Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Phụ dịch - (làm cách nào để phòng bệnh trong mùa )

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi haiauback, 26/3/13.

  1. haiauback

    haiauback Moderator

    :p mới kiếm được link về cá vàng và cá chép :How to Prevent Spring Disease Outbreaks in Koi & Goldfish
    do trình độ tiếng anh cũng hạn chế nên nhờ ae diendan giúp sức dịch bài để có thêm kinh nghiệm về cách phòng chống dịch bệnh cho cá


    link: http://www.ponddoc.com/WhatsUpDoc/FishHealth/SpringOutbreak.htm




    [​IMG]




    How to Prevent Spring Disease Outbreaks in Koi & Goldfish

    By Cecil Ferguson, “The Pond Doc”
    Updated: February 1, 2007

    It’s February and soon spring will be here. Spring is my favorite time of the year but, unfortunately, it is the most crucial time for our koi and goldfish. During winter and cold weather our finny friends go dormant. They are cold-blooded so, as the water temperature drops, their metabolism slows down. They do not eat (and should not eat in water temperatures under 50°) and just hover on the bottom of the pond. The most concerning effect cold water has on pond fish is that they lose their immunity systems and are weak from not eating. As warmer weather approaches they will become more active but will not fully regain their immunity systems until water temperatures reach 70°.

    Spring is the most troubling for koi and goldfish in southern states like Georgia. This is the time we see outbreaks of the dreaded ulcer disease. Some of the reasons for this are:

    Parasites and bad bacteria are growing and spreading rapidly in 50° to 60° F while our fish have not developed their immunity systems. In Georgia, in the spring, due to our climate, water temperatures warm up then cool down — warm up again and cool down again. This is the worst thing that could happen to our koi and goldfish. This type of weather is ideal for bad bacterial blooms while confusing our koi and goldfish’s developing immunity system. Ideally, when the water starts warming, if we could heat our ponds and raise the water temperature from 55° to 70° over a 2-week period of time and hold it there we would see minimal ulcer disease. Unfortunately, heating our ponds is expensive and everyone cannot do this. The most perfect situation would be to heat our ponds throughout the winter, never allowing the water temperature to drop under 60°.

    Another factor that causes problems in the spring is dirty ponds heavily layered with organics such as leaves and mulm. This creates a haven for rapid growth of bacteria and parasites, offering ideal conditions where they can thrive. It is of the utmost importance that the pond is cleaned to eliminate this condition. If ponds are netted in the fall they are generally easier to clean. Our pond is state-of-the-art with bottom drains, skimmers, UV lights and, because of this low-maintenance equipment and the fact that it is located away from any trees, the pond is in relatively clean condition, not needing to be completely drained to be cleaned. All we will do to it is perform a salt treatment, inspect the fish and give the system a thorough backwashing. If I find that any of my fish have ulcers I will treat the pond and the infected fish for bacterial problems.

    If you are not quite so lucky and have a layer of mulm on the floor of your pond it would be an excellent idea to give it a thorough cleaning which will include draining the pond. If you have a small pond (3000 gallons or less) with relatively small fish (16” and under) drain the pond completely and clean it. Pump some of the pond water into a holding tank to temporarily house your koi and goldfish while you clean the pond. Then start draining your pond. When the water level gets low you can catch your fish more easily to transfer them to the holding tank. Cover the holding tank with netting to prevent the frightened koi and goldfish from jumping out of the tank. Do not overload the container with too many fish. If the water temperature is over 60° and/or the pond takes more than a couple of hours to clean you will need to aerate the holding tank. When I clean a pond and if it’s only a 2-hour job and the water temperature is cold I don’t normally add aeration. Instead, I add a few capfuls of hydrogen peroxide which turns into dissolved oxygen. Always during cleaning keep an eye on the fish for signs of stress (gulping for air at the water surface). You can make a partial water change (about 1/2 of your holding tank) in cases of stress by re-filling with fresh tap water. This will increase the oxygen content. Don’t forget to add the right amount of de-chlorinator if you’re using a municipal water source.

    Now you should completely clean your pond while your koi and goldfish are still in the holding tank. Remove the plants. You will find all kinds of crud underneath and behind the pots. Hose this and all areas, including the walls, washing all the crud down to the bottom of the pond. Do not scrub the sides of your pond — please. The green coating on your liner or tub is beneficial to your pond. Once all the debris is washed to the bottom of the pond suck up the crud with a wet vac. To get a clearer bottom you will find that it will probably take washing down the sides and vacuuming twice. Be careful getting into your pond. The sides and bottom are very slippery!

    You can now refill your pond. Add the correct amount of de-chlorinator required for the total gallons of your pond. There’s no need to wait to add the de-chlor. Add it as you begin to fill your pond. Once you get enough water in the pond to be able to turn on the pump, do so to begin re-circulating the pond water. Before you begin re-circulating, however, make sure that you have properly cleaned your filters and stream bed. Backwash your bead filter thoroughly if you have one before running any pond water through it and back to the pond.

    You may return your fish to the pond after you’ve accumulated at least one foot of water in the bottom of the pond. Acclimate the koi and goldfish in the holding tank to the water temperature of the pond by draining the holding tank by 50% then adding tap water with the correct amount of de-chlorinator for the amount of water you’re adding back. Wait about 20 minutes then transfer your fish back to their pond.

