Bổn bang – chế độ nuôi dưỡng – vi vảy – màu mạng là những chủ đề chính trong lãnh vực chọi gà. Như ở xứ người không theo vi vảy – màu mạng, trong khi bổn bang cũng khá dễ kiếm thì chế độ nuôi dưỡng chính là yếu tố làm nên sự khác biệt. Có vị sư kê còn mạnh dạn tuyên bố rằng biệt dưỡng đóng góp đến 70% thắng lợi. Đúng sai đến mức nào chưa biết nhưng xem ra vấn đề biệt dưỡng rất quan trọng, không nên bỏ qua. Trong bài này chúng tôi sưu tầm một loạt phương pháp biệt dưỡng của các sư kê Mỹ - Phi để các bạn tham khảo (đã dịch được một phần). Một số tài liệu dài và chi tiết cỡ cuốn sách thì chúng tôi sẽ chuyển ngữ sau. Trong lãnh vực này, không phương pháp nào giống phương pháp nào bởi mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi điều kiện, nhưng khi đọc qua hết lượt, hy vọng các bạn có thể lãnh hội hoặc rút tỉa được điều gì đó nhằm bổ sung và hoàn thiện phương pháp biệt dưỡng gà của chính mình. A. C. Dingwal - Conditioning the gamecock Alexandria Gamefarm (Ferdie Ducepec) – Biệt dưỡng 21 ngày, bí quyết và ốp (Philippines) Anthony Greene – Cách biệt dưỡng của cựu sư kê Antonio Hidalgo – Biệt dưỡng chiến kê (Philippines) Avenger farm - Phương pháp ốp gà trong vòng 5 ngày (Philippines) Bill Gutib – Biệt dưỡng gà đá cựa dao Black Hatch Farm (John & Anna Slavin) – Phương pháp nuôi và biệt dưỡng Calvin "Coach" Dautreuil - Biệt dưỡng (The Coach Keep) Charlie Carr – Biệt dưỡng đá cựa dao và cựa tròn, 21 ngày Claret Keep, 28 Days Col. John H. Hempel - Biệt dưỡng Col. John Madigin - Phương pháp biệt dưỡng 14 ngày Col. F. E. Grist - Keep Countyline – Phương pháp biệt dưỡng gà tơ, 28 ngày Countyline – Ốp gà và duy trì trạng thái tới độ Countyline Method D.H. Pierce – Phương pháp biệt dưỡng, 12 ngày DocMoll – Phương pháp biệt dưỡng 28 ngày DocMoll – Phương pháp luyện gà Don Blansett - Phương pháp biệt dưỡng nạp carbohydrate, 14 ngày Dr. Barry Peachey - Chuẩn bị khi đá trường Dr. Teddy Tanchanco - Về biệt dưỡng gà chọi (On Gamecock Conditioning) Dr. Teddy Tanchanco - Phương pháp biệt dưỡng 14 ngày (Philippines) Dr. Teddy Tanchanco - Các bí quyết ốp gà Dr. Teddy Tanchanco - Tâm lý học gà chọi Emoy Gorgonia - Natural Conditioning Floyd Gurley - Trạng thái đỉnh ở chiến kê Frank Holcomb - 365 Day Keep and Conditioning Method Frank Shy (Narragansett) - Biệt dưỡng chiến kê đá trường (Conditioning the Gamecock for Battle) Frank Shy (Narragansett) - Thuần hóa chiến kê Gail Damerow - Gà có thể dùng sữa? George Conderman - Phương pháp biệt dưỡng 14 ngày (1899) Glenn Lim – Thức ăn xịn của gà chọi vs. thức ăn gia cầm Harold Brown – Phương pháp ốp Herman Pinnon - Biệt dưỡng & tiền biệt dưỡng Holly Chappell – Phương pháp biệt dưỡng, 14 ngày Hugh Norman Keep, 14 Days Isaac Leonard - Cẩm nang chi tiết về biệt dưỡng gà chọi (Easy Guide for Gamecock