bản trong cùng một con. Đại loại, đấu ngư tốt nhất phải có thân tròn như bản lóc. Nó cũng phải có cổ và thân dày như bản rô và bơi nhanh như bản còm. Cấu trúc cơ thể chung phải cân đối. Gốc đuôi và đầu và phải có tỷ lệ thích hợp. Từng bộ phận cơ thể không được quá to hay quá nhỏ. Đầu phải bằng một phần ba chiều dài thân. Vì vậy, cá không quá dài hay quá ngắn. Cấu trúc cơ thể quá dài hay quá ngắn khiến chuyển động của đấu ngư mất cân bằng. Đấu ngư này là tổng hợp của cả ba loại bản với cấu trúc cơ thể cân đối. Nó có vây to, đầu và thân dày với cái miệng bản lóc vừa vặn (well-formed). Đây là một chiến binh to xương vốn bảo toàn cấu trúc của mình kể cả khi được ngâm nước lá bàng khô trong cả tháng. Tuy nhiên, một chiến binh cấu trúc đẹp không luôn là kẻ thắng trận trong cuộc chơi. Nó đơn giản mang lại cơ hội thắng trận cao hơn cho chiến binh.Kiểm Tra Đấu Ngư Mục đích của việc khảo sát đấu ngư là kiểm tra mức độ sẵn sàng của đấu ngư trước khi nó được chọn để thực hiện bài huấn luyện và sau cùng thi đấu. Có hai phần khảo sát cần được thực hiện: ● Khảo sát thể chất – nhằm kiểm tra sự hoàn hảo của đấu ngư và đảm bảo không phần cơ thể nào của nó bị khuyết tật. ● Khảo sát tâm lý – nhằm kiểm tra sức mạnh tâm lý của đấu ngư. Khảo Sát Thể Chất Sự hoàn hảo thể chất của đấu ngư phải là mối quan tâm hàng đầu khi tuyển chọn để thực hiện bài huấn luyện. Những phần cơ thể sau đây của đấu ngư phải được kiểm tra: ● Miệng ● Mang ● Mắt ● Kỳ (vây bụng) ● Vảy ● Thịt ● Cấu trúc cơ thể chung Miệng: Miệng được coi là bộ phận quan trọng nhất của đấu ngư bởi vì nó được dùng như là vũ khí để đả thương địch thủ. Nếu có gì không ổn với miệng, thì đấu ngư hiếm khi thắng trận. Bất cứ khi nào nó cố đá địch thủ thì rốt cuộc nó tự làm tổn thương chính miệng mình. Hơn nữa, bởi miệng thông với mũi, điều thường xảy ra là khi có tang nặng ở miệng thì đấu ngư thường bị sặc nước và bất ngờ thua trận. Vì vậy, bạn sẽ thấy đấu ngư thường tránh tấn công và chỉ giả vờ tấn công rồi chuyển sang vai trò phòng thủ. Sau đây là những lỗi tật về miệng mà bạn không được đem đi đá: ● Miệng dị dạng ● Miệng không khép phù hợp ● Môi sứt ● Mỏ két hay miệng ếch ● Miệng phù ● Miệng bị nấm Miệng của chiến binh này không khép kín như lẽ ra phải vậy. Cũng cần thấy rằng môi trên nhô ra thành sự biến dạng méo mó. Môi nó phải khép phù hợp với một chút hở (gap).Mang và nắp mang: Mang là bộ phận lấy không khí để thở. Một khía cạnh quan trọng khác của mang đó là cá sử dụng nắp mang để hù dọa địch thủ. Nó được dùng như là tín hiệu của việc phô trương sức mạnh trước địch thủ. Theo luật trường, đấu ngư vốn có thể phùng mang hết cỡ được xem là bên chiếm ưu thế cho dù nó có thể bị tang nặng hơn. Trong khi, đấu ngư vốn bị tang nhẹ hơn nhưng không thể phùng mang phù hợp bị xem là kẻ thua trận tiềm năng. Nếu có gì không ổn với mang, đấu ngư không thể chịu đựng lâu và dễ bỏ chạy. Nắp mang cũng phải đóng về đúng vị trí của chúng. Mỗi bên nắp mang phải đầy đủ và tươm tất. Chúng phải đóng mở thoải mái và không bị vướng víu. Các nếp mang (gill rakers) được coi là phần yếu nhất của cá; chúng phải xếp gọn bên dưới nắp mang. Nếu nếp mang lòi ra thì rất dễ để địch thủ cắn đứt chúng. Trong tình trạng bình thường, mang phải đóng mở nhịp nhàng. Nếu mang cá đang chuyển động gấp gáp, nhất là trong thời gian thư dãn thì chứng tỏ rằng hệ hô hấp của nó không bình thường. Bạn không nên đem nó ra trường. Những dị tật về mang: ● Nắp mang không khép phù hợp hay khép hờ (semi-open) ● Nắp mang không phùng hết cỡ ở cả hai bên ● Nếp mang lòi ra Nắp mang của chiến binh này không khép kín hoàn toàn. Nó tương tự như cánh cửa khép hờ vốn mời chào địch thủ tấn công vào các nếp mang (gill rakes) của mình, phần nhạy cảm nhất của đấu ngư.Mắt: Mắt được xem như là nguồn sáng của cuộc đời. Nếu có gì không ổn với mắt thì đấu ngư không thể nhắm địch thủ của mình theo cách thức phù hợp. Đấu ngư sẽ đá chậm lại ngay nếu mắt nó bị tấn công. Một số con đơn giản bỏ chạy một khi mắt nó bị tang. Mắt không được kéo màng (cloudy) và phải nằm ở vị trí phù hợp. Bạn có thể kiểm tra độ nhạy của mắt cá bằng cách di chuyển một vật đen như đầu bút và ở gần hũ cá. Hầu hết cá mạnh khỏe đều trở nên hoạt bát, tiếp cận đầu bút chì và bắt đầu sừng. Kỳ: Kỳ được xem như là đôi chân của đấu ngư. Chúng được sử dụng để kiểm soát và hỗ trợ hướng bơi của cá. Vì vậy, nếu đấu ngư có kỳ quá ngắn thì nó sẽ khó khăn trong việc di chuyển thân mình về phía đối thủ. Kỳ phải nằm ở vị trí phù hợp. Chuyển động của nó phải chắc chắn và mạnh mẽ. Gốc kỳ (fin nape) không sưng và phải khép sát vào thân cá. Vảy: Vảy là bộ giáp của đấu ngư và nhớt bao phủ vảy. Có hai loại vảy, vảy lớn và vảy nhỏ. Cả hai đều tốt theo cách riêng của chúng. Vảy lớn sẽ không dễ phá. Tuy nhiên, một khi bị phá, những vảy kế cận cũng dễ dàng bị phá. Vảy nhỏ trông khá mềm nhưng vì mỗi vảy đều gắn bó chặt chẽ với vảy khác, nó không dễ phá và không có nhiều ảnh hưởng lên các vảy kế cận. Bất kể loại vảy nào mà đấu ngư có, chúng phải được sắp xếp theo cách thức đồng bộ. Các vảy phải đan vào nhau và trông gọn gàng. Màu sắc của chúng phải càng đậm càng tốt bởi điều này chứng tỏ sự hoàn hảo của nhớt. Thịt: Thịt là gốc của vảy và nó giữ chúng lại với nhau. Vì vậy, nếu đấu ngư có thịt chắc và đầy cơ bắp, nó sẽ hỗ trợ tốt hơn cho sự đồng thuận của vảy. Đấu ngư có thịt chắc sẽ không bị tang dễ dàng, vết thương sẽ không lan rộng, và sẽ không mất nhiều máu. Mật độ cơ săn chắc bao gồm nhiều yếu tố; huyết thống, môi trường nuôi dưỡng, thức ăn, cách chăm sóc, độ tuổi và phương pháp huấn luyện. Cùng cặp cá giống được cản bởi những nhà lai tạo khác nhau sẽ cho ra chất lượng đấu ngư khác nhau và thậm chí cấu trúc cơ thể khác nhau. Đấy là lý do tại sao hầu hết những đấu ngư tốt nhất đều xuất phát từ nhà lai tạo cốt cán. Chúng ta không thể thấy thịt chắc của đấu ngư trừ phi chúng ta kiểm tra nó bằng cách cho đá với con cùng chất lượng khác. Thịt chắc nghĩa là vết thương mà đấu ngư lãnh nhận không lan