    As your pond fills add your plants back. Take the opportunity, however, to prepare them for the new season before replacing them. Clean them up, divide them if necessary, and prune dead leaves or other dead growth from the season before. If it’s late spring when cleaning take this opportunity also to add fertilizer tabs.

    Your pond is now clean (doesn’t it feel great) and your koi and goldfish have fresh water and a nice, clean environment. Let’s go the next step to fight off ulcer disease and keep them healthy!

    The next step is to salt the pond. Use 3 pounds of non-iodized salt without minerals or caking agents per 100 gallons of pond water. Add the salt over a period of 3 days. Add 1 pound per 100 gallons on the first day, follow it up the next day with another pound per 100 gallons and complete the dosage the third day with the last 1 of the 3 pounds of salt per 100 gallons of water. The salt does two things. It will kill most of the common koi and goldfish parasites (not flukes or anchor worm) and it will cause your fish to naturally form a heavier slime coat. Their slime coat is a protective coating that helps them fight off disease and parasites — you might call it a fish condom.

    If you decide to salt — and I hope you will — you will need to remove many of your plants. Some plants, like Iris and umbrella palm are salt tolerant and may be left in the pond while salting. Water lilies and anacharis are a few types of plants that cannot tolerate salt, even in dormant stage. Remove these to a holding tank (plastic container or baby pool, etc.) and treat the plants with Formalin. The dosage to use differs with each size of container so it’s best to call us to find out the amount to use in your situation.

    The salt must remain in your pond for 3 weeks. After 3 weeks make a 50% water change and de-chlorinate. Wait 1 week and make another 50% water change. After this water change you may safely add the plants back to the pond.

    The last thing I like to do to our ponds in early spring to fight off disease is to perform a potassium permanganate treatment — or simply, PP treatment. As I’m writing this article I am performing a PP treatment on two of my ponds at home. PP treatments kill bad bacteria that was mentioned earlier and kills Flukes that salt won’t touch.

    To use PP it is absolutely crucial that you know the exact gallons of your pond! It is extremely easy to overdose with potassium permanganate. Proper procedure must be followed. Most every one of us involved in koi health and advanced hobbyists have, at one time or another, destroyed some of our finny pets by accidentally overdosing or, in my case, pushing the dosage over its limits trying to achieve a more effective treatment or to save time! PP is a great product when used properly but a dangerous one for those who do not take the required precautions. Once again, the exact gallons of your pond must be known and you must be willing to make water changes between treatments as well as have the time to watch your koi and goldfish while the treatment is active.

    PP works by oxidizing the organics in your pond. This oxidative process is what kills the bacteria and parasites. It takes a long treatment time to kill flukes (an active treatment time of 6 to 8 hours). The cleaner your pond is — the longer each treatment will last as it will have less organic matter to oxidize. If your pond was not cleaned and is dirty your first treatment might only last for 20 minutes and require many treatments to reach the effective kill time for bacteria and flukes.

    Let’s assume you cleaned your pond before the treatment which I hope you did. When refilling your pond you will have a perfect opportunity of finding the number of gallons of your pond. You can read your water meter before filling and after filling while being careful not to run any other water while filling the pond. Another way to find your pond’s number of gallons is the 5-gallon method. Fill a 5-gallon bucket while timing how long it takes to fill it then multiply the amount of gallons in a minute and how many minutes it takes to fill your pond. For example: A 5-gallon bucket fills in 20 seconds. 60 seconds gives you 15 gallons per minute. It takes 65 minutes to fill the pond (15 gallons per minute X 65 minutes) The pond would hold 975 gallons. If it takes 15 seconds to fill the 5-gallon bucket this gives you 20 gallons per minute. 30 seconds would give you 10 gallons per minute, and so on. The third way is to buy or rent a water meter that screws onto the end of your garden hose that will record the amount of gallons passing through it.

    The dosage for PP is 1 level (not heaping) teaspoon of PP per 600 gallons of pond water. You can downsize by using 1/2 teaspoon per 300 gallons, etc. As the PP oxidizes the organics in the pond it uses up oxygen in the water, therefore, you must run your pump or use an air stone or other means of aeration during treatment. Summertime PP treatments require adding extra aeration devises over and above what you normally have. In early spring, however, when water temperatures are low (45° to 55°) normal pumping should be enough. Colder water is naturally saturated with higher dissolved oxygen content than warmer water. During summer months you must by-pass your filter system. Potassium permanganate will kill the good nitrifying bacteria as well as the bad bacteria. We do not want to kill the active bacteria in the filter in summer. I prefer, however, to run PP through the filter in early spring because if the water temperature is 55° or below the good nitrifying bacteria (nitrosomonas and nitrobacter) are not yet growing or established in the filter so there’s nothing to kill.

    Let’s get with the actual treatment:

    Wait to perform the treatment until 4 or 5 days after any de-chlorinator has been added to the pond. De-chlorinator deactivates PP causing the water to turn brown immediately upon adding the treatment. (Brown water signals that the treatment is no longer active). Calculate the dosage properly for your total gallons of water. Dissolve the prescribed amount of PP in a bucket filled 2/3 full of pond water and stir the contents to mix. PP is caustic and will stain your hands, skin and clothes so use gloves when handling and be careful not to breathe in the chemical or allow it to get into your eyes. Once dissolved in the bucket, pour the mixture all around the pond. Do not pour all of it in one spot. Rinse the bucket with pond water and pour back into the pond.