Conditioning) Jerry Hickman – Phương pháp biệt dưỡng 14 ngày Jim Fulton - Biệt dưỡng 6 tuần đá cựa tháp (postiza keep) J&J GameFowl – Phương pháp biệt dưỡng 21 ngày John Capinpin – Biệt dưỡng 21 ngày John Capinpin – Biệt dưỡng 21 ngày (gà tơ) John Capinpin – Biệt dưỡng 15 ngày (đá cáp) John Hoy – Phương pháp biệt dưỡng 14 ngày John W. Purdy - Vitamin K với gà chọi John W. Purdy - Dinh dưỡng và áp lực đối với gà chọi John W. Purdy - Hệ miễn dịch với gà chọi NiteOwl Method Mike Stretcher - Chuẩn bị chiến kê (Rooster Preparation) Mike Strecker – Về thuốc bổ trợ biệt dưỡng M.P.O – Phương pháp biệt dưỡng cựa dao Philippines Phil Marsh - Phương pháp biệt dưỡng sân chuồng Ramapo – Phương pháp biệt dưỡng 21 ngày (Philippines) Ray Alexander – Huấn luyện chiến kê Reed A. Driskell - Biệt dưỡng (Hy-roller conditioning keep) RedBud - Biệt dưỡng theo lối tự nhiên RedNeckChel – Phương pháp biệt dưỡng, 14 ngày Rey Bajenting - Nâng cao năng lực của chiến kê (Philippines) Rey Bajenting - Ốp Lực Rey Bajenting - Kim tự tháp biệt dưỡng Rey Bajenting – Nạp dịch liên bào tốt cho gà chọi Rey Bajenting – Về biệt dưỡng Rey Bajenting - Giai đoạn cao trào: Năm ngày trước trận đấu Rey Bajenting - Vài ghi nhớ quan trọng ngày đá trường Robert Mather – Thuốc bổ sắt Roy Bingham (String King) – Lịch tập luyện (gà đá cựa ngắn) Roy Bingham (String King) – Phương pháp biệt dưỡng gà tơ, 14 ngày Shelby Johnson – Phương pháp biệt dưỡng dùng lồng bay Sonny Lagon – Phương pháp biệt dưỡng 21 ngày (Philippines) Southern Cross – Cách biệt dưỡng dành cho người đi làm, 14 ngày SuperMax (Larry Locara) – Biệt dưỡng SuperMax (Philippines) SuperMax (Larry Locara) – Về công đoạn ốp SuperMax (Larry Locara) – Biệt dưỡng "đá cáp miệt vườn" SUPERMAX 7 DAYS POINTING SYSTEM 2008 Texas Buttermilk - Phương pháp biệt dưỡng dùng sữa gầy T.K. Bruner – Phương pháp biệt dưỡng 16 ngày The Connecticut Yankee – Phương pháp nền tảng, 60 ngày Warparty – Phương pháp biệt dưỡng, 21 ngày Will Hall - Seven day keep for fast long heels W. T. Johnson - 14 Day Keep W.T. Morrison - Phương pháp biệt dưỡng 14 ngày Jaypee - Conditioning supplements & dosage (tài liệu tham khảo)
Đ à, có mấy đường dẫn không thấy tiếng Việt, chắc chưa dịch kịp hả em? Rút tỉa mỗi nơi 1 chút rồi áp dụng vô thực tế thấy hiệu quả gia tăng rất đáng kể, tài liệu của Isaac Leonard em dịch tặng anh đã giúp anh nhiều trong trò chơi này. Cám ơn em nhiều lắm! Những thói quen và cách làm cũ khiến mình nghi ngại những cái mới nên chỉ làm từng bước và phải thử trước coi có khá hơn không rồi mới dám xài. Thực tế cho thấy những nguyên tắc 'cũ người mới ta' này hữu dụng lắm, đôi khi bất ngờ với kết quả đạt được vì trước đó mình nghĩ làm vậy ép gà quá, làm sao nó có thể đá khá hơn. Tất nhiên người ta không thể công khai hết bí mật nhà nghề của họ nhưng những