Cambodian Victoria Parnell – http://www.bettysplendens.com/cambodian-bettas.html Kiểu hình thân nhạt hay nhóm kiểu hình được biết như là Cambodian được quy cho một gen lặn duy nhất. Điều quan trọng là làm rõ tác động tự nhiên của gen này bởi vì những tài liệu cũ mà tôi tìm thấy nói rằng nó tạo ra một “unvollstaendige Albino” hay “cá thân hồng nhạt”. Một con Cambodian betta chất lượng có thân nhạt, sạch, không nhiễm màu lạ và vây đơn sắc, sáng. Mặc dù việc lai tạo Cambodian khá dễ, nhưng lai tạo cá Cambodian chất lượng cũng khó khăn như lai tạo cá chất lượng ở bất kỳ dòng màu nào khác. Có bốn điều quan trọng phải hội đủ để tạo ra cá Cambodian “lý tưởng”: trên thân không có màu đen ở lớp đen, không có màu đỏ ở lớp đỏ, không có ánh kim ở lớp ánh kim và không có màu vàng ở lớp vàng. Như vậy để tạo ra một con Cambodian sạch sẽ với thân màu thịt (flesh-colored), đơn sắc bạn cần làm việc với không chỉ một gen đơn lẻ để loại bỏ màu đen. Cambodian betta từng mang tiếng xấu là huỷ hoại dòng đỏ lan (extended red) qua việc gây đột biến lớp đỏ và làm cho màu đỏ bớt đậm (less intense). Trên thực tế, gien Cambodian không hề ảnh hưởng đến lớp đỏ, nhưng vì nó loại bỏ màu đen nên làm cho cá đỏ lan trông nhợt nhạt hơn. Cambodian cũng được sử dụng trong các dòng non-red như vàng và cam để tạo ra betta cam và vàng đơn sắc đậm. Vậy, một con Cambodian chính xác là gì xét trên quan điểm di truyền? Cambodian (cc) đực đôi khi cũng đỏ như bất kỳ con betta đỏ bình thường (không lan) nào, với khác biệt duy nhất là thiếu lớp đen ở thân và vây. Cambodian không phải là cá bạch tạng (albino) bởi vì mắt vẫn có màu đầy đủ cùng với melanin [hắc sắc tố]. Cá bạch tạng đích thực có xuất hiện trong thế giới betta nhưng chúng thường bị mù hay gần như vậy, điều khiến cho việc sống sót và sinh sản rất khó khăn; do đó không có dòng bạch tạng nào được thiết lập và quan hệ giữa hiện tượng bạch tạng (albinism) và C locus chưa từng được kiểm tra. Ở một số dòng Cambodian, một lượng đen đáng kể hình thành trên thân của cá trưởng thành dưới dạng những đốm thật đều đặn. Việc khảo sát kỹ càng cho thấy chúng liên quan đến tế bào hắc tố (melanophores) ở vùng giữa (intermediate zone) nhưng không bao giờ nằm sâu hơn hay hiếm khi ở bề mặt (superficial) [biểu bì]. Đốm đen này ở Cambodian rõ ràng được di truyền nhưng tôi chưa từng khảo sát vì thời điểm xuất hiện bất quy luật (irregular), đôi khi chỉ phát triển sau độ tuổi khá cao là 18 tháng. Màu đỏ ở Cambodian phát triển tương đối muộn hơn so với cá nền sẫm và Cambodian cái hiếm khi nào phát triển màu đỏ trên thân mặc dù vây của chúng cũng đỏ như cá đực. Một người đang nỗ lực lai tạo dòng Cambodian chất lượng nên bắt đầu bằng cách chọn cá đực có thân càng nhạt càng tốt. Thỉnh thoảng, một con Cambodian đực thân thật nhạt, sạch mà không nhiễm đen hay đỏ được bày bán, và nó có thể được cản với một Cambodian cái thân thật sạch để tạo ra bầy con màu thịt/đỏ thực sự. Với mục đích này, cá Cambodian giống từ dòng non-red có lẽ phù hợp hơn cá từ dòng đỏ lan, vốn vẫn cho ra rất nhiều cá con đỏ lan hay đỏ thường. Hãy cẩn thận với cá thân thật nhạt mà màu vây cũng vậy; những con này thường mang gien opaque và/hay pastel. Cambodian đích thực phải có thân màu thịt và vây thật ĐỎ TƯƠI hay ĐỎ TÍM. Mặc dù ngoài kia có nhiều thông tin về các loại “cambodian blue”, “cambodian green” và thậm chí cả “cambodian black” nhưng tôi tin rằng loại Cambodian đích thực duy nhất là sự kết hợp màu thịt/đỏ. Những