    The pond is aerated and PP added so now it’s a waiting and watching game! When the PP is added your pond will turn purple. If the pond water is purple or pink the PP is still active and doing its job. The object is to keep this purple to pink color for 6 hours. As the PP oxidizes organics it will turn colors. It will go from purple, pink to orange, to amber (tea-colored). The amount of time it takes to complete this cycle is dependent on the organics in the water. The dirtier the pond the quicker it turns to tea-color. We need to achieve 6 to 8 hours of pink or purple treatment time. If your pond takes only 2 hours to start turning tea-colored it is permissible to add an additional dosage at 1/2 the original dosage amount. The correct way to judge the color of the water is not by looking at the pond but taking a sample of the water in a white ceramic coffee cup and looking at it inside the cup. Purple to pink means active. Orange means turning inactive. Brown or tan means inactive. If your pond is clean with no residual de-chlorinator in the water you will probably achieve a 6-hour treatment the first time. If you don’t get 6 hours of treatment you must change 50% of the water out and re-treat the pond in a day or two. The water change must be made to eliminate the high content of dissolved organics in your pond water to protect your koi and goldfish. If you must re-treat in a day or two you cannot use de-chlorinator when re-filling the pond because de-chlorinator will deactivate the treatment. You can gently spray your fresh water back into the pond through a hose attachment by spraying a fine mist so the chlorine in the fresh water will dissipate naturally. If you use de-chlorinator during your water change you must wait 3 or 4 days before re-treating the pond to allow the de-chlorinator to dissipate from the water. Be careful not to overdose your pond with de-chlorinator. I prefer to spray the water back into the pond and follow with re-treatment in a couple of days. If your pond is dirty you may have to perform several treatments followed by water changes to achieve the required time of treatment.

    Your treatment lasted for 6 to 8 hours and it was deemed successful. Wait! You’re not yet finished. You must perform a second 6 to 8 hour successful PP treatment. The second treatment will not be as difficult as the first because now you have a sparkling clean pond. The reason you need to do another treatment is that PP kills adult flukes only. It does not kill the eggs. We must allow the fluke eggs to hatch and then kill the new ones with the second treatment. Water temperatures dictate the time we wait between treatments. In warm water the adult flukes reproduce more often and the eggs hatch much quicker. In cooler water (like in early spring) it will take 4 to 5 days for the eggs to hatch. After the initial 6 to 8-hour treatment, a second 6 to 8-hour treatment must be performed on the 5th day. Some points to remember when using PP:

    A one-time supplement dosage of 1/2 the original dose may be added if your first treatment lasted 2 hours or more before turning brown.

    If koi or goldfish stress or if you overdose your may deactivate the treatment by adding de-chlorinator or hydrogen peroxide.

    Hydrogen peroxide may be added to your last treatment to deactivate the treatment. It has the added benefit of rendering your water clear and allows you to avoid another water change. Use 1 pint per 1000 gals.

    2 (two) 6 to 8-hour active treatments 5 days apart must be accomplished.

    Do NOT overdose!

    PP treatments seem like a lot of trouble but is well worth it if you have large or high-quality koi.

    In closing, I hope I’ve been some help with what to do to prepare your koi and goldfish for spring. In order of importance:

    First, your pond needs to be clean.

    Next, by performing a salt treatment you give the immunity systems of your koi and goldfish a boost in their fight to survive spring fish disease and

    Lastly, a PP treatment is the extra mile in fighting off bacteria and flukes which can harm your koi and goldfish.

    Everybody needs a pond thermometer. Water temperatures control every phase of our pond. Remember to feed after water temperatures reach above 50° and to feed sparingly since nitrifying bacteria are not yet established in your biofilter. Monitor your ammonia, nitrite and pH, especially in the spring because nothing in your pond is established or balanced.

    Read more about PP on our website at —

    www.ponddoc.com/WhatsUpDoc/FishHealth/PP.html

    From The Little Critters Edition of What's Up, Doc?, Jan & Feb 2002
    © Copyright 2002, The Pond Doc's Water Garden Center. All rights Reserved. Reproduction of this article prohibited without prior consent of The Pond Doc.
     
  2. haiauback

    haiauback Moderator

  3. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Chờ mình dịch bài chu trình nitrogen trong bể cá xong sẽ nghía wa bài này, mặc dù ở VN thì chắc chỉ có miền Bắc mới gặp vụ nhiệt độ hạ thấp này thôi chứ miền Nam nóng như chảy mỡ hầu như quanh năm =]
     
  4. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Biện pháp ngăn chặn bùng phát dịch bệnh ở cá vàng và Koi vào mùa xuân

    Bước sang tháng 2 và mùa xuân sẽ sớm trở lại. Mùa xuân là mùa mềnh thích nhất trong năm nhưng không may lại là thời kì khắc nghiệt nhất cho cá vàng và koi. Trong suốt mùa đông, những người bạn bé nhỏ của chúng ta rơi vào trạng thái ngủ đông. Chúng là loài máu lạnh, do đó khi nhiệt độ hạ xuống, sự trao đổi chất của chúng cũng chậm lại. Chúng không cần ăn (và cũng không nên ăn khi nhiệt độ thấp hơn 50oF hay 10oC) và chỉ lơ lửng ở đáy bể. Tác động đáng quan tâm nhất mà nước lạnh gây ra cho bể cá là chúng làm cá mất đi hệ thống miễn dịch và yếu vì không ăn. Khi thời tiết ấm áp hơn, cá sẽ trở nên linh động hơn nhưng hệ thống miễn dịch của chúng sẽ chưa phục hồi hoàn toàn cho đến khi nhiệt độ của nước tăng lên 70oF hay 21oC.