nguyên tắc tổng quát đều đã được viết ra, mình chỉ tìm cách áp dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện có là đã giúp cải thiện đáng kể khả năng chú gà đá nhà mình rồi, phải là gà đá chứ gà phở thì ... sau biệt dưỡng nấu phở chắc không béo và thơm hơn. Khi nào Đ nuôi gà đi đá qua anh chia sẻ cho mấy món anh học và áp dụng thành công nhờ đọc những tài liệu mà em đã tốn công sưu tầm, dịch và đăng trên trang này, việc chuẩn bị cho con gà ra trường trở nên nhẹ nhàng nhưng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên nó khác với những điều xưa nay ta nghĩ và thấy nhiều người khác ở Việt Nam làm nên phải 'đổi mới tư duy' mới dám áp dụng, ít người làm vậy mình lại nhẹ nhàng hơn (?), hơi ích kỷ hả Đ. Chúc em vui khỏe, công việc như ý và có thêm thời gian cho trò chơi thú vị này. Xin cám ơn em thêm lần nữa về những bài dịch liên quan đến gà đá và đá gà, không có nó giờ này anh vẫn lần mò, rị mọ như một chàng nông dân chính hiệu con nai vàng chuyên cung cấp cơ hội lụm tiền cho đối thủ và gà đá nấu lẩu cho quán nhậu. raying:
anh Đ chưa chơi gà nhưng e thì đang chơi nè, vậy có chỉ e đc kg a H ^^ bữa coi clip con khét cắt của a đá nhức răng thiệt^^, buông đuôi là như quả tên lửa...vù..... có dịp mời a ly cafe hen^^
@bsdinhhuong: anh H chỉ e bí kíp để "bà trời" cho phép mình chơi gà trước nha. Không có bí kíp này thì võ công coi như phế Chừng nào anh mở lớp dạy, em với carom đăng ký liền (nó đá gà tre nên a ko sợ đụng trường).
đá phải lựa sân nhà hay sân khách đá có lúc lượt đi lượt về phải mấy ông bạn......................hahahahahaha
Đây là danh sách các mục từ liên quan đến biệt dưỡng mà mình tập hợp theo yêu cầu của một người bạn để anh có thể tự đọc những bài biệt dưỡng nguyên bản. Xin đăng lên để mọi người tham khảo. whole oat= yến mạch vỏ (hạt còn nguyên vỏ “thóc”) oat groat/hulled oat/crimped oat= yến mạch chà (hạt đã tách vỏ, chỉ còn phần “gạo” bên trong) oatmeal= yến mạch cán, yến mạch tấm hoặc cháo yến mạch (đa nghĩa). rolled oat= yến mạch cán (bao gồm các công đoạn nấu, cán và sấy) steel-cut oat/pinhead= yến mạch tấm (vụn nhỏ như "gạo tấm") crack corn/chop= bắp xay thô (mảnh lớn) whole corn= bắp nguyên hạt popcorn= bắp nổ (khi rang nổ bung ra, đây là một giống bắp khác với bắp nếp và bắp ngọt) corn meal= bột bắp flint corn= bắp đá, bắp tím (vỏ cứng, dành cho vật nuôi) (nói thêm: bắp nếp= waxy corn, bắp ngọt hay bắp Mỹ= sweet corn, tóm lại có nhiều giống bắp và bắp nào cũng bắt nguồn từ châu Mỹ hết!) brown/red rice= gạo lức instant rice= gạo sấy, "gạo ăn liền" giống như "mì ăn liền", vì đã chế biến sẵn nên khi đun sẽ chín nhanh hơn, độ 5 phút so với 15-20 phút của gạo thường. green pea= đậu hà lan (không phải “đậu xanh” nhé) black pea= đậu hà lan đen yellow pea= đậu hà lan khô (ngả vàng) mongo bean= đậu xanh vetch