rộng và nặng hơn khi địch thủ có khả năng phá vảy của nó. Hơn nữa, nó cũng có khả năng tự phục hồi nhanh hơn về trạng thái gần như bình thường sau một trận. Cấu trúc cơ thể chung: Về tổng thể, cấu trúc cá phải trông cân đối (balance). Mọi bộ phận bên ngoài của đấu ngư phải mạnh mẽ và thực thi một cách đối xứng. Thân không được quá ngắn hay quá dài. Cả hai đều có khả năng làm chậm chuyển động của cá và khiến nó khó thoát ra khi địch thủ tiếp cận quá gần. Đây là một ví dụ về chiến binh vốn không có cấu trúc cơ thể tốt, được biết như là loại bản mè (Bardodes gonionotus). Chiến binh trông to lớn bởi vì thân dẹp và đầy thịt nhưng yếu ớt. Nó là mục tiêu lộ liễu vốn dễ bị địch thủ tấn công. Dạng mặt nhỏ, cong và mõm nhọn (pin) của chiến binh này là điểm yếu nhất của nó và có thể bị xé rách dễ dàng sau vài cú khóa mỏ. Cũng dễ thấy rằng loại mặt này thường bị sặc nước (water shocked) bởi vì xương mặt không được hỗ trợ bằng một xương hàm lớn.Kiểm Tra Tâm Lý Sự ổn định về tâm lý là một trong những yếu tố chính trong việc sẵn sàng ra trận của đấu ngư. Có nhiều trường hợp khi một đấu ngư chiếm lợi thế đơn giản bỏ chạy cho dù nó đang quật địch thủ và đả thương hắn nặng nề. Một số đấu ngư với thành tích rất tốt được biết là bỏ chạy 10 phút sau khi vào cuộc. Vài tay chơi cốt cán cố đưa ra lời giải thích cho việc này vốn đơn giản là sự hoang đường: Rằng đấu ngư bị “xuống cấp”, rằng đấu ngư không được nuôi riêng trong nước lá bàng khô đủ lâu v.v. Đấu ngư giỏi đòi hỏi sức mạnh tâm lý (mental strenghth). Trong trường đấu, có rất nhiều xáo trộn tâm lý chẳng hạn như tiếng động lớn bất ngờ và vật thể di động. Nếu đấu ngư không sở hữu sức mạnh tâm lý tốt, nó không thể trụ qua cuộc đấu khốc liệt dằng dai. Yếu tâm lý (mental weakness) có thể xuất hiện dưới dạng biểu hiện sợ hãi hay lo lắng ở đấu ngư. Một khi đấu ngư bị lạc lối trong một đám mây hỗn loạn, nó sẽ vứt bỏ mọi tập quán chiến đấu của mình và nghiêm trọng hơn cả, lớp bảo vệ hay nhớt của nó sẽ bong ra. Một khi tấm khiên nhớt của đấu ngư bị vỡ, chẳng còn gì để bảo vệ nó khỏi hàm răng sắc như dao của địch thủ. Sự yếu tâm lý ở đấu ngư có thể xuất phát từ nhiều yếu tố. Nó có thể khởi đầu từ trại lai tạo, môi trường ngư phòng hay công đoạn huấn luyện. Môi trường trại lai tạo. Trại lai tạo cá chọi đôi khi khó giữ được sự riêng tư trước những kẻ thâm nhập và quấy rối. Rắn, bò sát hay cò ruồi (cattle egret) là nguy hiểm nhất và sự rung lắc và va đập của chúng có thể làm toàn bộ bầy đổ ra sàn, khiến số còn lại rơi vào trạng thái chấn thương, khủng hoảng. Một số đấu ngư sẽ luôn nằm ở góc hồ hay ẩn mình giữa thực vật. Kẻ quấy rối khác thậm chí còn tệ hơn là mèo vốn luôn đuổi chuột trên các tấm mạ mà nhà lai tạo dùng để đậy hồ. Âm thanh bất ngờ bên trên hồ có thể làm cá trở nên lo lắng và sợ hãi. Đấu ngư có thể không cho thấy dấu hiệu yếu tâm lý trong điều kiện bình thường nhưng có thể bỏ chạy khi bị quấy rối trong hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên, hầu hết đấu ngư có thể đề kháng sự suy nhược gây ra bởi những xáo trộn này và không bao giờ thể hiện dấu hiệu yếu đuối. Xáo trộn (disturbances) trong ngư phòng. Đôi khi sự yếu tâm lý ở đấu ngư có thể được phát hiện trong ngư phòng của chủ trại, người không quản lý phòng mình theo cách thức phù hợp. Mèo hay chuột chạy quanh có thể biến ngư phòng thành sân chơi nhất là vào ban đêm khi đấu ngư đang nghỉ ngơi hoàn toàn. Tiếng ồn từ thú vật đột nhật và âm thanh của chai lọ và những vật thể rơi vỡ khác trong ngư phòng có thể làm đấu ngư hoảng sợ và khiến nó phát rồ. Chủ trại không đối xử với đấu ngư của mình theo cách thức đúng đắn. Từ lúc đấu ngư được vớt khỏi hồ của mình, nó phải làm quen với sự thay đổi về môi trường vốn phát sinh từ việc dời nó từ nơi này sang nơi khác. Sự chịu đựng tâm lý và thể chất của đấu ngư phải thật dẻo dai và nó phải có khả năng thích nghi với việc thay đổi điều kiện. Dẫu vậy một số đấu ngư có thể gặp vấn đề với sự thay đổi đột ngột và có thể bị sốc nếu bạn không cẩn thận. Chẳng hạn, khi đang dưỡng bằng nước lá bàng khô, đấu ngư thường được đặt ở nơi mờ tối. Tay luyện cá, quyết định di dời đấu ngư để huấn luyện, bất ngờ mở hũ và vớt đấu ngư sang hũ khác với nước mới và ánh sáng ban ngày. Đấu ngư bắt đầu cảm thấy lo âu và sốc với môi trường mới, trở nên nhợt nhạt và ủ rũ. Nó cần cả ngày để tự thích nghi với môi trường mới. Tuy nhiên, vài đấu ngư có thể hành động theo các thức trái ngược, thể hiện sự hung dữ bản năng của mình bằng cách sừng và đá kiếng, đôi khi có thể kết thúc bằng việc làm tổn thương miệng mình. Tay luyện cá cần kiểm tra trạng thái tâm lý của đấu ngư trong giai đoạn huấn luyện. Việc kiểm tra sức mạnh tâm lý là một trong những quyết định quan trọng nhất khi xác định có nên đưa đấu ngư ra trường hay không. Anh ta phải trì hoãn hay dừng quyết định đưa đấu ngư ra trường nếu nó thể hiện sự hốt hoảng bằng cách bơi vào một góc khi bạn cố chuyển nó sang lọ để đưa đi đá. Sau đây là những dấu hiệu yếu tâm lý ở đấu ngư vốn ngụ ý với tay luyện cá rằng anh không nên đem nó đi đá: ● Khi bạn bước lại gần hũ cá – đấu ngư nhảy loạn trên mặt nước như khùng. ● Khi bạn để đấu ngư rượt mái trong hũ lớn – đấu ngư chẳng màng rượt mái và thay vào đó giấu mình vào một góc hồ hay trong thủy thực vật. ● Khi bạn trỏ một vật thể đen chẳng hạn như đầu viết bảng – đấu ngư hoảng sợ và bỏ chạy như một kẻ hèn nhát. ● Khi bạn dời đấu ngư qua hũ mới để mang nó đi đá – bạn phải kiểm tra sự hoàn hảo thể chất và cả sự sẵn sàng tâm lý của đấu ngư. Bạn cần quan sát thật kỹ để phát hiện bất kỳ lỗi tật nào ở đấu ngư. Bạn cũng phải kiểm tra sự hung dữ của nó bằng cách chậm rãi trỏ một vật thể đen (đầu bút) vào và quanh hũ. Đấu ngư phải sừng lại nó. Việc này chứng tỏ sự sẵn sàng của đấu ngư. Bạn cũng có thể thấy rằng nếu đấu ngư có biểu hiện sợ hãi môi trường mới và đầu bút chì, bạn phải tái cân nhắc việc đem nó ra trận. Sau đây là điều trị nhằm ngăn ngừa sự hoảng loạn tâm lý ở đấu ngư. ● Quản lý ngư phòng