    Mùa xuân mang lại thách thức lớn nhất cho việc nuôi cá vàng và koi ở các bang nằm ở phía Nam như Georgia. Đây là lúc bùng phát dịch bệnh u nhọt, lở loét. Một số nguyên nhân cho tình trạng này là:

    Các loại ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại sẽ phát triển và phát tán nhanh chóng ở nhiệt độ 50-60oF (10-15.5oC) trong khi hệ miễn dịch của cá chưa phục hồi hoàn toàn trong khoảng nhiệt độ này. Tại Georgia, vào mùa xuân, do đặc tính thời tiết mà nhiệt độ nước tăng lên và giảm xuống liên tục. Đây là điều tệ nhất có thể xảy ra với koi và cá vàng. Kiểu khí hậu này vô cùng lý tưởng cho vi khuẩn có hại sinh sôi cực nhanh trong khi làm ngăn cản việc hoàn thiện hệ thống miễn dịch ở cá. Do đó, khi nước bắt đầu ấm lên, nếu ta có thể sưởi ấm bể và tăng nhiệt độ của nước từ 55 đến 70oF (12.8 đến 21oC) trong khoảng thời gian 2 tuần và giữ cố định nó ở khoảng này, ta có thể hạn chế thấp nhất bệnh lở loét, u nhọt cho cá. Khó khăn là việc cấp nhiệt cho bể cá rất tốn kém và không phải ai cũng có thể làm được. Một cách khác hiệu quả hơn mà ta có thể làm là giữ cho nhiệt độ bể trong suốt mùa đông không thấp dưới 60oF (15.5oC).

    Một rắc rối khác mà ta phải đối mặt vào mùa xuân là bể rất dơ bởi các lớp vật chất hữu cơ như lá và mùn. Nó sẽ trở thành nơi trú ẩn và phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn và ký sinh trùng, tạo nên điều kiện tuyệt vời cho chúng sinh sôi. Đây là lý do then chốt nhất mà bể cần được làm sạch để tránh tình trạng này. Nếu bể cá có chắn lưới vào mùa thu thì sẽ dễ làm sạch hơn. Bể cá của chúng ta là 1 tác phẩm nghê thuật với hệ thống dẫn nước ở đáy, bộ phận tách bọt ở mặt thoáng, hệ thống đèn UV và nếu được đặt xa khỏi những táng cây, bể sẽ khá sạch và hoàn toàn không cần thiết phải rút toàn bộ nước để làm vệ sinh. Ta chỉ cần xử lý muối, kiểm tra lũ cá và xả nước ngược dòng cho hệ thống trên. Nếu tìm thấy bất kì con cá nào bị u nhọt, hãy đánh thuốc trị vi khuẩn cho hồ và cá bị nhiễm bệnh.

    Nếu bạn thiếu may mắn và có một lớp mùn ở dưới đáy bể, hãy xem đây là lúc thích hợp để làm vệ sinh bể, bao gồm cả việc rút nước bể. Nếu bể của bạn nhỏ, khoảng 3000 gallons (11.356 khối) hay ít hơn với các loại cá nhỏ khoảng 16 inches (40cm) hay nhỏ hơn, rút toàn bộ nước và làm sạch bể. Bơm một phần nước trong bể vào bể chứa phụ làm nơi chứa tạm koi và cá vàng khi bạn dọn bể. Sau đó tiến hành rút nước bể. Khi mực nước thấp hơn, bạn có thể dễ dàng bắt cá để chuyển vào bể chứa phụ. Phủ lưới lên bể chứa phụ để tránh cá việc cá koi và cá vàng bị hoảng sợ sẽ phóng ra khỏi bể. Đừng cho quá nhiều cá vào một bể chứa. Nếu nhiệt độ của nước thấp hơn 60oF (15.5oC) và/hoặc bể cần nhiều thời gian hơn vài tiếng để làm sạch bạn cần bỏ sủi vào bể chứa phụ. Khi mềnh làm vệ sinh hồ, nếu chỉ tốn khoảng 2 tiếng là xong và nước lạnh, mềnh cũng chẳng cần bỏ sủi. Thay vào đó, mềnh cho vào vài muỗng đầy oxi già (H2O2), nó sẽ trở thành oxi hòa tan. Trong suốt quá trình làm vệ sinh, hãy để mắt đến lũ cá xem có dấu hiệu nào bị stress không (đớp không khí liên tục trên mặt nước). Bạn có thể thay đổi một phần nước (khoảng ½ bể chứa phụ) khi cá bị stress bằng cách thêm lại một phần nước sạch. Điều này sẽ làm tăng lượng oxi. Đừng quên thêm vào 1 lượng thuốc khử clo nếu bạn đang dùng nguồn nước máy.