seed= đậu tằm sunflower seed= hạt hướng dương safflower seed= hạt rum lupin= đậu lupin (có hai loại trắng “white” và đốm “speckled”) sorghum= cao lương (có loại trắng và loại đỏ) (loại hạt mà dân thành phố gọi là “bo bo” thời bao cấp thực ra chính là cao lương trắng nhập khẩu có lẽ từ Đông Âu, tuy nhiên đây là cách gọi sai vì bo bo vốn là một loại cây lương thực khác được trồng từ lâu đời ở nước ta, xin ghi ra đây để khỏi nhầm lẫn) barley= lúa mạch wheat= lúa mì (Trigo) (có cả loại đỏ và nâu) rye= lúa mạch đen (một loại cây họ hàng gần với lúa mạch và lúa mì) cinnamon= quế charcoal= than củi grit= sạn concentrate= tinh hạt, tức những thành phần bổ dưỡng ở mầm và lớp vỏ lụa (mà quá trình xay xát, chà vỏ làm mất, bởi vậy gạo mà chúng ta ăn chỉ còn toàn tinh bột, tức năng lượng thuần túy). wheat germ= mầm lúa mì, tức tinh hạt lúa mì (dạng bột, tấm hay dầu) mash= cám crumble=cám hạt, cám tổng hợp dưới dạng hạt nhỏ. pellet= viên, cám tổng hợp dưới dạng viên. flake= tấm, miếng, bánh scratch= vụn hạt, thành phần gồm một hay nhiều loại hạt xay như bắp và lúa mì. porridge/mush= cháo (bắp, yến mạch…), nấu với nước hay sữa. whole milk/pure/full cream= sữa béo, tức sữa tươi nguyên chất, không tách bơ, độ béo 3-3.5% (các hiệu sữa nội địa như Lothamilk, Dalatmilk & Vinamilk đều thuộc loại này) semi-cream milk= sữa bán béo, độ béo còn một nửa, khoảng 1.5%. buttermilk= sữa gầy, tức sữa nguyên chất đã tách váng bơ, ít béo (low fat) khoảng 1% skim milk= sữa kiêng, chất béo bị loại bỏ gần hết, còn khoảng 0.25% (dành cho người ăn kiêng, thậm chí còn bổ sung thêm can-xi như sữa Anlene) whey= cặn sữa, phần dung dịch còn lại sau khi sữa vón cục và được lọc (trên mạng có sản phẩm cặn sữa dạng bột). condensed milk= sữa đặc (có pha đường, như sữa Ông Thọ chẳng hạn), độ béo 10-12%. evaporated milk= sữa đặc không đường, sữa tươi được làm mất 60% nước, quy trình xử lý và bảo quản khó hơn sữa đặc có đường. fermented milk/yogurt drink= sữa lên men, sữa chua dạng lỏng (như Yomost, Vimamilk & Dutch Lady, khoảng 1% có thể thay sữa gầy buttermilk) yogurt/yaourt= sữa lên men, sữa chua dạng đặc. (theo tiến sĩ Bunan, gà thiếu các enzyme tiêu hóa sữa nên những phương pháp biệt dưỡng sử dụng sữa tươi của các sư kê Mỹ hoàn toàn vô tác dụng; ông đề nghị thay thế bằng sữa lên men khi vi khuẩn đã hoàn tất quá trình phân hủy lactose và gà có thể hấp thu được; dân châu Á và Việt Nam cũng thường thiếu enzyme này nên uống sữa tươi dễ bị đại ca Tào Tháo rượt! Đây là vấn đề di truyền, hồi mới sinh thì có nhưng lớn lên lại hết, phải bổ sung vi sinh từ bên ngoài như Yakult và hy vọng đám vi sinh này sẽ tiếp tục tồn tại trong ruột để phân hủy lactose, nhưng khi bệnh uống kháng sinh thì tiêu hết nên phải gầy lại) cream of tartar= cặn rượu, loại muối khoáng hình thành trong quá trình