để bạn có thể ngăn ngừa những kẻ đột nhập như mèo và chuột và sự xáo trộn chẳng hạn như tiếng ồn và lóe sáng bất ngờ. ● Việc đưa đấu ngư từ trạng thái cách ly bằng lá bàng khô sang bài huấn luyện có thể thành công theo hai cách; nếu bạn muốn làm việc đó vào ban ngày, bạn nên lấy hũ cá, đặt nó vào ngư phòng và mở nắp cho thoáng khí. Để nó quen với ánh sáng ban ngày và tiếng ồn trong vài giờ nhằm thích nghi với môi trường mới. Rồi nhẹ nhàng dùng lòng bàn tay bạn để vớt cá cùng một chút nước trước khi chuyển sang hũ mới. Bạn cũng phải chuẩn bị nước trong hũ mới 2 ngày trước đó, cho thêm ít cây, những mảnh nhỏ lá chuối khô và một mảnh lá bàng khô. Nhẹ nhàng giữ đấu ngư trong tay bạn, nó sẽ tiếp thu cảm nhận tốt về sự chăm sóc của con người. Vì vậy, đấu ngư sẽ nhanh chóng thích nghi với nước đã chuẩn bị và môi trường mới của hũ. Những mảnh nhỏ lá chuối khô và cây cỏ để ẩn náu nhằm làm giảm lóe sáng và phản xạ trong hũ kiếng. Tuy nhiên, nếu không có thời gian vào ban ngày, bạn có thể dời đấu ngư vào buổi tối và cho nó ăn toàn bằng đồ tươi sống. Bóng tối và thức ăn làm dịu căng thẳng và lo lắng ở đấu ngư. Nó sẽ tự thích nghi dần với môi trường trong những giờ sớm sủa vào buổi sáng. ● Trong ngư phòng, bạn phải có một radio mà bạn bật để giải trí trong khi làm việc. Tiếng nói và âm nhạc từ radio hữu ích trong việc khiến đấu ngư quen với tiếng người, nó sẽ không bị căng thẳng khi được bạn đưa đến môi trường đông đúc và ồn ào của một độ cá. ● Khi vào ngư phòng, bạn cần di chuyển theo cách nhẹ nhàng. Bạn không được ào vào ngư phòng một cách bất ngờ bởi đấu ngư có thể hoảng sợ và chúi nhủi xuống đáy. Chuẩn Bị Đấu Ngư, “Mak Pla” Có ba tác vụ được áp dụng để biến đấu ngư thành Chiến Binh đích thực, tất cả được thực hiện trong cùng một giai đoạn: ● Chuẩn bị đấu ngư (priming) ● Đưa đấu ngư vào chế độ luyện tập ● Bồi đắp sự săn chắc cho đấu ngư Người chơi cần hoàn tất cả ba tác vụ này trước khi thực hiện bước kế tiếp trong việc huấn luyện đấu ngư. Chuẩn bị đấu ngư: Nhằm biến đổi đấu ngư cho cuộc đấu ngoài trường, chúng ta cần một giai đoạn chuẩn bị ngắn. Bước chuẩn bị này là một trong những bước quan trọng nhất nhằm nuôi dưỡng đấu ngư thành chiến binh tốt nhất và được gọi là chuẩn bị đấu ngư, trong tiếng Thái chúng tôi gọi nó là “Mak Pla”. Vậy chuẩn bị đấu ngư là gì? Ý tưởng cơ bản của việc chuẩn bị đấu ngư là cách ly đấu ngư khỏi bầy của nó. Đấu ngư sẽ phát triển từ cá chọi bình thường thành một chiến binh đích thực. Ngoài tự nhiên, khi cá đực trưởng thành nó sẽ tự tách khỏi bầy và tìm lãnh địa riêng của mình để làm tổ và đợi mái vào để giao phối. Trong giai đoạn này, cá đực sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình bằng cách đánh đuổi bất kỳ sinh vật nào khác mà nó có khả năng. Vì vậy, việc tự cách ly để giao phối có liên quan trực tiếp đến sự hung dữ của đấu ngư. Chúng ta vay mượn ý tưởng này và áp dụng nó vào cá thuần dưỡng. Đây là điều mà chúng ta nhắm đến thông qua việc chuẩn bị đấu ngư hay Mak Pla. Có thể thấy rằng nếu chúng ta cách ly đấu ngư vào môi trường và điều kiện nước phù hợp, đấu ngư sẽ xây tổ bọt trong hũ cá chỉ qua một đêm. Tổ bọt là biểu tượng của việc sẵn sàng giao phối, sự hung dữ và bảo vệ. Đưa đấu ngư vào chế độ luyện tập: Khác biệt giữa cá chọi thuần dưỡng và cá chọi ngoài địa bàn hoang dã đó là cá chọi thuần dưỡng được cho ăn thường xuyên bằng khẩu phần thực phẩm tươi sống giàu đạm trong một không gian có kiểm soát. Cá chọi bình thường có cấu trúc cơ thể lớn, mập. Giai đoạn chuẩn bị là lúc đưa đấu ngư vào chế độ ăn kiêng. Dẫu vậy, nếu đấu ngư quá gầy, cũng tốt để giúp nó tăng cân. Chúng ta có thể phân loại đấu ngư thành 3 dạng (shape) chung bằng việc nhìn cá từ bên trên. Bình thường (normal): Chúng ta có thể thấy đầu, phần bụng và hông [gốc đuôi] cá cân đối từ lớn đến nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta cần vận dụng cảm quan chung trong việc xác định dạng tối ưu của cá. Bình thường là dạng được mong đợi và dễ kiểm soát nhất. Chúng ta cho ăn lăng quăng (khoảng 8 - 10 con) hay các loại thực phẩm tươi sống khác như trùng đỏ, artemia, chỉ một lần mỗi ngày. Giai đoạn chuẩn bị nên khoảng 7 - 10 ngày. Vì vậy, trong giai đoạn huấn luyện, chúng ta phải ép đấu ngư ăn kiêng cho đến khi nó gần như gầy. Điều này sẽ khiến đấu ngư nhanh nhẹn hơn, trở nên linh hoạt hơn và không cảm thấy trì trệ quá nhiều. Gầy (slim): Chúng ta có thể thấy đầu và bụng cá không cân đối và phần hông cá cũng dường như không có thịt. Để khiến đấu ngư gầy ồm lấy vóc dáng đẹp chúng ta chỉ cần cho nó ăn nhiều lăng quăng hơn và cho dư một ít lăng quăng trong hũ. Giai đoạn chuẩn bị nên khoảng 5 - 7 ngày. Trong giai đoạn huấn luyện chúng ta cần cho đấu ngư ăn tùy theo hình dạng của nó. Mập (fat): Chúng ta có thể thấy đầu, phần bụng và hông cá không tạo thành hình dạng cân đối. Cá dường như có rất nhiều thịt. Cá mập cần giai đoạn chuẩn bị hơi dài hơn, khoảng 10 - 21 ngày cùng với khẩu phần có kiểm soát. Chúng ta chỉ cho cá ăn khoảng 8 con lăng quăng mỗi cách ngày. Tuy nhiên, trong giai đoạn huấn luyện chúng ta phải cho nó ăn mỗi ngày. Nếu đấu ngư vẫn mập chúng ta phải cho nó ăn lượng lăng quăng ít hơn và nếu nó trông gầy ốm chúng ta có thể cho ăn nó ăn nhiều hơn tương ứng. Hầu hết đấu ngư đều có dạng cơ thể bình thường hay hơi gầy. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng điều này không áp dụng cho mọi bầy. Một số bầy đá rất tốt nếu hơi đẫy đà, và một số bầy chuộng dạng gầy. Nguồn thông tin tốt nhất là nhà lai tạo người có thể cung cấp cho bạn. Bồi đắp sự săn chắc cho đấu ngư: Sự săn chắc của vảy chủ yếu xuất phát từ độ tuổi, quy trình nuôi dưỡng đấu ngư và dòng cá. Vì vậy, chúng ta không thể biến đổi thần kỳ đấu ngư vảy thường thành đấu ngư vảy cứng theo bất kỳ cách nào một khi vớt nó ra khỏi hồ. Nhưng trong giai đoạn chuẩn bị, chúng ta có thể biệt dưỡng đấu ngư của mình bằng việc sử dụng loại lá khô nhất định, vốn tạo ra màu tương tự trà Tàu và giúp làm thịt và vảy của đấu ngư săn chắc hơn. Lá bàng khô được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng loại lá khác với kết quả tương tự hay thậm chí tốt hơn. Tinh chất (essence) của loại lá nhất định có mùi đặc biệt vốn có thể khiến địch thủ hoảng sợ. Một số loại lá có thể ngăn ngừa lây lan vi khuẩn và chữa trị vết thương. Sau đây là những loại lá mà chúng ta sử dụng để chuẩn bị đấu ngư: ● Lá chuối khô. Nhựa từ cuống có khả năng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Escherichia coli, vốn gây ra tiêu chảy và kiết lỵ. Nó cũng chứa tannin vốn có thể chữa bệnh kiết lỵ. ● Lá bàng khô (Terminalia catappa). Cây bàng được dùng để chế thuốc cổ truyền Thái nhằm chữa bệnh tiêu chảy. Lá cũng có thể chữa ban (rash) và da mẩn đỏ (skin irritations) và kích thích đổ mồ hôi, vốn thải độc khỏi cơ thể. Trái cũng được sử dụng làm thuốc nhuận tràng (laxative). ● Nuốt lá cò ke (Casearia grewiifolia) [cây rừng ở An Giang, Lâm Đồng] ● Vỏ dừa, lá dừa khô (Cocos nucifera) ● Muồng hoàng yến (Cassia fistula) [còn gọi là bò cạp nước, hoàng hậu, osaka]. Sử dụng vỏ trái khô hay vỏ khô của nó. ● Giá tỵ (Tectona grandis) [hay tếch]. Sử dụng lá khô của nó như lá bàng. ● Lá chiêu liêu khô (Terminalia chebula) [hay chiêu liêu hồng, kha tử, xàng, tiếu]. ● Keo cao khô (Senegalia catechu) [hay keo cau, cây ngoại nhập trồng tại Sở Thú Sài Gòn]. Keo cao chứa tannin vốn có thể chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. ● Loại lá khô khác***. Thông thường, trong tuần đầu tiên của giai đoạn chuẩn bị, chúng ta để lá tạo ra màu sẫm như trà Tàu. Vào tuần thứ hai, chúng ta giảm màu bằng cách loại bỏ một nửa nước cũ cùng với bất kỳ cặn bã nào và bổ sung nước mới. Trị số pH của nước lá hơi acid, hay khoảng 6.5. Giá trị pH này hạn chế sự lây lan của vi khuẩn trong nước và hỗ trợ đấu ngư trong việc sinh nhớt. Tinh chất của lá và độ chát (astringent) của nó sẽ bảo bọc cá và làm săn chắc cơ bắp của đấu ngư. Vào ngày thứ tám, chúng ta dời đấu ngư sang hũ khác với nước mới. Chúng ta có thể thấy rằng cá trông gầy và nhỏ hơn so với ngày đầu tiên. Cá sẽ trở nên linh động hơn, bơi nhanh và trở nên quen thuộc với con người. Cũng vậy, cá sẽ hành xử rất hung dữ và lên màu rất sậm trong một thời gian ngắn. Thiết Lập Trại Huấn Luyện Và Phòng Bệnh Cá chọi là một trong số những thực thể nhạy cảm nhất trong ngành sinh vật máu lạnh. Khi nhiệt độ hay môi trường thay đổi, cấu tạo sinh học của cá cũng thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc và phẩm chất chiến đấu của nó. Môi trường phù hợp và sự thiết lập cơ sở huấn luyện phải được cân nhắc một cách nghiêm túc. Hậu quả của việc thiết lập trại huấn luyện sai là căng thẳng và suy yếu ở cá, điều có thể dễ dàng đưa vào bất kỳ loại bệnh nào vốn thâm nhập và lây sang cá khác trong phòng. Chẳng hạn, nếu ngư phòng quá nóng hay quá lạnh, nhiệt độ trong phòng có thể thường xuyên biến thiên trong ngày. Việc này sẽ khiến cá căng thẳng. Từ kinh nghiệm đá cá của mình, tôi thấy nhiều trận bị thua chỉ vì tôi đã không quản lý trại huấn luyện theo cách thức phù hợp. Nếu trại huấn luyện được thiết kế và xây dựng phù hợp, nó có thể thúc đẩy đấu ngư mạnh khỏe hơn và cải thiện năng lực chiến đấu của cá. Ý tưởng thiết kế chung của một trại huấn luyện là; địa điểm phải là môi trường thông thoáng và có ánh sáng tự nhiên chiếu vào ngư phòng buổi sáng và buổi tối. Nó phải có gió nhẹ hay luồng khí và cảm giác dễ chịu. Nhiệt độ trong ngư phòng không được thay đổi đột ngột, bởi điều này sẽ khiến cá căng thẳng và bất hạnh. Thiết lập ngư phòng kém gồm: không có tuần hoàn khí trong phòng hay phòng kín. Nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh; nghĩa là biến thiên nhiều hơn +/- 3 độ C. Dụng cụ cần thiết phải được cung cấp và đặt ở chỗ phù hợp. Thiết lập trại huấn luyện: Thiết lập trại huấn luyện phù hợp là quản lý môi trường ngư phòng và là một trong những yếu tố chính trong việc chiến thắng cuộc chơi. Sau đây là những thành phần cần thiết của ngư phòng: ● Địa điểm ● Dụng cụ ● Thuốc men Địa điểm: Ngư phòng phải được bố trí ở nơi thật thoáng khí và ánh sáng tự nhiên chiếu vào buổi sáng và mát dần vào buổi tối. Để ngăn tiếng ồn và ánh sáng vào ban đêm, ngư phòng phải tách biệt với phòng sinh hoạt. Phòng cũng được khóa để tránh chó, mèo, chuột hay rắn đột nhập vào. Không được để nó bị khuấy động bởi tiếng ồn, rung động hay lóe sáng. Tuy nhiên, ngư phòng cũng không nên quá xa nhà, đại loại nó nên được bố trí ở nơi bạn có thể đến vào bất kỳ lúc nào bạn muốn thấy đấu ngư của mình. Tôi sẽ thăm ngư phòng của mình mỗi 2 giờ vào ban ngày khi tôi không phải đi đâu bên ngoài. Không gian và thiết kế của ngư phòng: Thật khó nói đâu là không gian phù hợp cho ngư phòng. Không gian sẽ thay đổi tùy số lượng đấu ngư mà bạn có và không gian sẵn có của bạn. Ý tưởng chung về thiết kế ngư phòng là; phòng phải thông thoáng và cho phép không khí và ánh sáng ban ngày ra vào theo cách thức tự nhiên. Phòng nên được chia làm 2 phần chính, một là cho ngư sở (fish facilities) và cái kia là không gian đủ rộng để làm việc ở phòng trong một thời gian dài (một số nhà lai tạo thậm chí thích ngủ trong ngư phòng). Liên quan đến ngư sở, có ba không gian bạn cần cung cấp – 1) một dãy cá đang huấn luyện để đá trường. 2) không gian cho hồ huấn luyện. 3) không gian để nuôi đấu ngư đang xem xét cho huấn luyện tương lai (thường những đấu ngư đang được ngâm trong lá bàng khô). Để thuận tiện khi làm việc, chúng ta nên xếp hồ và hũ cá trên một khung kệ bởi việc này sẽ tiết kiệm không gian và dễ hơn khi làm việc. Sàn: Loại sàn và môi trường xung quanh sàn ngư phòng đóng vai trò rất quan trọng trong việc lưu giữ và duy trì nhiệt độ phòng. Sàn ngư phòng lý tưởng được làm bằng gỗ dựng trên nước hay đất. Nước hay đất sẽ hấp thu và giữ nhiệt và độ mát một cách ổn định. Ngư phòng không được chịu tác động trực tiếp từ bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào về nhiệt độ. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng nhiệt độ tốt nhất cho ngư phòng vào khoảng 28 - 30 độ C với độ ẩm nhất định. Sàn bê tông đòi hỏi nhiều đáp ứng và ngày nay nên tránh. Bởi vì xi măng hấp thụ nhiệt và chậm rãi tỏa ra toàn bộ phòng trong cả ngày, ngư phòng sẽ trở nên cực nóng. Nếu ngư phòng của bạn kín và không có hệ thống thông khí tốt, điều này trở thành tình huống môi trường kém cho đấu ngư của bạn. Tên tất cả, nhiệt độ phòng phải khoảng 28 - 30 độ C vào ban ngày. Thay đổi nhỏ về nhiệt độ sẽ không gây cho cá quá nhiều căng thẳng. Nơi tốt nhất để thiết lập ngư phòng là bên dưới một cây lớn vốn cung cấp mái che tự nhiên và được bao quanh bởi dây leo. Nền ngư phòng lý tưởng là nền đất khô. Điều này sẽ khiến nhiệt độ trong ngư phòng ổn định hơn và trên thực tế luôn cảm giác thoải mái. Mái và tấm che: Mái và tấm che phải được làm từ vật liệu vốn có thể ngăn cản hoặc không giữ nhiệt và mát lâu và cũng có khả năng tỏa nhiệt nhanh chóng. Vì vậy, mái che không được được lợp quá thấp trong ngư phòng, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến thay đổi nhiệt độ nhanh hơn mái được lợp ở vị trí cao hơn. Vị trí thích hợp của mái ngư phòng cũng thay đổi từ nơi này sang nơi khác. Tiêu chí được áp dụng để xác định kiến trúc ngư phòng ở vị trí đúng đó là, nếu vào lúc 2 PM bạn vào ngư phòng và cảm thấy thoải mái thì điều này sẽ ổn. Nhưng nếu bạn vào ngư phòng và cảm thấy nóng nực và khó chịu, điều này có nghĩa cá của bạn cũng khó chịu và căng thẳng hơn bạn nhiều lần. Vật liệu được sử dụng ở cấu trúc mái và tấm che là bất kỳ loại lá họ cọ (palm) hay cỏ hoang nào thường thấy ở nhà cửa nhiệt đới. Ngói hay tấm lợp xi măng là khả dĩ nhưng nên lợp cao hơn một chút, đại loại trên sàn 3 mét và tốt nhất nếu bạn có dây leo trên mái. Đây là một ví dụ về quản lý ngư phòng kém. Mái được làm bằng ngói xi măng nhưng trần thấp khoảng 2.5 mét tính từ sàn xi-măng. Không có cây lớn vốn có thể chống nóng từ ánh nắng trực tiếp, mà nó sẽ truyền nhiệt vào ngư phòng cả ngày. Lưới nhựa được treo để ngăn nắng gắt vốn có thể chiếu vào ngư phòng lúc gần trưa, nhưng nó lại ngăn cản tuần hoàn khí và khiến ngư phòng tối tăm.Bên trong, ngư phòng này chật chội và có rất ít không gian để làm việc. Bạn có thể dễ dàng đoán rằng chủ nhân không ở lâu trong môi trường ngư phòng này. Lưu ý rằng đèn được bật thậm chí vào ban ngày điều làm tăng chi phí không cần thiết.Bạn cũng có thể thấy rằng có khăn ẩm đậy bên trên hồ cá, sàn xi-măng ướt và khăn ẩm bên dưới các hồ. Tất cả những thứ này chỉ để cố hạ nhiệt trong ngư phòng. Vì vậy, việc trả chi phí không cần thiết, dẫn đến việc quản lý ngư phòng kém.Trên trần, mái được lợp bằng ngói xi măng. Nó hấp thu và giữ nhiệt từ mặt trời rất lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ ngư phòng và khiến nó nóng hơn trong một thời gian dài. Chủ nhân giải quyết vấn đề bằng cách lợp lá [dừa] để chống nóng trên mái.Đây là hình ảnh về một ngư phòng lý tưởng. Sàn được lát bằng gạch màu. Mái làm bằng lá [dừa] được che bởi bóng cây. Bên dưới tán cây là một hồ lớn mang lại không khí mát mẻ.Hãy quan sát cặn kẽ bên trong ngư phòng này. Sàn là khuôn viên giải trí cho nhóm nhỏ những người tụ tập ăn uống và đánh bài. Trong môi trường này, chiến binh sẽ gần gũi với sinh hoạt của con người.Một hàng chiến binh được xếp trong một góc thích hợp với các tấm nhựa để che ánh nắng trực tiếp nhưng cũng để ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Ngư phòng là không gian mở nên chẳng có vấn đề gì về mặt tuần hoàn khí.Dụng cụ: Ở các ngư phòng khác, bạn có thể chỉ cần một hay hai vợt để bắt cá. Nhưng ở phòng cá chọi, bạn có thể cần nhiều loại dụng cụ để vớt đấu ngư của mình và nhiều loại hũ khác nhau để nuôi cá. Sau đây là những loại dụng cụ quan trọng dùng trong phòng cá chọi. ● Vợt gáo (scoop). Để dời đấu ngư từ hũ này sang hũ khác. Mép vợt gáo (dipper) phải tròn và không góc cạnh, vốn có thể làm xước cá khi vận chuyển vào ra. ● Vợt nhỏ. Để bắt mái khỏi hũ cá chọi. Chất liệu phải là sợi mềm để không làm hại cá. ● Hũ nhựa. Để thay nước. Phải có kích thước vốn có thể lưu giữ một thể tích nước định-trước để bạn luôn châm cùng một lượng nước. Điều này khiến mọi thứ dễ dàng hơn khi làm việc. ● Mồi tươi sống. Được sử dụng để nuôi đấu ngư với liều lượng phù hợp. ● Bút xóa. Để viết hay đánh dấu chi tiết liên quan đến đấu ngư. ● Kiếng lúp. Để kiểm tra bất kỳ lỗi tật hay nhược điểm nào ở đấu ngư. ● Ống nhựa. Để thay nước và loại bỏ bất kỳ chất dơ nào khỏi hũ cá. ● Bơm sục khí. Để giữ đồ ăn tươi sống như là trùng đỏ (blood worms). ● Hồ huấn luyện. Kích thước hồ huấn luyện nên khoảng 50 lít. Nhiều tay huấn luyện chuyên nghiệp sử dụng hũ hồ kiếng oval cho việc huấn luyện đấu ngư. Họ khuyên rằng nó không có góc khiến đấu ngư tổn thương và mái có thể bơi vòng nhanh chóng. ● Tấm chặn bìa. Màu của tấm chặn bìa (card board divider) nên xám, không bóng bẩy hay phản chiếu bởi cá có thể nhầm lẫn và nghĩ rằng nó đang đối diện với đấu ngư khác và đá kiếng, hậu quả làm tổn thương miệng mình. Thuốc men: Cá chọi là một trong những loài cá cảnh mạnh mẽ nhất. Những thuốc men đơn giản thực sự là tất cả những gì cần đến trong ngư phòng. Tuy nhiên, luôn nhớ rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh là trọng tâm của việc nuôi và huấn luyện đấu ngư. Khác với Betta splendens cảnh, một khi đấu ngư bị mắc bệnh thậm chí một bệnh rất đơn giản chẳng hạn như đốm trắng (white spot) hay Ichthyopthirius multiflis, tay huấn luyện sẽ hạ cấp đấu ngư đó thành hàng chợ (pet shop quality). Bạn nên biết rằng tay huấn luyện đã ngừa sẵn cho đấu ngư khỏi mắc phải bất kỳ bệnh nào bởi ông ngâm đấu ngư trong nước lá bàng khô (hay loại lá khác) trong giai đoạn cách ly, tinh chất (essence) của nó có đặc tính kháng-khuẩn. Hầu hết các tay chơi cốt cán luôn lưu ý rằng họ điều trị đấu ngư bằng cách thức tự nhiên nhất và tránh sử dụng các dung dịch hóa học. Vì vậy, hầu hết thuốc men sử dụng trong trại huấn luyện cá chọi đều đơn giản và với mục đích phòng bệnh, chúng gồm: ● Dung dịch Acriflavine 0.1%. Dùng