    Giờ thì bạn nên hoàn tất việc vệ sinh bể trong lúc cá vàng và koi của bạn đang ở trong bể chứa. Đưa các cây bạn trồng trong bể ra, bạn sẽ tìm thấy ở bên dưới hay đằng sau chúng rất nhiều cặn bẩn. Làm sạch khu vực đó và mọi nơi khác, bao gồm các bức tường nếu có trong bể, chà sạch chúng từ trên xuống đáy bể. Tuy nhiên, đừng làm gì đám tảo phủ trên ống dẫn nước hay thành bể, chúng rất có lợi cho bể. Khi đã rửa sạch chất thải xuống đáy bể, hút chúng ra. Nếu muốn làm sạch đáy bể hơn, bạn sẽ cần rửa nước ở thành bể và hút ra một lần nữa. Khi bước vào bể để làm vệ sinh hãy cẩn thận, thành và đáy bể rất trơn trợt!

    Bấy giờ bạn có thể cho nước trở lại vào bể. Thêm một lượng chính xác dung dịch khử clo cần thiết cho tổng lượng nước trong bể của bạn. Chẳng có gì phải chần chừ trong việc khử clo. Thêm nó ngay khi bạn bắt đầu cho nước vào bể. Khi lượng nước cho vào bể đủ nhiều để bắt đầu bật máy bơm, hãy bật bơm luôn để bắt đầu lại tuần hoàn nước trong bể, tuy nhiên, hãy chắc rằng bạn đã làm sạch bộ lọc và vật liệu lọc. Xả ngược bộ lọc thật kỹ nếu có trước khi vận hành cho nước bể mới và đặt nó lại vào bể.

    Bạn có thể thả cá lại vào bể sau khi mực nước trong bể dâng lên ít nhất 1 foot (30.48cm) so với đáy. Giúp cá koi và cá vàng thích nghi với nhiệt độ nước từ bể chứa phụ với bể bằng cách hút 50% bể chứa phụ và thay vào bằng nước mới với lượng chính xác dung dịch khử clo tương ứng. Chờ khoảng 20 phút rồi chuyển cá vào bể của chúng.

    Khi bể đầy, hãy đưa cây vào lại. Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc tận dụng cơ hội này để chuẩn bị chúng cho môt mùa mới trước khi bố trí chúng vào bể. Rửa sạch chúng, chia nhỏ ra nếu cần và ngắt bỏ những lá già hay ngọn cụt từ mùa trước. Nếu vào cuối mùa xuân, khi làm vệ sinh hồ cũng nên bổ sung thêm phân bón.

    Bể của bạn bây giờ đã sạch sẽ (cảm thấy toẹt dzời không) và cá koi, cá vàng của bạn cũng có một môi trường sạch và thoải mái. Hãy tiến đến bước cuối cùng cần làm để chống lại dứt điểm bệnh lở loét và giữ cá khỏe mạnh!

    Bước tiếp theo là đánh muối cho bể. Dùng 3 pounds (1.36kg) muối hột tương ứng 100 gallons (378.5 lít) nước trong bể. Chia lượng muối trên làm 3 và đánh muối liên tục mỗi ngày 1 phần. Muối có 2 tác dụng chính. Nó diệt phần lớn ký sinh trùng thông thường trên koi và cá vàng (không diệt được sán cá và trùng mỏ neo) và giúp cá hình thành lớp chất nhờn bao phủ dày hơn. Lớp chất nhờn này là lớp bảo vệ hữu hiệu giúp chúng chống lại bệnh tật và ký sinh trùng – bạn có thể gọi nó là “ba con sói” của cá.

    Nếu bạn quyết định đánh muối – mềnh rất hi vọng là bạn sẽ làm vậy – có thể bạn cần phải đưa 1 số loại cây ra khỏi bể. Một số loài như hoa diên vĩ và cọ dù có thể chịu được và để lại bể khi đánh muối. Súng nước và rong đuôi chó là những loài không chịu được. Đưa chúng vào bể chứa phụ (bể nhựa hay hồ bơi trẻ em, v.v..) và xử lý chúng bằng formalin. Liều dùng sẽ thay đổi tùy vào kích thước của bể chứa phụ, do đó hãy gọi cho chúng tôi để tìm ra liều dùng đúng cho trường hợp của bạn. (Not me)

    [​IMG]

    Muối nên được giữ trong bể khoảng 3 tuần. Sau 3 tuần thay 50% nước và khử clo. Chờ 1 tuần rồi thay tiếp 50% nữa. Sau lần thay nước này thì bạn có thể đưa cây trở lại vào hồ an toàn.

    Điều cuối cùng mềnh muốn làm cho bể vào đầu mùa xuân để chống lại mầm bệnh là dùng dung dịch KMnO4 (thuốc tím). Mềnh dùng thuốc tím lên 2 bể tại gia. Phương pháp này sẽ diệt các vi khuẩn có hại đã đề cập trước đây cũng như các loại sán mà muối không diệt được.