làm rượu. ground lean beef= thịt bò nạc xay; “lean” nghĩa là những phần nạc, ít mỡ, thường ở vai ngực (chuck), thăn lưng (loin) và mông đùi (round); đây là loại thịt bò nạc chất lượng. blood meal= bột huyết, làm từ máu động vật. meat & bone meal=bột xương thịt, làm từ thịt và xương của động vật. fish meal= bột cá egg white= lòng trắng trứng egg yolk= lòng đỏ trứng tablespoon= muỗng canh teaspoon= muỗng trà hay cà-fê heaping = đầy (heaping teaspoon= muỗng trà đầy) level= gạt (level teaspoon= muỗng trà gạt) rounded= vừa (rounded teaspoon= muỗng trà vừa, tức lắc lắc cho khỏi đầy là được) (trên thực tế chả cái muỗng nào giống cái muỗng nào nên trong lãnh vực ẩm thực người ta “chuẩn hóa” chúng nó, tham khảo ở đây http://en.wikipedia.org/wiki/Tablespoon) lice/louse= rận, chấy (tùy cách gọi, tuy không ai gọi "chấy gà" nhưng đại loại chúng thuộc về một nhóm, còn con rệp "bed bug" là một con khác nên gọi "rệp gà" là sai bét, xin liệt kê ra đây để khỏi nhầm lẫn) mite= mạt, bét, sùng (về bản chất đều là con ghẻ, bệnh sùng chân gây ra bởi một loại ghẻ sống dưới vảy). chigger=mò đỏ, thực chất là ấu trùng của một loại ghẻ. tick= ve flea= bọ chét stag = gà tơ, dưới 12 tháng. bullstag= gà tơ lớn, 13-23 tháng aged cock= gà chiến, gà mùa, gà trưởng thành, từ 24 tháng trở lên. (đây là cách phân loại bên Philippines; không có chuyện nuôi ép gà già để đá giải gà tơ; nếu muốn, bạn phải đăng ký lứa gà vừa đổ ra với ban tổ chức để bấm mã số vòng chân/cánh cho giải đấu năm sau hoặc phải mua những con gà tơ được đánh dấu từ năm ngoái) catch/teaser cock= gà phu, gà mồi dùng để nhử hoặc tập xổ tay (hand sparring) cho chiến kê đá. tease = nhử corky = “như nút bần”, “căng”, cứng và chắc nhưng nhẹ (đây là trạng thái mà các sư kê cảm nhận khi gà tới độ) pointing/timing = ốp on point/on peak= tới độ dropping/bowel/stool= phân firm= vón loose= lỏng moisture/wet= ẩm, ướt taming = thuần hóa, tập cho gà dạn người tame = dạn rub/pet = vuốt ve massage = xoa bóp high-strung= nhút nhát flirt= hất flip= bật (cả trước lẫn sau) toss/fly= thảy, bay run= chạy turn over/roll on back/flip over= lật stretch= kéo chân rub down= vuốt bending/down the back= đè (vài hình ảnh có giá trị bằng cả ngàn lời giải thích, vậy các bạn hãy bấm vào link bên cạnh để xem hình) work/train= luyện gà work bench/work board= bàn tập handwork= tập tay (tức luyện gà trên bàn tập) spar=xổ hand sparring=xổ tay intramuscular= chích bắp, tức chích sâu trong cơ bắp mới (thì thuốc có tác dụng), đây là lối chích phổ biến ở gà, những lối chích khác là chích vein & chích dưới da. oral= uống (qua đường miệng) (còn một hai phần liên quan đến luyện tập và thuốc, sẽ bổ sung sau)
Số 27 là cả cuốn sách làm giải thưởng cho Giải gà đẹp của diễn đàn vào năm 2012. Mình chỉ liệt kê ra cho đủ số thôi, không thể đọc từ diễn đàn.