cho cá chọi sau trận đấu. Chỉ 2 giọt mỗi 50 cc theo hướng dẫn sử dụng. Nó cũng hữu ích trong việc phòng bệnh, nhất là cá mái vốn được dùng vào mục đích huấn luyện và có thể bị thương trong công đoạn này. ● Methylene blue. Được sử dụng để ngăn ngừa cả nấm lẫn vi khuẩn trong hồ huấn luyện. ● Multivitamin dạng dung dịch. Dùng một giọt mỗi lít nước hay làm theo hướng dẫn. Multivitamin rất hữu dụng trong công đoạn huấn luyện, đấu ngư tiêu thụ rất nhiều vitamin và khoáng chất khác để làm mạnh cơ bắp và duy trì thể trạng của mình. ● Muối. Hiệu quả của việc sử dụng muỗi vẫn chưa biết. Nhìn chung, chúng ta dùng muối để làm mềm nước và cung cấp khoáng chất cho nước. ● Lá bàng khô (Terminalia catappa) hay loại lá khác. Lá bàng khô đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi cá chọi. Nó được sử dụng để ngăn ngừa vi khuẩn, phục hồi cá và làm thuốc cho các vết thương mới hay bị lây nhiễm. Nó có thể trị bệnh sưng mắt (pop-eye) và rất hiệu quả, nhưng phải dùng nhiều lá bàng để nước trở thành màu nâu sậm. Chỉ 3 - 5 ngày và mắt cá sẽ trở lại bình thường. Trong lãnh vực lai tạo, nó được sử dụng để dưỡng nước đến giá trị 6 pH hay acid hơn. Điều từng được chứng tỏ là tối đa hóa số lượng cá đực trong bầy. ● Lá chuối khô. Công dụng lá chuối khô tương tự lá bàng khô nhưng hiệu quả không bằng, dẫu nó rất tốt khi chữa bệnh sưng mắt. Mục đích chính của việc sử dụng lá chuối khô là để làm mềm nước sao cho đấu ngư thoải mái hơn. Tay huấn luyện tước lá thành những mảnh dài để đấu ngư có thể ẩn náu dễ dàng hơn trong hũ cá. ● Đất sét bờ sông. Sử dụng đất sét sông phơi-khô để làm mềm nước và cũng phục hồi cá vốn sống trong hũ kiếng quá lâu. Tốt nhất khi nuôi cá vào mùa đông, đất sét bao bọc cá như tấm chăn trong thời tiết giá lạnh. Nhà lai tạo cũng đặt đất sét sông vào hồ ép để sản xuất thức ăn tươi sống tí hon tự nhiên trong vài tuần đầu tiên của đời sống cá bột. ● Những loại lá khác. Bệnh tật và cá chọi: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chính ở cá chọi. Căng thẳng bắt nguồn từ sự thay đổi thất thường về thời tiết và quản lý ngư phòng kém. Luôn nhớ rằng bạn không bao giờ huấn luyện và đá một con cá bệnh cho dù cá đó đã khỏi bệnh hẳn. Khi huấn luyện, bệnh có thể lây qua cá khác vốn chia sẻ cùng hồ huấn luyện. Sau đây là những nguyên nhân gây bệnh chính ở đấu ngư: ● Thời tiết thay đổi thất thường – Bệnh liên quan đến thời tiết thất thường là Ichthyopthirius multiflis hay đốm trắng. ● Huấn luyện quá nặng – Bệnh có thể xuất hiện sau khi huấn luyện đấu ngư của bạn quá nặng. Bệnh gây ra bởi nấm Saprolegnia sp. phát sinh trong giai đoạn huấn luyện khi đấu ngư bị thương và nấm thâm nhập vào vùng bị thương chẳng hạn như miệng và mắt. ● Thay đổi môi trường quá nhiều – Thay đổi môi trường nghĩa là chúng ta dời đấu ngư từ nơi này sang nơi khác thậm chí trong cùng ngư phòng. Đấu ngư có thể bị căng thẳng khi được đưa vào môi trường mới chẳng hạn như nước mới, kích thước hũ cá mới v.v. Một khi đấu ngư cảm thấy căng thẳng, hệ miễn nhiễm của nó bị suy và bệnh tật có thể nhiễm vào dễ dàng. ● Mái được dùng để huấn luyện – Việc sử dụng mái trong huấn luyện là một trong những nguyên nhân chính khiến cá chọi nhiễm bệnh. Khi đấu ngư đuổi và đá mái, nàng bị thương và trở nên mẫn cảm với bệnh tật. Khi chúng ta dời mái về hồ cộng đồng của mình, nó có thể truyền hay nhiễm bệnh từ bất kỳ mái nào khác vốn sau đó có thể lan ra toàn bộ ngư phòng. ● Mọi vật thể trong hũ cá – Mọi vật thể trong hũ cá như lá bàng khô hay thủy thực vật đều có thể truyền bệnh. Chúng phải được rửa sạch bằng nước đang chảy từ vòi. Lá bàng khô phải được làm ráo (moisture-free) bằng cách phơi dưới nắng gắt cho đến khi hoàn toàn khô và ròn. Thủy thực vật phải luôn ở cùng một con cá và bị loại bỏ sau khoảng 1 hay 2 tuần hoặc khi bạn phát hiện có nhiều lá mục. Lá mục khiến nước dơ mà đến lượt nó dung dưỡng đủ loại bệnh tật. Vợt lưới và vợt gáo cũng có thể là nguồn lây bệnh. Chúng phải được phơi dưới nắng gắt cho khô ráo ít nhất một lần mỗi tuần. Bệnh tật là một trong những nguyên nhân thua trận chính, thảm họa trong ngư phòng và ngoài trại cá chọi. Một khi đấu ngư bị bệnh, nó trở nên yếu ớt và sẽ không bao giờ còn là chính mình. Luôn nhớ rằng bạn không bao giờ được đưa cá bệnh của mình (hay đấu ngư bị bệnh trước đó) ra trường. Hũ cá chọi: Cá chọi là sinh vật khẳng định lãnh thổ và hũ nuôi là lãnh thổ của nó với tổ bọt như là căn cứ trung tâm của vùng xung quanh. Tổ bọt là dấu hiệu nhằm phô bày cho cá khác sự hung dữ của đấu ngư. Một đấu ngư khỏe mạnh sẽ xây tổ bọt (sau khi phát hiện địa điểm phù hợp để xây tổ của mình) trong một đến hai ngày khi được thả vào môi trường mới. Vì vậy, việc quản lý đúng đắn hũ cá chọi đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy năng lực chiến đấu của đấu ngư. Tay huấn luyện phải thận trọng cung cấp môi trường sống phù hợp cho đấu ngư của mình để nó được thoải mái, hạnh phúc và tự tin mà không bị căng thẳng và sợ hãi bất ngờ. Đặt hũ cá chọi: Bên cạnh việc quản lý đúng đắn phòng cá chọi như thảo luận ở trên, việc bố trí chính xác hũ cá chọi (fighting fish bowl) là quan trọng tương đương. Hũ cá phải nằm trên kệ ở ngang tầm mắt, tùy thuộc vào cách thức mà bạn thích xem đấu ngư của mình – dù ngồi hay đứng. Tôi khuyên đặt hũ ở tầm ngồi, cách này bạn có thể theo dõi đấu ngư của mình trong thời gian lâu hơn. Khi bạn quan sát đấu ngư của mình theo cách thức tiện nghi và thoải mái bạn có thể phát hiện một số ưu và nhược điểm nhỏ ở cá mình. Kiến thức này là thông tin hữu ích khi tính đến bài huấn luyện. Chính tôi thường sử dụng dịp này nhằm quyết định đấu ngư nào để đá trước hay hoãn thi đấu cho dù theo lịch trình, cả hai về mặt kỹ thuật đều sẵn sàng để xuất trường. Một số tay huấn luyện sử dụng bàn bằng cách nâng chúng cao lên một foot và sử dụng bìa cứng để ngăn bàn làm hai phần. Bằng cách này, anh ta có thể quan sát đấu ngư của mình ở cả hai bên bàn bởi vì hũ cá được đặt ngang tầm mắt anh ta. Anh ta cũng thích ngồi