    Để sử dụng phương pháp này, bạn phải biết chính xác lượng nước có trong bể! Cực kì dễ dàng dùng quá liều thuốc tím. Phải tuân thủ một quy trình chuẩn xác. Hầu hết mọi người trong chúng ta đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá koi hay những nghệ nhân chơi cá, có đôi lần, vô tình làm hại lũ cá đáng yêu khi sử dụng thuốc quá liều hay trong trường hợp của mềnh là tăng liều lượng quá mức cho phép để cố gắng đạt được hiệu quả chứa trị cao hơn hay tiết kiệm thời gian! Thuốc tím là một sản phẩm tuyệt vời khi sử dụng đúng cách nhưng cũng rất nguy hiểm cho những ai không quan tâm đến các lưu ý khi sử dụng. Một lần nữa, bạn cần phải biết chính xác lượng nước có trong bể và bạn phải sẵn sàng thay nước trong quá trình đánh thuốc cũng như có thời gian quan sát cá koi và cá vàng khi bắt đầu quá trình điều trị.

    Thuốc tím hoạt động theo cơ chế oxi hóa chất hữu cơ trong bể cá. Quá trình oxi hóa mạnh này là lý do giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn và ký sinh trùng. Nó tốn nhiều thời gian hơn để diệt sán (khoảng 6-8 tiếng). Bể của bạn càng sạch thì việc đánh thuốc càng kéo dài vì có quá ít thành phần hữu cơ để oxi hóa. Nếu bể của bạn chưa được vệ sinh và dơ, lần đánh thuốc đầu tiên của bạn có thể chỉ kéo dài 20 phút và cần khá nhiều lần đánh thuốc nữa để đủ thời gian cần thiết nhằm tiêu diệt vi khuẩn và sán.

    Hãy tưởng tượng rằng bạn đã làm vệ sinh bể trước khi đánh thuốc (và mềnh cũng hi vọng là vậy). Khi cấp nước lại vào bể, bạn có một cơ tốt để tìm ra chính xác lượng nước có trong bể. Bạn có thể đọc số trên đồng hồ nước trước và sau khi cấp vào bể, hãy chắc chắn rằng bạn hay ai khác trong nhà không dùng nước vào việc gì khác thời gian này. Một cách khác để biết được lượng nước trong bể là canh thời gian cần thiết nước chảy được lượng 5 gallons (18.92 lít) rồi nhân lên bao nhiêu nước chảy ra trong 1 phút rồi tốn bao nhiêu phút để bạn cho nước vào bể. Cách khác là mua hoặc mượn một lưu lượng kế gắn vào phần cuối vòi nước trong vườn bạn và nó sẽ cho biết lượng nước đã đi qua.

    Liều dùng là một muổng cà phê thuốc tím (không đổ đống) cho 600 gallons (2.271 khối) nước. Bạn tự tính toán liều dùng ứng với lượng nước thực tế trong bể của bạn. Khi thuốc tím oxi hóa hợp chất hữu cơ trong bể nó sẽ dùng sạch lượng oxi có trong nước, vì vậy bạn phải chạy bơm hay đá bọt hay bất kì thiết bị nào sục oxi vào trong khi đánh thuốc. Việc đánh thuốc tím vào mùa hè đòi hỏi nhiều oxi hơn thế nữa. Tuy nhiên vào đầu mùa xuân, nhiệt độ của nước còn thấp (45 đến 55oF – 7.2 đến 12.8oC), chạy bơm bình thường sẽ là đủ. Nhiệt độ nước lạnh hơn sẽ làm tăng lượng oxi bão hòa trong nước so với nước ấm hơn. Trong những tháng hè, bạn phải tắt hệ thống lọc. Thuốc tím sẽ diệt sạch nhóm vi khuẩn nitrat hóa có lợi cũng như vi khuẩn có hại. Chúng tôi không muốn diệt nhóm vi khuẩn có lợi có trong hệ thống lọc vào mùa hè. Mềnh khuyên nên dùng phương pháp này vào đầu xuân vì khi đó, nhiệt độ của nước vào khoảng 55oF (12.8oC) hay thấp hơn và nhóm vi khuẩn nitrat hóa (nitrosomanas và nitrobacter) vẫn chưa phát triển hay hình thành trong bộ lọc, do đó chẳng thể bị diệt.

    Bây giờ đi vào việc đánh thuốc:

    Chờ khoảng 4-5 ngày sau khi dùng dung dịch khử clo vào bể hãy tiến hành đánh thuốc. Dung dịch khử clo sẽ làm mất hoạt tính của thuốc tím và làm nước chuyển sang màu nâu ngay lập tức sau khi cho thuốc tím vào ( nước màu nâu báo hiệu thuốc đã bị mất hoạt tính). Tính toán liều dùng chính xác ứng với lượng nước có trong bể. Hòa tan lượng thuốc cần dùng vào 2/3 ống pittong chứa nước trong bể và khuấy lượng thuốc cần hòa tan. Thuốc tím là chất ăn da và sẽ làm ố màu tay, da và quần áo của bạn, do đó nên dùng găng tay khi thao tác và cẩn thận đừng để hít phải hóa chất hay để nó bay vào mắt. Sau khi hòa tan vào pittong, đổ hỗn hợp vào khắp bể. Không được đổ vào 1 điểm cố định. Súc rửa ống pittong với nước trong bể và đổ ngược vào bể.