loại khác, dẫu cũng sở hữu thân nhạt và vây màu, nhưng không ổn định về kiểu gien lẫn kiểu hình như Cambodian, và có lẽ nên được xếp vào loại pastel [phấn] hay marble [cẩm thạch]. ==================================== Ghi chú *Đây là các đoạn trong phiên bản cũ mà tác giả đã lược bỏ khi cập nhật sau này: “Trong một thí nghiệm, tôi cản một cá đực đỏ tươi với một Cambodian cái không nhiễm đen trên thân. Bầy con của chúng hoàn toàn đồng nhất về màu thân. Bảy mươi ba con lớn đến độ trưởng thành và tất cả chúng đều đỏ đậm (deep), sậm màu hơn nhiều so với cha mẹ chúng (có nhiều màu đen hơn). Việc cản ngược một cá cái sậm màu từ bầy đó về cá cha đỏ tươi cho ra hai tông đỏ với tỷ lệ 1:1 (22 đỏ sậm:23 đỏ tươi); trong khi bầy F2 [cản anh em cùng bầy] cho ra 16 đỏ sậm:8 đỏ tươi:11 Cambodian). Màu sắc đa dạng ở cá betta được được quy cho một số loci chính và có lẽ nhiều loci phụ mà chỉ một vài trong số đó được khảo sát một cách đầy đủ [locus/loci: vị trí trên chuỗi nhiễm sắc thể, tức gien]. Việc sản sinh và phân bố melanin [hắc sắc tố] chủ yếu được điều khiển bởi hai loci, C và B, cả hai đều trội và phải hiện diện để tạo ra nền thân nâu-đỏ vốn được gán cho cá hoang dã. Dị hợp tử của b giảm mạnh màu đen trên thân và loại bỏ nó ở khắp nơi ngoại trừ một lớp tế bào duy nhất ở các vây lẻ (median fins). Cambodian còn giảm màu đen trên thân mạnh hơn và tác động tương tự như bb trên các vây”. Gien Cambodian tác động lên lớp đen của betta đỏ lan (extended red), tạo ra cá đỏ nhạt hơn với nền đen bị giảm. Cá chaCá mẹCá conCambodianGreen (Nền-sẫm)100% Đa sắc (mang gien cambodian) CambodianĐa sắc (mang gien cambodian)50% Cambodian, 50% Đa sắc (mang gien cambodian)CambodianCambodian100% Cambodian(J. Sonnier) *Qua truy cứu nguồn gốc, biến thể Cambodian xuất hiện vào khoảng 1900 và được người Thái gọi là “Plakat Khmer” tức “cá đá của người Khmer”; nhiều khả năng biến thể bắt nguồn từ Cam-pu-chia. Những con betta cảnh đầu tiên được nhập vào Mỹ năm 1927. Frank Locke chính là người đặt ra cái tên “Cambodian” theo cách gọi của người Thái. *Về vấn đề bạch tạng (albinism). Theo định nghĩa, bạch tạng đơn giản là hiện tượng khiếm khuyết hắc tố (không có lớp đen); và như vậy hiện tượng này xuất hiện ở rất nhiều loại cá betta, bao gồm toàn bộ cá betta nền nhạt như Cambodian, Red Cambodian, Opaque, Pastel, Gold, Grizzled… nhưng là khiếm khuyết cục bộ hay một phần (hypomelanism) vì mắt vẫn bình thường. Cá “albino” hay “true albino” theo cách hiểu của hầu hết người chơi cá là khiếm khuyết toàn thân (amelanism) tức cả mắt cũng đỏ (vì thiếu lớp đen nên màu mà chúng ta thấy là màu đỏ của mạch máu). Màu thịt ở thân Cambodian hay màu trong suốt ở vây Butterfly hoặc Clear là dạng khiếm khuyết toàn sắc (hypopigmentation) tức không chỉ màu đen mà chẳng có lớp màu nào cả, vì không có sắc tố nào hiện diện ở biểu bì và hạ bì cũng trong suốt nên màu mà chúng ta thấy là màu thịt (flesh) của thân và màu trong suốt (clear) của vây. Vâng, albino theo định nghĩa không phải là “trắng” mà là “không có lớp đen”. Dẫu vậy, albino theo tiếng Latin nghĩa là “trắng” bởi vì ở các loài mà ban đầu người ta lưu ý đến hiện tượng này, người và thú, thì biểu bì chỉ có một lớp màu (melano) và việc khiếm khuyết hắc tố tạo ra màu trắng, tức màu của lớp hạ bì! Một số hình ảnh hiếm về cá betta mắt đỏ tức bạch tạng toàn thân:
Cám ơn bác chủ thớt nhé ! Bác là cánh chim đầu đàn , sưu tầm biên dịch tài liệu . Bài viết rất hay , một lần nữa cám ơn bác nhé !