bên bàn làm việc bởi nó giúp anh tập trung vào đấu ngư của mình. Mọi tay chuyên nghiệp đều làm việc theo cách này khi phân tích đấu ngư của mình. Số lượng hũ nên là số chẵn; 2, 4, 6 v.v. Vì vậy, mỗi đấu ngư sẽ sừng với một con khác khi chúng ta gỡ tấm ngăn ra. Tay huấn luyện cũng phải đậy hũ bằng chăn hay vải cotton. Việc này ngăn hũ không hấp nhiệt quá nhiều và giữ nhiệt độ hũ ổn định. Chăn cũng phải đủ rộng để bạn có thể che phủ mặt trước của hũ vào ban đêm (giả sử mặt đối diện được đặt dựa vào tường hay bảng cứng). Phương pháp này sẽ ngăn được lóe sáng hay bất kỳ kẻ thâm nhập nào quấy phá đấu ngư vào ban đêm và đảm bảo rằng nó được nghỉ ngơi đầy đủ trong môi trường an toàn và nhiệt độ dễ chịu. Hũ cá chọi phải được vệ sinh định kỳ để phòng mọi loại bệnh khả dĩ và mặt bên được giữ sạch để dễ dàng kiểm tra tình trạng đấu ngư và sự hoàn hảo của nó. Thay đổi về thời tiết và nhiệt độ dường như là một trong những nguyên nhân chính của việc xuống cấp hay bệnh tật ở đấu ngư. Thay đổi nhiệt độ ở hũ cá bắt nguồn từ hai yếu tố – một là quản lý ngư phòng kém (như thảo luận ở trên) và hai – thời tiết thay đổi vốn ảnh hưởng đến nhiệt độ trong hũ cá. Bất kể điều gì gây ra sự thay đổi về điều kiện, tay huấn luyện phải có khả năng kiểm soát nhiệt độ và cung cấp ngôi nhà chất lượng cho đấu ngư của mình. Hũ cá: Có hai kích thước hũ cá (fish bowl) mà tay huấn luyện phải cung cấp cho đấu ngư trong giai đoạn huấn luyện. Kích thước hũ thứ nhất có đường kính khoảng 10 inch và chiều cao 12 inch, dạng tròn và chứa khoảng 10 - 15 lít nước. Hũ này được sử dụng trong tuần huấn luyện đầu tiên. Cái thứ hai là loại lọ (bottle) thực sự được dùng để đá cá. Ở Thái Lan, loại lọ thủy tinh cao truyền thống là tiêu chuẩn cho lọ đá cá, và chứa 2 lít nước. Loại và kích thước hũ cá chọi liên quan trực tiếp đến hoạt động huấn luyện. Chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết ở chương “giai đoạn huấn luyện”. Lọ cỡ nhỏ phù hợp vào mùa đông hay khi nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C. Cá chọi không chuộng nhiệt độ dưới 28 độ C bởi nó quá lạnh với hắn. Vì vậy nhiệt độ trong lọ nhỏ dễ kiểm soát và duy trì hơn. Nhiệt độ lạnh lẽo ảnh hưởng đến đấu ngư bởi nó hạ thấp hoạt động của hắn và khiến cá ăn ít hơn trước. Lọ nhỏ cũng thúc đẩy bản năng hung dữ của đấu ngư bởi đấu ngư luôn đối đầu lẫn nhau. Hũ lớn thích hợp với mùa nóng hay khi nhiệt độ phòng trên 28 độ C. Ở nhiệt độ cao, vi khuẩn hoạt động nhanh hơn và đấu ngư dễ bị căng thẳng hơn. Cũng vậy, cá sụt giảm trọng lượng nhanh hơn vì vậy chúng ta nên cho nó ăn thoải mái theo mức nó có thể. Hũ cỡ lớn cũng làm giảm mức độ căng thẳng của đấu ngư. Bên trong hũ cá: Ở địa bàn tự nhiên của mình, cá chọi sống giữa đám thực vật rậm rạp và lá mục. Nó sử dụng cây cỏ hay vật nổi để gom tổ bọt của mình và lá cây khô mục để ẩn náu và bảo vệ bản thân. Thực vật trong hũ cá chọi đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng cho đấu ngư. Nó cũng được dùng như là giường nghỉ bởi đấu ngư vào ban đêm. Thực vật cũng hấp thu và lưu giữ bụi và chất bẩn ở một vùng. Vì vậy chúng giúp giữ nước sạch và khiến việc loại bỏ chất dơ khỏi hũ dễ dàng hơn. Đá và các vật thể cứng khác không được hiện diện trong hũ cá bởi đấu ngư có thể vô tình bị thương. Để biết tình trạng đấu ngư của bạn, tay huấn luyện phải quan sát hành vi của nó trong hũ cá. Quan trọng hơn cả, tay huấn luyện phải cung cấp môi trường trong hũ vốn giả lập càng gần càng tốt với địa bàn cá chọi tự nhiên. Những thành phần của hũ cá chọi mà tay huấn luyện cần cung cấp gồm: ● Thực vật cảnh (aquarium plant) hay hoang dã đích thực. Bất kể kích thước hũ cá nhỏ hay lớn, tay huấn luyện phải cung cấp một miếng nhỏ thực vật cảnh để đấu ngư nghỉ ngơi và ẩn náu. Tay huấn luyện không được sử dụng cây nhựa trong lọ cá, bởi cành và lá của cây nhựa không bao giờ có khả năng thay thế ích lợi của cây cỏ thực sự. Trên thực tế, đấu ngư có thể vô tình bị thương trong khi huấn luyện. Cạnh sắc của lá nhựa có thể làm tổn thương mắt và vảy của đấu ngư. Có hai loại thực vật cảnh, một loại mềm và một loại cứng. Các loại mềm như Cabomba aquatica [la hán] hay Hygrophila difformis [thủy cúc] là đối tác tuyệt vời cho hũ lớn. Loại mềm có cành dài, như bàn chải, vốn tỏa khắp hũ cá. Nó thích hợp nhất với cá mái để ẩn náu trong giai đoạn huấn luyện. Nhược điểm của việc sử dụng thực vật cảnh mềm đó là lá dễ bị mục và gãy khỏi cành. Thời gian sử dụng được đề nghị là khoảng 2 - 3 tuần. Thực vật cảnh loại cứng, chẳng hạn như Dracaena sanderiana [phát tài] hay Echinodorus sp. “ROSE” [lá trầu] thích hợp cho cả hũ lớn lẫn lọ nhỏ. Nhiều tay huấn luyện sử dụng cả hai loại thực vật cứng và mềm trong một hũ lớn. Thuận lợi của việc sử dụng loại cứng đó là thời gian sử dụng dài hơn loại mềm, nó có ít cành hơn để cá ẩn náu. Đặc điểm riêng của các loại thực vật cảnh cũng phải được tính đến. Cá chọi phải có khả năng lấy không khí từ mặt nước. Bạn không được thả lục bình (Eichornia speciosa)**** mà rễ của nó có thể lan ra chiếm toàn bộ mặt nước, khiến đấu ngư gặp khó khăn khi cố đớp khí (trường hợp này không là vấn đề ở hồ cộng đồng). Nhìn tổng thể thực vật cảnh – thân và lá của nó phải nằm ở tầng nước giữa. Để một phần (khoảng 10%) hiện diện ở mặt nước. Thực vật cảnh phải được thay thường xuyên vì lý do kiểm soát bệnh hay đơn giản là hết hiệu lực. Dù bạn dùng gì – thực vật loại cứng hay mềm, nó phải dễ kiếm và sẵn có ở địa phương. Thứ tốt nhất luôn miễn phí. Bạn thậm chí có thể trồng chúng trong hồ lớn hay ở chậu nhỏ. Tôi đơn giản sử dụng loại cỏ địa phương, vốn luôn có sẵn trên mặt đất và tôi luôn thay toàn bộ cỏ mới sau khi đá cá. ● Lá bàng và/hay lá chuối khô. Lá bàng và/hay lá chuối khô đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật và cung cấp nơi ẩn náu trong hũ cá chọi. Cho khoảng ¼ inch vuông lá bàng khô trong mỗi lít nước. Việc này tạo ra màu hanh vàng. Đấu ngư thích sống trong điều kiện nước này. Một số tay huấn luyện sử dụng lá chuối khô bằng