    Bể được sục khí và thuốc tím đã được thêm vào nên đây là lúc chơi trò chờ và theo dõi! Khi thuốc tím cho vào bể, nó sẽ hóa màu tím. Nếu nước trong bể có màu tím hay hồng nghĩa là thuốc tím vẫn còn hoạt tính và đang làm việc của nó. Mục tiêu đặt ra là giữ thuốc tím có màu từ tím hay hồng trong 6 giờ. Khi thuốc tím oxi hóa chất hữu cơ, nó sẽ đổi màu. Nó sẽ chuyển từ tím sang hồng, cam và màu hổ phách (màu trà). Khoảng thời gian cản thiết để thực hiện chu trình này phụ thuộc vào lượng chất hữu cơ trong nước. Bể càng dơ thì nó chuyển sang màu trà càng nhanh. Ta cần đạt được 6 đến 8 tiếng thuốc tím còn màu tím hoặc hồng khi đánh thuốc. Nếu bể của bạn chỉ tốn khoảng 2 tiếng để thuốc hóa màu trà, bạn được phép cho lượng thuốc bổ sung bằng ½ lượng thuốc ban đầu. Phương pháp đúng nhất để đánh giá màu sắc của nước không phải là nhìn trực tiếp vào bể mà lấy một mẫu nước ra và cho vào 1 cốc trà bằng sứ được tráng men ceramic màu trắng và nhìn vào cốc. Tím hay hồng nghĩa là còn hoạt tính. Màu cam nghĩa là đang dần mất hoạt tính. Nâu hay nâu vàng là hoàn toàn mất hoạt tính. Nếu bể của bạn không còn chất khử clo còn sót lại trong nước, bạn có thể sẽ đât được 6 tiếng đánh thuốc ngay từ lần đầu tiên.

    Nếu bạn không đạt được đủ 6 tiếng đánh thuốc bạn phải thay 50% lượng nước và cho xử lý lại bể trong 1 hay 2 ngày. Lượng nước được thay để loại bỏ lượng lớn phần chất hữu cơ hòa tan trong nước bể để bảo vệ đám koi và cá vàng của bạn. Nếu bạn phải tiếp tục đánh thuốc sau 1-2 ngày, bạn không được phép dùng dung dịch khử clo khi cho nước mới vào bể vì chúng sẽ làm mất hoạt tính của thuốc. Bạn có thể nhẹ nhàng cho nước mới vào bể bằng cách thay đầu ra vòi nước và để nó ở dạng phun sương, như vậy lượng clo trong nước mới sẽ dễ bị khuếch tán vào không khí hơn. Nếu bạn dùng dung dịch khử clo thì phải chờ 3-4 ngày trước khi tiếp tục đánh thuốc cho bể nhằm cho phép lượng chất khử clo trong nước tiêu tan hết. Mềnh khuyến cáo nên phun sương nước vào lại hồ và tiến hành đánh thuốc trong 1-2 ngày sau đó. Nếu bể của bạn dơ, bạn có thể phải đánh thuốc nhiều cữ kèm theo thay nước để đạt đủ thời gian đánh thuốc cần thiết.

    Quá trình đánh thuốc kéo dài từ 6 đến 8 tiếng và có vẻ như nó đã thành công. Đừng vội mừng thế ku! Vẫn chưa hoàn tất đâu. Bạn còn cần phải đánh thuốc thành công lần thứ hai. Lần thứ hai sẽ không khó khăn như lần đầu tiên vì giờ đây bể của bạn đã rất sạch. Lý do bạn cần đánh thuốc 1 lần nữa vì thuốc tím chỉ diệt sán trưởng thành thôi. Nó chưa diệt trứng sán. Ta buộc phải để trứng sán nở ra và rồi diệt lũ sán mới trong lần đánh thuốc tiếp theo. Nhiệt độ của nước sẽ quyết định thời gian ta phải chờ giữa những lần đánh thuốc. Ở môi trường nước ấm, sán trưởng thành sinh sản nhanh hơn và trứng sán cũng nở nhanh hơn. Nếu nước lạnh hơn (như đầu mùa xuân) phải tốn khoảng 4 đến 5 ngày để trứng sán nở. Sau lần đánh thuốc 6-8 tiếng đầu tiên, lần đánh thuốc 6-8 tiếng tiếp theo phải thực hiện sau đó 5 ngày. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc tím:

    • Lượng thuốc thêm vào bằng ½ liều gốc có thể được bổ sung vào nếu quá trình đánh thuốc của bạn kéo dài 2 tiếng hoặc hơn trước khi thuốc hóa nâu.
    • Nếu koi hay cá vàng bị stress hay bạn cho quá liều, hãy làm mất hoạt tính của thuốc bằng cách cho dung dịch khử clo hay oxi già vào.
    • Oxi già có thể được dùng bổ sung cho lần đánh thuốc sau để làm mất hoạt tính của thuốc. Nó còn có tác dụng làm cho nước của bạn sạch lại và đỡ phải thay nước một lần nữa. Dùng 1 pint (0.473 lít) ứng với 1000 gallons (3.785 khối).
    • Cần phải đạt được hai lần đánh thuốc 6-8 tiếng cách nhau 5 ngày.
    • KHÔNG dùng quá liều!
    Phương pháp dùng thuốc tím có vẻ thật bất tiện nhưng nó rất xứng đáng để thực hiện nếu bạn có những con koi chất lượng cao và to.