cách tước dọc theo thớ thành những mảnh nhỏ. Lá chuối khô cũng làm mềm nước như lá bàng khô và có thể là sự thay thế trong trường hợp thực vật cảnh khan hiếm. Tay huấn luyện cũng có thể cân nhắc việc sử dụng các loại lá khác được lưu ý ở đoạn trên. Chỉ dẫn chung khi lựa chọn lá là; lá phải ròn và không dễ dàng phân rã trong 3 ngày. Lá chuối cũng được chọn từ loài vốn cho lá săn chắc (solid). Đây là một hũ thủy tinh tròn [đường kính] 10 inch, nhìn từ phía trên. Chúng ta có thể thấy cá bơi vòng quanh độ cong của hũ. Hũ tròn khuyến khích đấu ngư bơi vòng quanh. Loại cỏ địa phương***** và các mẩu lá chuối khô nhỏ sẽ ngăn cản đèn flash và bất kỳ thứ gì có thể làm kinh động đấu ngư từ bên trên.Tổ bọt là dấu hiệu của chiến binh mạnh khỏe và hung dữ. Bọt nhiều lớp phải tốt hơn một lớp. Tay luyện cá phải phá tổ bọt vào buổi sáng và hôm sau quan sát xem chiến binh có xây tổ mới không. Việc này thể hiện sức mạnh và sự hung dữ của nó.Với lá bàng khô, lá chuối khô và thực vật thủy sinh, chiến binh sẽ thể hiện sự thoải mái và tự tin bơi lội vòng quanh. Màu nước giống như trà tàu hanh vàng.Người luyện cá phải ghi tên bầy và ngày luyện tập lên hũ cá. Đấy là thông tin bắt buộc vốn giúp bạn nhớ thay nước, thời gian luyện và không nhầm với bầy khác. Nên biết rằng bầy khác nhau có cùng màu sắc và cấu trúc cơ thể nhưng lối đá có thể khác xa.Thay nước: Nước mới khiến đấu ngư tươi tỉnh và hoạt bát. Nhưng thay nước mà không có định hướng tốt có thể dẫn đến lợi bất cập hại. Thay nước cũng liên quan đến kích thước hũ. Lọ nhỏ cần thay nước thường xuyên hơn hũ lớn. Tay huấn luyện phải chuẩn bị nước và châm hũ cá chọi trước ít nhất 1 ngày với 3 ngày là tốt hơn. Tinh chất của lá bàng hay lá chuối khô cùng với nước mới hòa trộn thành một dung dịch phù hợp. Cho dù bạn sử dụng lọ nhỏ (2 lít) hay hũ lớn (15 lít), trong hai ngày đầu tiên không cần phải thay nước. Vào ngày thứ ba, màu của nước đại loại sẽ như màu trà Tàu đậm đặc. Sử dụng ống nhựa nhỏ để hút sạch cặn bẩn dưới đáy hũ và chất dơ bám trên lá bàng khô và thực vật cảnh, sau cùng hút ra khoảng 30% nước trong hũ. Rồi bổ sung nước mới từ hồ trữ đến mực nước tương tự như trước đấy. Bạn nên thay nước vào buổi tối; đại loại 5 - 6 pm bởi vì nhiệt độ nước không thay đổi nhiều vào ban đêm. Lúc này màu của nước lá bàng sẽ phai thành màu hanh vàng, tương tự ngày thứ hai, vốn là tỷ lệ hỗn hợp nước tốt. Bạn có thể thấy cách bơi lội của cá là rất linh động và hung dữ hơn khi bạn lấy tấm chắn ra để nó tiếp cận hũ đối địch. Trong khi nó đang sừng bạn nên bổ sung vài vài giọt dung dịch multivitamin vào hũ của nó. Một số tay huấn luyện có thể bổ sung một ít lá bàng khô trong trường hợp nước dường như quá trong. Vào ngày thứ tư, bạn nên rút khoảng 10% nước ở lọ nhỏ; bổ sung nước mới về mức cũ. Lúc này, chưa cần làm gì cho hũ lớn nhưng vào ngày thứ sáu, 30% nước trong hũ lớn cần được thay. Tuy nhiên việc thay nước nên được cân nhắc tùy trường hợp. Chất lượng nước trong hũ cá chọi cũng phản ánh chất lượng của những thứ bạn cho vào hũ, chẳng hạn như lá bàng khô, lá chuối khô hay thực vật cảnh. Chúng phải dưỡng cho nước trong. Đặc biệt lá bàng khô có tác dụng thu thập các phần tử nhỏ và gom chúng về đáy lọ. Nếu nước trông như có váng (cloudy) thì có thể cho rằng lá chưa được phơi khô hoàn toàn. Nếu bạn để nó trong vài ngày, bạn có thể thấy một lớp nhớt mỏng trên mặt hũ, điều này chứng tỏ lá khô hay thực vật cảnh mục rữa đang phản ứng với vi khuẩn. Trường hợp này bạn phải thay toàn bộ sang nước mới và chỉ bỏ lá khô ròn. Hay, nếu thủy thực vật bị mục rữa chỉ sau vài ngày, điều này chứng tỏ nước thiếu ô-xy. =================================== Tổng quan về cá chọi Xiêm hay Plakat Thái =================================== Ghi chú *Phỏng theo Binh pháp Tôn Tử (Tôn Vũ): “Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”. Câu này đã đi vào thành ngữ Trung Quốc và Việt Nam, rất phổ biến nhưng nội dung có khác đi: “Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng” tức “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. **Thuật ngữ “fancy” được Dr. Gene Lucas sử dụng từ 2002 với ý nghĩa cá chọi “cảnh” hay Betta “cảnh” để phân biệt với loại dùng để đá. Khoảng 2010, những con Marble Betta với 3 màu hay hơn bắt đầu xuất hiện trên thị trường và cũng được gọi là “Fancy”. Các bạn trẻ ngày nay đều hiểu theo nghĩa sau. Lưu ý để tránh nhầm lẫn. ***Có rất nhiều nguồn cung cấp tannin tự nhiên mà chúng ta có thể tự tìm tòi và áp dụng vào hoàn cảnh của mình bởi không phải chỗ nào cũng sẵn có lá bàng. Lưu ý, lá sa kê không chứa tannin như một số bạn thắc mắc, trông hấp dẫn nhưng không dùng ngâm cá được. Một số loại cây thông dụng với hàm lượng tannin cao gồm trà xanh, ổi, vú sữa (Chrysophyllum cainito), phi lao (Casuarina equisetifolia), me nước (Pithecellobium dulce), điều (Anacardium occidentale), bạch đàn (Eucalyptus sp.), cáng lò (Betula sp.), thông (Pinus sp.). ****Một số trại cá chọi ở Thái Lan và Việt Nam vẫn thả lục bình vào bể nuôi. Bể bên Thái dường như có bùn đất và lục bình được trồng lên đó nên trông rất tươi tốt. Trong khi trại ở An Phú Đông, lục bình được thả nổi và vì không có thủy triều nên nó teo tóp lại thành dạng còi, nhỏ hơn tự nhiên. Có bạn chơi cá cờ ở miền Trung cũng thả lục bình còi vào keo dưỡng. *****Dường như là cỏ bấc (hay cỏ môi) Leersia hexandra, loại cỏ có cạnh sắc, mọc ở hầu hết bờ nước mà người Thái gọi là yasai (lội ruộng bắt cá mà không mặc quần dài nó cứa đứt chân). Nó không phải cây thủy sinh đích thực nhưng chịu nước rất tốt, lâu phân hủy. Một số trại cá chọi ở An Phú Đông đơn giản thả cỏ này vào hồ ươm nuôi. Cỏ được cắt và bỏ cả bè vào hồ từ khâu chuẩn bị ban đầu, một số ở mặt dưới bị mục ruỗng trở thành ổ trùng cỏ cho cá bột mới nở về sau, số khác ở bề mặt có thể vẫn phát triển trên chính cái “bè” nổi này. Theo lời một chủ trại, cá thường khỏe mạnh trong những hồ có bè cỏ, có lẽ nhờ việc lọc nước tốt. Nhưng vẫn có những bè thất bại khi toàn bộ cỏ chết sạch!