    Để kết lại, mềnh hi vọng mềnh đã phần nào giúp bạn biết cần phải làm gì để chuẩn bị cho koi và cá vàng của bạn khi mùa xuân đến. Theo thứ tự quan trọng:

    • Đầu tiên, bể của bạn phải được làm vệ sinh.
    • Tiếp theo, bằng việc đánh muối hột, bạn đã làm tăng đáng kể hệ miễn dịch của koi và cá vàng trong cuộc chiến chống lại bệnh tật
    • Và cuối cùng, đánh thuốc tím là một bước tiến xa hơn rất nhiều trong việc tiêu diệt vi khuẩn và sán, những thứ có thể làm hại đến koi và cá vàng.

    Mọi người nên có một nhiệt kế trong bể. Nhiệt độ của nước chi phối mọi thứ trong bể. Nhớ cho cá ăn sau khi nhiệt độ đạt trên 50oF (10oC) và cho ăn thật ít khi những vi khuẩn nitrat hóa chưa được hình thành trong hệ thống lọc vi sinh. Theo dõi nồng độ ammoniac, nitrit và pH, đặc biệt là vào mùa xuân bởi vì chưa có bất cứ thứ gì trong bể được hình thành hay đạt cân bằng.
    --------------------------------------​

    Oimeoi cái bài dài vãiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii :wallbash:
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/3/14
  5. abc456

    abc456 Active Member

    Pài dich rất hưu ít, rất đáng để kham khảo!!
    Tks mọi công lao of mọi ng :)
    Mà bài dich này chỉ kham khảo thôi, còn áp dụng thì công phu vs điều kiện hk phù hợp để thực hiẹn cho lắm @@
     
  6. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Thật ra bể cá trong trường hợp này của tác giả muốn nhắm tới là bể ngoải trời với tổng lượng nước tương đối và nhỏ (dưới 11 khối nước). Bài viết này áp dụng khá đơn giản nếu bạn là người nuôi cá Koi chịu đầu tư, sắm 1 cái lưu lượng kế nhỏ giá dao động từ (1-2.5tr) thì cũng chẳng có vấn đề gì nếu so với 1 chú Koi chất lượng họ mua. Muối hột và thuốc tím thì lại càng rẻ. Mệt nhất là giai đoạn làm vệ sinh hồ thôi nhưng nếu hồ bạn có lưới chắn lá cây hay hệ thống lọc/xử lý nước tốt thì thật ra cũng không quá mệt.

    Riêng bể kính trong nhà thì việc xác định chính xác được lượng nước trong trường hợp bị sán/rận nước/trùng mỏ neo còn đơn giản hơn nữa. Bạn cứ lấy 1 vật chứa, đánh mốc thể tích nhất định (Vd như 5L một) rồi cứ thế cho nước vào bể rồi nhân lên số lần. Lấy thước đo chiều cao rồi nhân lên thì nên cẩn thận bề dày của kính. Kiểu lấy hồ (120x50x chiều cao nước bạn đo đc) để tính lượng nước trong bể sẽ không chính xác, kính 8-10-12 ly nó khác nhau ít ít vậy chứ cuối cùng sai số lại hơi bị nhiều.

    Và mình thấy việc làm vệ sinh bể hay đánh muối thì ai cũng làm, làm thường xuyên là khác. Còn sử dụng thuốc tím thì người mới nuôi hay cho dù có nuôi lâu mà không tìm hiểu kỹ thì cũng ngại, bởi vì như tác giả nói đó, rất dễ đánh sai liều lượng thuốc. Ít thì không đủ thời gian 6-8 tiếng, nhiều thì cá die. Chưa kể nhiều bạn còn tắt sủi hay để ngâm qua đêm rồi sáng hôm sau thấy hồ lềnh bềnh xác trắng.

    Nếu không có cân vi lượng chính xác thì ta có thể tính xem nồng độ thuốc tím cần đánh cho bể 6-8 tiếng mà tác giả đề cập là bao nhiêu. Hòa tan thuốc tím vào 1 can vdu chai nước suối 0.5L, tính nồng độ thuốc tím trong can ấy rồi áp dụng C1xV1 = C2xV2 là tính ra ngay lượng dung dịch cần rút ra khỏi chai 0.5L để hòa vào bể. Sai số thể tích nước lúc này trong mức cho phép (bạn rút 100-200mL thì so với bể 70-100L, sai số vẫn chấp nhận được).
     
  7. Axu

    Axu Active Member

    likeeeeeeeeeeee sẽ thử áp dụng he he THANKS nhiều lắm
     
  8. haiauback

    haiauback Moderator

    [​IMG]
    Chồi ôi đọc sướng mắt luôn.
    Cảm ơn bạn ImissClubA1 rất nhiều.
    Như bạn nói đúng thì bài này dành cho những lúc khi trời chuyển mùa, ở HCM thì vào lúc chuyển mùa mưa sang mùa hạ cá thường hay bị bệnh lúc đó.
     

Chia sẻ trang này